TOP 40 câu Trắc nghiệm Tin học 11 Python Bài 6 (có đáp án 2023): Phép toán, biểu thức, lệnh gán

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 11 Python Bài 6: Phép toán, biểu thức, lệnh gán có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Tin học 11 Python Bài 6.

1 2,591 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Tin học 11 Python Bài 6: Phép toán, biểu thức, lệnh gán

Câu 1. Biểu thức [(x+y)*z]-(x2-y2) chuyển sang Python là:

A. ((x+y)*z)-(x2-y2)

B. ((x+y)*z)-(x*x-y*y)

C. ((x+y)*z)-(x2-y2)

D. (x+y)*z-x*x-y*y

Đáp án: B

Giải thích:

Chuyển theo quy tắc: Chỉ dùng các cặp ngoặc đơn để xác định trình tự thực hiện phép toán trong trường hợp cần thiết, viết lần lượt từ trái qua phải, không được bỏ qua dấu nhân (*) trong tích.

Câu 2. Trong phép toán số học với số nguyên, phép toán lấy phần dư trong Python là:

A. %

B. mod

C. //

D. div

Đáp án: A

Giải thích:

Vì đáp án C là chia lấy phần nguyên, đáp án B và D là chia lấy phần dư và phần nguyên trong pascal, không tồn tại trong Python mà thay bằng % và //.

Câu 3. Trong phép toán số học với số nguyên phép toán lấy phần nguyên trong Python là:

A. %

B. mod

C. //

D. div

Đáp án: C

Giải thích:

Toán tử // có ý nghĩa trong Python là lấy phần nguyên của phép chia.

Lưu ý: Trong Python không có phép toán mod và div.

Câu 4. Trong phép toán quan hệ phép so sánh bằng trong Python được viết là:

A. ==

B. =

C. <=

D. >=

Đáp án: A

Giải thích:

Vì đáp án B là phép gán, đáp án C là phép so sánh nhỏ hơn hoặc bằng, Đáp án đúng là: đúng là: đúng là: đúng là: D là phép so sánh lớn hơn hoặc bằng.

Câu 5. Trong phép toán quan hệ phép so sánh lớn hơn hoặc bằng trong Python được viết là:

A. ==

B. =

C. <=

D. >=

Đáp án: D

Giải thích:

Vì đáp án B là phép gán, đáp án C là phép so sánh nhỏ hơn hoặc bằng, đáp án A là phép so sánh bằng.

Câu 6. Trong phép toán quan hệ phép khác trong Python được viết là:

A. ==

B. !=

C. #

D. <>

Đáp án: B

Giải thích:

Vì đáp án A là phép so sánh bằng, đáp án C là dấu #, đáp án D là phép toán quan hệ khác trong pascal không tồn tại trong Python.

Câu 7. x2 được biểu diễn trong Python là:

A. x**2

B. x*2

C. x2

D.x**

Đáp án: A

Giải thích:

x2 =x**2 hoặc x*x

Câu 8. Trong Python câu lệnh gán có dạng:

A. <tên biến> :=<biểu thức>

B. <tên biến> =<biểu thức>

C. <tên biến> ==<biểu thức>

D. <tên biến> =<biểu thức>

Đáp án: D

Giải thích:

Theo quy tắc về câu lệnh gán <tên biến> =<biểu thức>.

Câu 9. Trong Python khi viết x+=2 có nghĩa là:

A. Giảm x đi 2 đơn vị

B. Tăng x lên 2 đơn vị

C. Tăng x lên 1 đơn vị

D. X giữ nguyên giá trị

Đáp án: B

Giải thích:

Vì x+=2 tương đương với x=x+2

Câu 10. Biểu thức a+b chuyển sang Python là:

A. sqrt(a+b)

B. sqr(a+b)

C. math.sqrt(a+b)

D. a+b

Đáp án: C

Giải thích:

Phải có thư viện math trước hàm sqrt().

Các câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 11 Python có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Cấu trúc lặp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Kiểu danh sách có đáp án

1 2,591 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: