Vật lí 11 Bài 6: Tụ điện
Với giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 6: Tụ điện chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Vật lí 11 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Vật lí 11 Bài 6. Mời các bạn đón xem:
Mục lục Giải Vật lí 11 Bài 6: Tụ điện
Câu hỏi C1 trang 30 Vật lí 11: Sau khi tích điện cho tụ điện, nếu nối hai bản bằng một dây dẫn thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?
Lời giải:
Sau khi tích điện cho tụ điện, nếu nối hai bản bằng một dây dẫn thì các electron sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện giữa hai bản tụ.
Bài 1 trang 33 Vật lí 11: Tụ điện là gì? Tụ điện phẳng có cấu tạo như thế nào?
Lời giải:
- Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện hay tụ điện là dụng cụ thường dùng để tích và phóng điện trong mạch điện.
- Tụ điện phẳng: cấu tạo gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.
- Ký hiệu tụ điện trong mạch điện:
Bài 2 trang 33 Vật lí 11: Làm thế nào để tích điện cho tụ điện? Người ta gọi điện tích của tụ điện là điện tích của bản nào?
Lời giải:
- Để tích điện cho tụ, người ta nối hai bản tụ với hai cực của nguồn điện. Bản nối với cực dương sẽ tích điện dương, bản nối với cực âm sẽ tích điện âm. Điện tích của hai bản có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu.
- Người ta gọi điện tích của bản dương là điện tích của tụ điện.
Bài 3 trang 33 Vật lí 11: Điện dung của tụ điện là gì?
Lời giải:
Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện với hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
Đơn vị của điện dung: Fara (F):
Bài 4 trang 33 Vật lí 11: Năng lượng của một tụ điện tích điện là dạng năng lượng gì?
Lời giải:
Khi tụ điện tích điện, giữa hai bản tụ tồn tại một điện trường ⇒ Năng lượng của một tụ điện tích điện là năng lượng điện trường.
Bài 5 trang 33 Vật lí 11: Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
D. C không phụ thuộc vào Q và U.
Lời giải:
Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định, không phụ thuộc vào Q và U.
Chọn đáp án D
Bài 6 trang 33 Vật lí 11: Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện?
Giữa hai bản kim loại là một lớp
C. giấy tẩm dung dịch muối ăn.
Lời giải:
Giữa hai bản tụ điện phải là chất cách điện mà dung dịch muối ăn là chất dẫn điện nên trường hợp C không phải là tụ điện.
Chọn đáp án C
Bài 7 trang 33 Vật lí 11: Trên vỏ một tụ điện có ghi 20μF - 200V.
a) Nối hai bản của tụ điện với một hiệu điện thế 120V. Tính điện tích của tụ điện.
b) Tính điện tích tối đa mà tụ điện tích được.
Lời giải:
a) Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 μF – 200 V
- Điện dung của tụ điện: C = 20 μF = 20.10-6 F,
- Điện áp cực đại của tu: Umax = 200V
Khi nối hai bản của tụ điện với hiệu điện thế 120V thì tụ sẽ tích điện là:
Q = C.U = 20.10-6.120 = 2400.10-6 C = 2400 μC
b) Điện tích tối đa mà tụ tích được (khi nối hai đầu tụ vào hiệu điện thế 200V):
Qmax = C.Umax = 20.10-6.200 = 4.10-3 C = 4000 μC
Đáp án: a) Q = 24.10-4C; b) Qmax = 4.10-3 C
Bài 8 trang 33 Vật lí 11: Tích điện cho một tụ điện có điện dung 20 μF dưới hiệu điện thế 60V. Sau đó tháo tụ điện ra khỏi nguồn.
b) Tính công mà điện trường trong tụ điện sinh ra khi phóng điện tích từ bản dương sang bản âm.
Lời giải:
a) Điện tích của tụ điện:
q = C.U = 20.10-6.60 = 12.10-4C
b) Khi trong tụ phóng điện tích Δq = 0,001q từ bản dương sang bản âm, điện trường bên trong tụ điện đã thực hiện công là:
A = Δq.U = 0,001. 12.10-4 . 60 = 72.10-6J
c) Điện tích tụ q’ = = 6.10-4C.
Khi có lượng điện tích Δq’ = 0,001q’ phóng từ bản dương sang bản âm thì điện trường đã thực hiện một công:
A’= Δq’.U = 0,001. 6.10-4.60 = 36.10-6J
Đáp án:
a) q = 12.10-4C ;
b) A = 72.10-6J ;
c) A’= 36.10-6J
Bài giảng Vật lí 11 Bài 6: Tụ điện
Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 11 hay, chi tiết khác:
Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện
Bài 8: Điện năng. Công suất điện
Bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch
Bài 10: Ghép các nguồn điện thành bộ
Bài 11: Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch
Xem thêm tài liệu Vật lí lớp 11 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11