TOP 25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 8 (có đáp án): Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả - Kết nối tri thức
Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 8.
Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả - Kết nối tri thức
A.Lí thuyết
1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo có dạng elip gần tròn.
- Hướng chuyển động từ Tây sang Đông.
- Thời gian Trái Đất chuyển động hết một vòng: 365 ngày 6 giờ.
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái Đất luôn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi phương, chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.
2. Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
a. Mùa trên Trái Đất
- Nguyên nhân sinh ra mùa: Trong qua trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương, nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía Mặt Trời.
- Biểu hiện:
+ Mùa nóng: Bán cầu nào ngả về phía Mặt trời nhiều hơn, nhận được nhiều nhiệt hơn là mùa nóng.
+Mùa lạnh: Bán cầu nào ngả ra xa Mặt trời hơn, nhận được ít nhiệt hơn là mùa lạnh.
+ Các mùa đối lập nhau ở 2 bán cầu trong một năm.
- Hiện tượng mùa theo vĩ độ:
+ Ở các vĩ độ cao, gần cực quanh năm là mùa lạnh.
+ Ở các vĩ độ thấp, gần xích đạo quanh năm là mùa nóng.
+ Ở các vĩ độ trung bình, một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
b. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
- Nguyên nhân: Trong qua trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên độ dài ngày đêm có sự thay đổi theo mùa và theo vĩ độ.
- Biểu hiện:
+ Khi bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời:
Bán cầu Bắc là mùa nóng, có ngày dài đêm ngắn.
Bán cầu Nam là mùa lạnh, có ngày ngắn đêm dài.
+ Khi bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời:
Bán cầu Bắc là mùa lạnh, có ngày ngắn đêm dài.
Bán cầu Nam là mùa nóng, có ngày dài đêm ngắn.
+ Ở Xích Đạo, quanh năm có độ dài ngày đêm bằng nhau, càng đi về phía cực, độ dài ngày đêm chênh lệch càng lớn.
B.Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Những khu vực nào ở trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng?
A. Hai vòng cực đến hai cực.
B. Hai cực trên Trái Đất.
C. Khu vực quanh hai chí tuyến.
D. Khu vực nằm trên xích đạo.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 2. Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
A. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.
C. Ngày 21/6 và ngày 23/12.
D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 3. Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn lại, đêm càng dài ra?
A. Mùa đông.
B. Mùa hạ.
C. Mùa xuân.
D. Mùa thu.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 4. Ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam, ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12 có ngày hoặc đêm dài suốt
A. 24 giờ.
B. 12 giờ.
C. 23 giờ.
D. 15 giờ.
Đáp án: A
Giải thích:
Câu 5. Trái Đất có những chuyển động chính nào sau đây?
A. Tự quay quanh trục và quay xung quanh các hành tinh khác.
B. Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
C. Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và các hành tinh khác.
D. Tự quay quanh trục và chuyển động hình ê líp xung quanh Mặt Trời.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 6. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?
A. Khó xác định.
B. Dài nhất.
C. Bằng ban đêm.
D. Ngắn nhất.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 7. Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?
A. Vòng cực.
B. Cực.
C. Chí tuyến.
D. Xích đạo.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 8. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban đêm diễn ra thế nào?
A. Dài nhất.
B. Bằng ban ngày.
C. Ngắn nhất.
D. Khó xác định.
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 9. Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau?
A. Ngày 22/6 và ngày 23/9.
B. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
C. Ngày 21/3 và ngày 23/9.
D. Ngày 21/3 và ngày 22/6.
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 10. Vào các ngày xuân phân và thu phân, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào
A. chí tuyến Bắc.
B. vòng cực.
C. chí tuyến Nam.
D. Xích đạo.
Đáp án: D
Giải thích:
Câu 11. Theo dương lịch thì mùa xuân ở Việt Nam và một số nước khác ở bán cầu Bắc từ ngày nào sau đây?
A. 22/6 đến 21/3.
B. 22/6 đến 23/9.
C. 22/12 đến 21/3.
D. 21/3 đến 22/6.
Đáp án: D
Giải thích:
Câu 12. Ngày 22/12, ở nửa cầu Bắc có hiện tượng
A. ngày dài hơn đêm.
B. ngày dài suốt 24 giờ.
C. đêm dài hơn ngày.
D. ngày và đêm dài bằng nhau.
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 13. Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nhiều nhất và có diện tích được chiếu sáng rộng nhất nên có
A. ngày dài đêm ngắn.
B. ngày ngắn đêm dài.
C. Ngày, đêm khó xác định.
D. ngày đêm bằng nhau.
Đáp án: A
Giải thích:
Câu 14. Vĩ tuyến 66033’Bắc là đường
A. chí tuyến Bắc.
B. chí tuyến Nam.
C. Xích đạo.
D. vòng cực Bắc.
Đáp án: D
Giải thích:
Câu 15. Vào ngày 22/6 có độ dài ngày đêm ở Nam Mĩ có đặc điểm nào sau đây?
A. Ngày - đêm bằng nhau.
B. Ngày dài - đêm ngắn.
C. Ngày ngắn - đêm dài.
D. Ngày dài 24 giờ.
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 16. Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày ngắn hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian
A. từ 21/3 đến 22/6.
B. từ 23/9 đến 21/3.
C. từ 21/3 đến 23/9.
D. từ 23/9 đến 22/12.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 17. Khu vực nào dưới đây có thời gian chiếu sáng liên tục từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 21 tháng 3 năm sau?
A. Vòng cực Bắc.
B. Vòng cực Nam.
C. Cực Bắc.
D. Cực Nam.
Đáp án: D
Giải thích:
Câu 18. Ở Xích đạo có một hiện tượng rất đặc biệt, đó là
A. 12 tiếng ngày, 12 tiếng đêm ở mọi ngày.
B. ngày ngắn, đêm dài vào ngày 22 tháng 12.
C. ngày dài, đêm ngắn vào ngày 22 tháng 6.
D. ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
Đáp án: A
Giải thích:
Câu 19. Ở bán cầu Bắc từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 hiện tượng ngày và đêm diễn ra thế nào?
A. Ngày ngắn hơn đêm.
B. Ngày và đêm khác nhau.
C. Ngày dài hơn đêm.
D. Ngày và đêm bằng nhau.
Đáp án: A
Giải thích:
Câu 20. Ở bán cầu Nam, ngày nào có sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm?
A. Ngày 21/3.
B. Ngày 22/12.
C. Ngày 23/9.
D. Ngày 22/6.
Đáp án: B
Giải thích:
Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 9: Xác định phương hướng ngoài thực địa
Trắc nghiệm Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo
Trắc nghiệm Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
Trắc nghiệm Bài 12: Núi lửa và động đất
Trắc nghiệm Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Cánh Diều