TOP 40 câu Trắc nghiệm Tin học 11 Python Bài 7 (có đáp án 2023): Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 11 Python Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Tin học 11 Python Bài 7.

1 3,391 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Tin học 11 Python Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản

Câu 1. Trong Python, để nhập vào số nguyên n từ bàn phím, ta dùng lệnh sau:

A. n = int(input(ˈchuỗi thông báo: ˈ))

B. n = (input(ˈchuỗi thông báoˈ))

C. n = (ˈchuỗi thông báoˈ)

D. int(input(ˈchuỗi thông báo: ˈ))

Đáp án: A

Giải thích:

Đáp án B thiếu kiểu dữ liệu, đáp án C thiếu kiểu dữ liệu và hàm input(), đáp án D không có biến cần nhập.

Câu 2. Trong Python, để nhập vào số thực n từ bàn phím, ta dùng lệnh sau:

A. n = int(input(ˈchuỗi thông báo: ˈ))

B. n = (input(ˈchuỗi thông báo: ˈ))

C. n = (ˈchuỗi thông báo: ˈ)

D. n=float(input(ˈchuỗi thông báo: ˈ))

Đáp án: D

Giải thích:

Lệnh nhập số thực n từ bàn phím như sau: n= float(input(ˈchuỗi thông báo: ˈ))

Câu 3. Để nhập vào ba số nguyên a, b, c từ bàn phím ngăn cách nhau bởi 1 dấu cách, ta có thể dùng lệnh sau:

A. a, b, c =int(input('chuỗi thông báo: '))

B. a, b, c = map(int, input('chuỗi thông báo: ').split())

C. a, b, c = map(float, input('chuỗi thông báo: ').split())

D. a, b, c = float(input('chuỗi thông báo: '))

Đáp án: B

Giải thích:

Đáp án C, D là kiểu số thực, đáp án A thiếu hàm split().

Câu 4. Để đưa dữ liệu ra màn hình, Python cung cấp hàm chuẩn:

A. print()

B. cout()

C. write()

D. <<()

Đáp án: A

Giải thích:

Python sử dụng hàm print() để hiển thị dữ liệu ra màn hình.

Câu 5. Để giữ cho con trỏ không chuyển xuống đầu dòng tiếp theo ta có thể dùng lệnh sau:

A. print()

B. write(, end='')

C. cout<<(, end='')

D. print(, end='')

Đáp án: D

Giải thích:

Vì đáp án B, C không phải hàm đưa dữ liệu ra màn hình trong Python, đáp án A là đưa dữ liệu ra màn hình nhưng con trỏ sẽ xuống dòng tiếp theo.

Câu 6. Để đưa ra màn hình dòng chữ “xin chào” trong Python ta dùng lệnh:

A. print(xin chao)

B. print(‘xin chao’)

C. input (xin chao)

D. input(‘xin chao’)

Đáp án: B

Giải thích:

Vì đáp án C, D không phải hàm đưa dữ liệu ra màn hình trong Python, đáp án A chữ  xin chao không được đặt trong cặp nháy ‘ ‘.

Câu 7. Để đưa ra màn hình số 1 và 2 trên cùng 1 dòng trong Python ta dùng lệnh:

A. print(‘1’)

    Print(‘2’)

B. print(‘1’)

    Print(‘2’,end=’’)

C. print(‘1,2’)

D. print(‘1’,end=’’)

    Print(‘2’)

Đáp án: D

Giải thích:

Vì đáp án A, B và C số 1,2 được viết trên 2 dòng.

Câu 8. Để nhập vào 2 số nguyên a, b mỗi số trên 1 dòng trong Python ta dùng lệnh:

A. a=int(input())

    b=int(input())

B. a=float(input())

    b=float(input())

C. a,b=map(int,input().split())

D. a,b=map(float,input().split())

Đáp án: A

Giải thích:

Vì đáp án B, D số a,b là kiểu float, đáp án C số a,b được viết trên 1 dòng.

Câu 9. Để nhập vào 2 số thực a,b mỗi số trên 1 dòng trong Python ta dùng lệnh:

A. a=int(input())

     b=int(input())

B. a=float(input())

     b=float(input())

C. a,b=map(int,input().split())

D. a,b=map(float,input().split())

Đáp án: B

Giải thích:

Vì đáp án A, C số a,b là số nguyên, đáp án D 2 số a,b được viết trên cùng 1 dòng.

Câu 10. Để đưa ra màn hình số 3,4 mỗi số trên 1 dòng ta dùng lệnh:

A. print(‘3,4’)

B. print(‘3’,end=’’)

     Print(‘4’)

C. print(‘3’)

     Print(‘4’)

D. print(‘3’)

             (‘4’)

Đáp án: C

Giải thích:

Vì đáp án A, B số 3, 4 được viết trên 1 dòng, đáp án D viết sai cấu trúc.

Các câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 11 Python có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Cấu trúc lặp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Kiểu danh sách có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Kiểu xâu có đáp án

1 3,391 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: