TOP 40 câu Trắc nghiệm Tin học 11 C++ Bài 12 (có đáp án 2023): Kiểu xâu ký tự

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 11 C++ Bài 12: Kiểu xâu ký tự có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Tin học 11 C++ Bài 12.

1 5058 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Tin học 11 C++ Bài 12: Kiểu xâu ký tự

Câu 1. Xâu rỗng là xâu có độ dài bằng:

A. 1                                                              

B. 2

C. 0                                                              

D. 3

Đáp án: C

Giải thích:

Theo định nghĩa xâu rỗng là xâu có độ dài bằng 0.

Câu 2. Để biết độ dài của xâu s ta viết:

A. str(s)                                                                  

B. s.length()

C. length(s)                                                            

C. s.len()

Đáp án: B

Giải thích:

Hàm s.length() trả về độ dài (số ký tự) của xâu st.

Câu 3. Cho xâu s1=’ha noi’, xâu s2=’ha noi cua toi’. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Xâu s2 lớn hơn xâu s1.

B. Xâu s1 bằng xâu s2.

C. Xâu s2 nhỏ hơn xâu s1.

D. Xâu s2 lớn hơn hoặc bằng xâu s1.

Đáp án: A

Giải thích:

Vì xâu s1 là đoạn đầu của xâu s2.

Câu 4. Hàm st.erase(vt, n) thực hiện:

A. Xoá n kí tự của xâu st bắt đầu từ vị trí 1.

B. Xoá toàn bộ xâu st.

C. Xoá n kí tự của xâu st bắt đầu từ vị trí vt 0.

D. Xoá n kí tự của xâu st bắt đầu từ vị trí vt.

Đáp án: D

Giải thích:

Hàm st.erase(vt, n) thực hiện xoá n kí tự của xâu st bắt đầu từ vị trí vt.

Câu 5. Hàm st.insert(s, vt) thực hiện:

A. chèn xâu s vào đầu xâu st.

B. chèn xâu s vào xâu st bắt đầu từ vị trí vt.

C. chèn xâu s vào xâu st bắt đầu từ vị trí vt=0.

D. chèn xâu s vào cuối xâu st.

Đáp án: B

Giải thích:

Hàm st.insert(s, vt) thực hiện chèn xâu s vào xâu st bắt đầu từ vị trí vt.

Câu 6. Hàm st.substr (vt, n) thực hiện:

A. sao chép 1 ký tự của xâu st bắt đầu từ vị trí vt.

B. sao chép n ký tự của xâu st bắt đầu từ vị trí bất kì.

C. sao chép toàn bộ xâu st.

D. sao chép n ký tự của xâu st bắt đầu từ vị trí vt.

Đáp án: D

Giải thích:

Sao chép n ký tự của xâu st bắt đầu từ vị trí vt. Nếu thiếu tham số n thì mặc định là sao chép đến hết xâu st.

Câu 7. Hàm st.find(s, vt) ) thực hiện:

A. tìm kiếm vị trí xuất hiện lần đầu tiên của xâu s trong xâu st, vị trí bắt đầu tìm là vt.

B. tìm kiếm vị trí xuất hiện cuối cùng của xâu s trong xâu st, vị trí bắt đầu tìm là vt.

C. tìm kiếm vị trí xuất hiện lần đầu tiên của xâu s trong xâu st, vị trí bắt đầu tìm là 0.

D. tìm kiếm tất cả các vị trí xuất hiện của xâu s trong xâu st, vị trí bắt đầu tìm là vt.

Đáp án: A

Giải thích:

Tìm kiếm vị trí xuất hiện lần đầu tiên của xâu s trong xâu st, vị trí bắt đầu tìm là vt.

Câu 8. Cho xâu s=’abc’, hàm length(s) cho giá trị là:

A. 3                                          

B. 4

C. 1                                          

D. 0

Đáp án: A

Giải thích:

Hàm length(s) cho giá trị là số kí tự của xâu s

Câu 9. Câu lệnh X=toupper(‘a’) thực hiện:

A. Biến đổi kí tự ‘A’ thành kí tự ‘a’.

B. Biến đổi kí tự ‘a’ thành kí tự ‘A’.

C. Giữ nguyên kí tự ‘a’.

D. Trả về mã ASCII của kí tự ‘A’

Đáp án: D

Giải thích:

Hàm toupper(‘a’) trả về mã ASCII của kí tự in hoa tương ứng với kí tự ‘a’ là ‘A’.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về xâu kí tự?

A. Xâu (chuỗi) là dãy các kí tự trong bảng mã ASCII.

B. Xâu có độ dài bằng 0 gọi là xâu rỗng.

C. Trong C++, các kí tự của xâu được đánh số thứ tự bắt đầu từ 1.

D. Mỗi kí tự được gọi là một phần tử của xâu.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong C++, các kí tự của xâu được đánh số thứ tự bắt đầu từ 0.

Câu 11. Biến kiểu xâu được khai báo như sau:

A. <tên biến> string;

B. string <tên biến>;

C. string :<tên biến>;

D. <tên biến>:string ;

Đáp án: B

Giải thích:

Biến kiểu xâu được báo theo cấu trúc: string <tên biến>;

Câu 12. Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về xâu?

A. Trong C++, độ dài xâu là vô hạn bộ nhớ và không cần khai báo độ dài xâu từ trước.

B. Trong C++, các kí tự của xâu được đánh số thứ tự bắt đầu từ 0.

C. Với dữ liệu kiểu xâu có thể thực hiện phép toán ghép xâu và các phép toán quan hệ.

D. Phép ghép xâu, kí hiệu là dấu cộng (+), được sử dụng để ghép nhiều xâu thành một.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong C++, độ dài xâu là giới hạn bộ nhớ và không cần khai báo độ dài xâu từ trước.

Câu 13. Phép ghép xâu: "Ha"+ "  Noi" +" - "+"Viet Nam" Có kết quả là:

A. "Ha Noi Viet Nam".

B. "HaNoiVietNam".

C. "Ha Noi - Viet Nam".

D. "HaNoi - VietNam".

Đáp án: C

Giải thích:

Phép ghép xâu, kí hiệu là dấu cộng (+), được sử dụng để ghép nhiều xâu thành một.

Câu 14. Cho xâu s=’abc’. Để truy cập đến kí tự ‘a’ ta viết:

A. s[1]                            

B. s[0]

C. s                                 

D. s[]

Đáp án: B

Giải thích:

Vì kí tự ‘a’ ở vị trí đầu tiên trong xâu s .Vì vậy để truy cập đến kí tự ‘a’ ta viết s[0].

Câu 15. Để khai báo xâu s ta viết:

A. string s;                                          

B. s:string;

C. s string;                                          

D. string:s;

Đáp án: A

Giải thích:

Biến kiểu xâu được khai báo theo cấu trúc:
string <tên biến>;

Các câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 11 C++ có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 13: Kiểu cấu trúc (struct) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 15: Kiểu tệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 16: Ví dụ làm việc với tệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 17: Chương trình con và phân loại có đáp án

1 5058 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: