TOP 25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 23 (có đáp án): Sự sống trên Trái Đất - Kết nối tri thức

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 23: Sự sống trên Trái Đất có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 23.

1 1,724 21/08/2022
Tải về


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 23: Sự sống trên Trái Đất - Kết nối tri thức

A.Lí thuyết

1. Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương

- Sinh vật dưới đại dương vô cùng phong phú và đa dạng.

- Sự phân bố sinh vật ở các tầng độ sâu phụ thuộc vào: nhiệt độ, độ muối, áp suất, ánh sáng, nồng độ ô xy,...

- Sinh vật dưới đại dương được chia thành các tầng:

+ Vùng biển khơi mặt.

+ Vùng biển khơi trung

+ Vùng biển khơi sâu

+ Vùng biển khơi sâu thẳm

+ Vùng đáy vực thẳm.

Tài liệu VietJack

2. Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa

a. Thực vật

- Giới thực vật trên lục địa hết sức phong phú và đa dạng.

- Sự phân bố thực vật phụ thuộc vào điều kiện khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa):

+ Đới nóng: rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,...

+ Đới ôn hòa: rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới,...

+ Đới lạnh: thảm thực vật đài nguyên.

b. Động vật

- Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, do động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

- Giới động vật trên các lục địa hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu.

B.Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở

A. đới ôn hòa và đới lạnh.

B. xích đạo và nhiệt đới.

C. đới nóng và đới ôn hòa.

B. đới lạnh và đới nóng.

Đáp án: C

Giải thích:

Trên lục địa, động thực vật rất đa dạng nhưng tập trung chủ yếu ở đới nóng và đới ôn hòa. Ở đới lạnh và các vùng núi cao trên 6000m chủ yếu là các loài đặc hữu.

Câu 2. Động vật nào sau đây thường ngủ vào mùa đông?

A. Cá voi.

B. Gấu nâu.

C. Cá tra.

D. Chó sói.

Đáp án: B

Giải thích:

Gấu nâu ở dãy Pyrennees (Pháp) thuộc loài động vật ngủ đông. Mùa hè chúng tích tới 180 kg mỡ, số mỡ này sẽ được tiêu thụ dần trong mùa đông khi chúng ngủ đông.

Câu 3. Nơi có nhiều động vật ăn cỏ sẽ là nơi tập trung phân bố nhiều của

A. động vật ăn thịt.

B. các loài côn trùng.

C. động vật ăn tạp.

D. các loài sinh vật.

Đáp án: A

Giải thích:

Nơi có nhiều động vật ăn cỏ sẽ là nơi tập trung phân bố nhiều động vật ăn thịt.

Câu 4. Ở đới lạnh có kiểu thảm thực vật chính nào sau đây?

A. Đài nguyên.

B. Thảo nguyên.

C. Hoang mạc.

D. Rừng lá kim.

Đáp án: A

Giải thích:

Ở đới lạnh có kiểu thảm thực vật chính là đài nguyên.

Câu 5. Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật nào sau đây?

A. Rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm và cây bụi.

B. Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

C. Thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, cây bụi lá cứng cận nhiệt.

D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật là rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

Câu 6. Những loài thực vật tiêu biểu ở miền cực có khí hậu lạnh giá là

A. cây lá kim.

B. cây lá cứng.

C. rêu, địa y.

D. sồi, dẻ, lim.

Đáp án: C

Giải thích:

Những miền cực có khí hậu lạnh giá sinh vật phát triển rất khó khăn, chỉ có các loài rêu, địa y sinh trưởng được trong mùa hạ.

Câu 7. Các thảm thực vật trên Trái Đất thường phân bố theo sự thay đổi nào sau đây?

A. Dạng và hướng địa hình.

B. Độ cao và hướng sườn.

C. Vĩ độ và độ cao địa hình.

D. Vị trí gần, xa đại dương.

Đáp án: C

Giải thích:

Phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình.

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật la do

A. sự phát triển thực vật thay đổi môi trường sống của động vật.

B. thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật.

C. thực vật là nơi trú ngụ và bảo vệ của tất cả các loài động vật.

D. sự phát tán của thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ.

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên nhân thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật chủ yếu do thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật. Đặc biệt là động vật ăn cỏ và kéo theo đó là các loại động vật ăn thịt.

Câu 9. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố nào sau đây?

A. Gió, nhiệt độ, hơi nước, ánh sáng, độ ẩm.

B. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

C. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

D. Khí áp, gió, nhiệt độ, nguồn nước, ánh sáng.

Đáp án: B

Giải thích:

Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

Câu 10. Nhân tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất rõ nhất?

A. Khí hậu.

B. Thổ nhưỡng.

C. Địa hình.

D. Nguồn nước.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất, nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đối với thực vật là khí hậu. Ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm thực vật (nhiệt độ, lượng mưa)

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 24: Rừng nhiệt đới

Trắc nghiệm Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất

Trắc nghiệm Bài 26: Bài tập chuyên đề đất và sinh vật trên trái đất

Trắc nghiệm Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

Trắc nghiệm Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

1 1,724 21/08/2022
Tải về