TOP 40 câu Trắc nghiệm Tin học 11 Python Bài 9 (có đáp án 2023): Cấu trúc rẽ nhánh

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 11 Python Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Tin học 11 Python Bài 9.

1 8,894 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Tin học 11 Python Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh

Câu 1. Cấu trúc của rẽ nhánh dạng thiếu trong ngôn ngữ lập trình Python là:

A. if<điều kiện>:    

        <câu lệnh>                                                                          

B. if<điều kiện>

        <câu lệnh>                                                                                            

C. if<điều kiện> then:

<câu lệnh>                                                                                  

D. if<điều kiện>:

     <câu lệnh>

Đáp án: A

Giải thích:

Cấu trúc của rẽ nhánh dạng thiếu trong ngôn ngữ lập trình Python là:

if <điều kiện>:

    <khối lệnh>

đáp án B, C không đúng cấu trúc của Python, đáp án D <câu lệnh> không lùi vào sau if.

Câu 2. Cấu trúc của rẽ nhánh dạng đủ trong ngôn ngữ lập trình Python là:

A. if<điều kiện>:

      <Câu lệnh 1>   

    else

      <Câu lệnh 2>   

B. if<điều kiện>:

      <Câu lệnh 1>   

     else:

      <Câu lệnh 2>   

C. if<điều kiện>

      <Câu lệnh 1>   

     else

      <Câu lệnh 2>   

D. if<điều kiện>

      <Câu lệnh 1>   

     else:

      <Câu lệnh 2>   

Đáp án: B

Giải thích:

Cấu trúc của rẽ nhánh dạng đủ trong ngôn ngữ lập trình Python là:

if <điều kiện>:

    <Câu lệnh 1>

else:

    <Câu lệnh 2>

Câu 3. Trong cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu câu lệnh <câu lệnh> được thực hiện khi:

A. Điều kiện sai.                                                                                   

B. Điều kiện đúng.

C. Điều kiện bằng 0.                                                                             

D. Điều kiện khác 0.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu câu lệnh <câu lệnh> được thực hiện khi điều kiện đúng.

Câu 4. Trong cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ câu lệnh <câu lệnh 1> được thực hiện khi nào?

A. Điều kiện sai.                                                                                   

B. Điều kiện đúng.

C. Điều kiện bằng 0.                                                                             

D. Điều kiện khác 0.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ câu lệnh <câu lệnh 1> được thực hiện khi điều kiện đúng.

Câu 5. Trong cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ câu lệnh <câu lệnh 2> được thực hiện khi nào?

A. Điều kiện sai.                                                                                   

B. Điều kiện đúng.

C. Điều kiện bằng 0.                                                                             

D. Điều kiện khác 0.

Đáp án: A

Giải thích:

Vì trong cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ câu lệnh <câu lệnh 2> được thực hiện khi điều kiện sai.

Câu 6. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sử dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu?

A. a là số chẵn.

C. Điều kiện cần để a là số chẵn là a chia hết cho 2.

B. a là số chẵn khi a chia hết cho 2.

D. Nếu a chia hết cho 2 thì a là số chẵn.

Đáp án: D

Giải thích:

Vì có dạng nếu … thì …

Câu 7. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sử dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ trong Python?

A. Nếu a chia hết cho 2 thì a là số chẵn, ngược lại a là số lẻ.

C. Số a chia hết cho 2 thì a là số chẵn.

B. a là số chẵn khi a chia hết cho 2.

D. Điều kiện cần để a là số chẵn là a chia hết cho 2.

Đáp án: A

Giải thích:

Vì có dạng nếu … thì … ngược lại …

Câu 8. Cho đoạn chương trình sau:

a=2

b=3

if a>b:

     a=a*2

else:

     b=b*2

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của b là:

A. 4

B. 2

C. 6

D. Không xác định

Đáp án: C

Giải thích:

Vì a < b nên câu lệnh sau else được thực hiện b=3*2=6

Câu 9. Để đưa ra số lớn nhất trong 2 số a, b ta viết câu lệnh như thế nào?

A. if a<b:                

        Print(a)

    else:

        Print(b)

B. if a=b:                

        Print(a)

      else:

        Print(b)

C. if a>b:                

        print(a)

     else:

        Print(b)

D. if a>b:                

        Print(a)

Đáp án: C

Giải thích:

Đáp án A là đưa ra số nhỏ hơn, đáp án B sai phép so sánh, đáp án D thiếu trường hợp khi b>a.

Câu 10. Cho đoạn chương trình sau:

x=10

y=3

d=0

if x%y==0:

     d=x//y

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của d là:

A. 3

B. 1

C. 0

D. Không xác định

Đáp án: C

Giải thích:

Vì x%y!=0 nên d giữ nguyên giá trị ban đầu d=0.

Các câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 11 Python có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Cấu trúc lặp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Kiểu danh sách có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Kiểu xâu có đáp án

Trắc nghiệm Bài 13: Kiểu bản ghi có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp có đáp án

1 8,894 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: