TOP 40 câu Trắc nghiệm Tin học 11 Python Bài 12 (có đáp án 2023): Kiểu xâu

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 11 Python Bài 12: Kiểu xâu có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Tin học 11 Python Bài 12.

1 14,461 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Tin học 11 Python Bài 12: Kiểu xâu

Câu 1. Xâu rỗng là xâu có độ dài bằng:

A. 1

B. 2

C. 0

D. 3

Đáp án: C

Giải thích:

Theo định nghĩa xâu rỗng là xâu có độ dài bằng 0.

Câu 2. Để biết độ dài của xâu s ta dùng hàm:

A. str(s)

B. len(s)

C. length(s)

C. s.len()

Đáp án: B

Giải thích:

Để biết độ dài (số kí tự) của một xâu ta dùng hàm len()

Đáp án A là hàm chuyển s về xâu kí tự.

Đáp án C và D viết sai quy cách.

Câu 3. Cho xâu s1=’ha noi’, xâu s2=’ha noi cua toi’. Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. Xâu s2 lớn hơn xâu s1.

B. Xâu s1 bằng xâu s2.

C. Xâu s2 nhỏ hơn xâu s1.

D. Xâu s2 lớn hơn hoặc bằng xâu s1.

Đáp án: A

Giải thích:

Vì xâu s1 là đoạn đầu của xâu s2.

Câu 4. Cho xâu s1=’ab’, xâu s2=’a’ với cú pháp: s2 in s1 cho kết quả là:

A. true

B. True

C. False

D. false

Đáp án: B

Giải thích:

Vì s2 là con của s1, phép toán logic cho kết quả là True (chữ cái T phải viết hoa).

Câu 5. Để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm:

A. lower()

B. len()

C. upper()

D. srt()

Đáp án: C

Giải thích:

Đáp án A là chuyển xâu in hoa thành xâu in thường từ toàn bộ xâu hiện tại.

Đáp án B là hàm cho độ dài xâu.

Đáp án D là hàm chuyển về kí tự.

Câu 6. Để tạo xâu in thường từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm:

A. lower()

B. len()

C. upper()

D. str()

Đáp án: A

Giải thích:

Đáp án C là chuyển xâu in thường thành xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại.

Đáp án B là hàm cho độ dài xâu.

Đáp án D là hàm chuyển về kí tự.

Câu 7. Cho xâu st=’abc’, xâu st có độ dài là:

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Đáp án: D

Giải thích:

Vì số kí tự trong xâu st là 3.

Câu 8. Để khởi tạo xâu s rỗng ta dùng lệnh:

A.  s=’0’

B. s=“”

C. s=[]

D. s=0

Đáp án: B

Giải thích:

Xâu rỗng là xâu được kí hiệu là “”

Câu 9. Để thay thế kí tự ‘a’ trong xâu s bằng một xâu mới rỗng ta dùng lệnh:

A.  s=s.replace(‘a’,’’)                                                                                                       

B. s=s.replace(‘a’)  

C. s=replace(a,’’)                                   

D. s=s.replace()      

Đáp án: A

Giải thích:

Các đáp án B, C, D viết sai quy cách.

Câu 10. Cho xâu s1=’abc’, xâu s2=’abc’. Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. Xâu s2 lớn hơn xâu s1.

B. Xâu s1 bằng xâu s2.

C. Xâu s2 nhỏ hơn xâu s1.

D. Xâu s2 lớn hơn hoặc bằng xâu s1.

Đáp án: B

Giải thích:

Vì xâu s1 giống xâu s2 hoàn toàn.

Các câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 11 Python có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 13: Kiểu bản ghi có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 15: Thao tác với tệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 16: Ví dụ làm việc với tệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 17: Chương trình con và phân loại có đáp án

1 14,461 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: