TOP 40 câu Trắc nghiệm Tin học 11 C++ Bài 2 (có đáp án 2023): Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 11 C++ Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Tin học 11 C++ Bài 2.

1 1,396 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Tin học 11 C++ Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

Câu 1. Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có các thành phần cơ bản là:

A. Bảng chữ cái, cú pháp.

B. Bảng chữ cái và ngữ nghĩa.

C. Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

D. Cú pháp và ngữ nghĩa.

Đáp án: C

Giải thích:

Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình bao gồm: Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

Câu 2. Tên nào sau đây trong ngôn ngữ C++ là đặt đúng theo quy cách:

A. _Bai1

B. Bai@1

C. 1Bai 1

D. Bai    1

Đáp án: A

Giải thích:

Theo quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình C++ : Tên là một dãy liên tiếp có số kí tự tùy ý bao gồm chữ số, chữ cái hoặc dấu gạch dưới và bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.

Câu 3. Tên nào sau đây trong ngôn ngữ C++ là đặt sai theo quy cách:

A. Bai#1

B. Bai1

C. _Bai1

D. Bai1_

Đáp án: A

Giải thích:

Theo quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình C++ : Tên là một dãy liên tiếp có số kí tự tùy ý bao gồm chữ số, chữ cái hoặc dấu gạch dưới và bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.

A. Sai vì chứa kí tự ‘#’ không hợp lệ.

Câu 4. Chọn phát biểu đúng trong ngôn ngữ lập trình C++ ?

A. Tên dành riêng là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình có thể được sử dụng với ý nghĩa khác.

B. Tên do người lập trình đặt được dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng. Các tên này được trùng với tên dành riêng.

C.Tên dành riêng là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác.

D. Hằng là các đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Đáp án: C

Giải thích:

Theo khái niệm về tên dành riêng: Là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác. Những tên này được gọi là tên dành riêng (còn được gọi là từ khoá).

Câu 5. Chọn phát biểu đúng khi nói về Hằng ?

A. Hằng là đại lượng thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

B. Hằng là các đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Bao gồm: Hằng số học, hằng lôgic, hằng xâu.

C. Hằng là đại lượng bất kì.

D. Hằng không bao gồm: số học và lôgic.

Đáp án: B

Giải thích:

Theo khái niệm hằng: Hằng là các đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Bao gồm: Hằng số học, hằng lôgic, hằng xâu.

Câu 6. Chọn phát biểu đúng khi nói về biến ?

A. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

B. Biến là đại lượng bất kì.

C. Biến là đại lượng không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

D. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Đáp án: A

Giải thích:

Theo khái niệm biến: Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Câu 7. Hãy cho biết biểu diễn nào dưới đây không phải là biểu diễn hằng trong C++:

A. ‘A’

B. 23

C. TRUE

D. 1.5

Đáp án: C

Giải thích:

Hằng trong C++ bao gồm: Hằng số học (ý B, D), hằng lôgic (true hoặc false viết thường), hằng xâu (ý A).

Câu 8. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây:

A. Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình C++ không có dấu nháy kép (“).

B. Ngoài bảng chữ cái, có thể dùng các kí tự thông dụng trong toán học để viết.

C. Chương trình có lỗi cú pháp có thể được dịch ra ngôn ngữ máy nhưng không thực hiện được.

D. Cú pháp là bộ quy tắc dùng để viết chương trình.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong ngôn ngữ lập trình C++ bảng chữ cái có dấu nháy kép (“), chỉ có thể dùng bảng chữ cái để viết chương trình, chương trình có lỗi thì không thể dịch ra ngôn ngữ máy.

Câu 9. Để chú thích 1 dòng trong C++ :

A. Đặt dấu // ở đầu dòng cần chú thích.

B. Đặt dòng cần chú thích trong cặp ngoặc {}.

C. Đặt dấu @ ở đầu dòng cần chú thích.

D. Đặt dấu # ở cuối dòng cần chú thích.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong C++ có hai loại chú thích: Chú thích trên một dòng, chú thích gồm nhiều dòng. Chú thích trên một dòng được bắt đầu bằng dấu //.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tên dành riêng?

A. Tên dành riêng do người lập trình đặt cần khai báo trước khi sử dụng.

B. Là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác.

C. Là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình được phép sử dụng với ý nghĩa khác.

D. Người lập trình khai báotên dành riêng trước khi sử dụng.

Đáp án: B

Giải thích:

Theo khái niệm về tên dành riêng: Là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác.

Câu 11. Chọn phát biểu đúng khi chú thích nhiều dòng trong C++ :

A. Đặt dấu // ở đầu dòng cần chú thích.

B. Chú thích trên nhiều dòng được bắt đầu bằng ngoặc {và kết thúc bằng ngoặc}

C. Đặt dấu @ ở đầu dòng cần chú thích.

D. Chú thích trên nhiều dòng được bắt đầu bằng kí hiệu /* và kết thúc bằng kí hiệu */

Đáp án: D

Giải thích:

Chú thích trên nhiều dòng được bắt đầu bằng kí hiệu /* và kết thúc bằng kí hiệu */

Câu 12. Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về hằng?

A. Hằng là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện.

B. Hằng là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

C. Hằng có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau.

D. Hằng được chương trình dịch bỏ qua.

Đáp án: A

Giải thích:

Hằng là đại lượng không đổi trong quá trình thực hiện chương trình và luôn nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện.

Câu 13. Chọn phát biểu đúng nhất khi nói về tên?

A. Tên gọi là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện.

B. Tên gọi là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

C. Tên gọi có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau.

D. Tên gọi do người lập trình tự đặt theo quy tắc do từng ngôn ngữ lập trình xác định.

Đáp án: D

Giải thích:

Theo khái niệm về tên trong lập trình: Tên gọi do người lập trình tự đặt theo quy tắc do từng ngôn ngữ lập trình xác định.

Câu 14. Hằng xâu trong C++ là:

A. ‘a’

B. ab

C. true

D. “ab”

Đáp án: D

Giải thích:

Hằng xâu đặt trong cặp dấu nháy kép (“ ”), khác hằng ký tự đặt trong cặp dấu nháy đơn (‘’).

Câu 15. Hằng kí tự trong C++ là:

A. ‘a’

B. ab

C. true

D. “ab”

Đáp án: A

Giải thích:

Hằng ký tự đặt trong cặp dấu nháy đơn (‘’), khác hằng xâu đặt trong cặp dấu nháy kép (“ ”),

Hằng ký tự đặt trong cặp dấu nháy đơn (‘’), khác hằng xâu đặt trong cặp dấu nháy kép (“ ”),

Các câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 11 C++ có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Cấu trúc chương trình có đáp án

Trắc nghiệm Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Khai báo biến có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Phép toán, biểu thức và lệnh gán có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Các hàm chuẩn vào/ra đơn giản có đáp án

1 1,396 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: