TOP 25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 22 (có đáp án): Lớp đất trên Trái Đất - Kết nối tri thức

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 22.

1 5,974 21/08/2022
Tải về


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất - Kết nối tri thức

A.Lí thuyết

1. Các tầng đất

- Khái niệm:

+ Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

+ Độ phì: là khả năng của đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng, và các yếu tố cần thiết khác (nhiệt độ, không khí,..) cho cây sinh trưởng và phát triển.

- Các độ sâu khác nhau sẽ hình thành các tầng đất khác nhau:

+ Tầng chứa mùn.

+ Tầng tích tụ

+ Tầng đá mẹ.

Tài liệu VietJack

2. Thành phần của đất

- Thành phần: chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước.

- Tỉ lệ các thành phần: hạt khoáng 45%, không khí 25%, nước 25% và chất hữu cơ 5%.

Tài liệu VietJack

3. Các nhân tố hình thành đất

- Gồm 5 nhân tố hình thành: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.

+ Đá mẹ: quyết định đến thành phần khoáng vật và tính chất đất.

+ Khí hậu: tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất.

+ Sinh vật: cung cấp chất hữu cơ cho đất (vi sinh vật phân hủy xác sinh vật để tổng hợp thành mùn, động vật sống trong đất làm đất tơi xốp).

+ Địa hình: độ cao và độ dốc ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất.

+ Thời gian: để các yếu tố trên hình thành đất, thời gian càng lâu, tầng đất càng dày.

4. Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất.

- Các nhóm đất chính:

+ Đất đen thảo nguyên ôn đới phân bố ở khu vực đới ôn hòa.

+ Đất pốt dôn phân bố ở khu vực đới lạnh.

+ Đất đỏ vàng nhiệt đới phân bố ở khu vực đới nóng.

Tài liệu VietJack

B.Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là

A. khí hậu.

B. địa hình.

C. đá mẹ.

D. sinh vật.

Đáp án: C

Giải thích:

Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.

Câu 2. Các thành phần chính của lớp đất là

A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.

B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.

C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.

D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

Đáp án: A

Giải thích:

Các thành phần chính của lớp đất là không khí (25%), nước (25%), chất hữu cơ (5%) và vô cơ (45%). Chất vô cơ chiếm phần lớn trọng lượng của đất bao gồm các hạt cát, hạt sét,… Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên hình thành đất.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

A. Thành phần quan trọng nhất của đất.

B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.

C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.

D. Thường ở tầng trên cùng của đất.

Đáp án: C

Giải thích:

Thành phần hữu cơ có đặc điểm là: chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng là thành phần quan trọng nhất của đất, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen (sinh vật phân hủy -> chất mùn cho cây). Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.

Câu 4. Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là

A. sinh vật.

B. đá mẹ.

C. địa hình.

D. khí hậu.

Đáp án: A

Giải thích:

Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đất, góp phần tích tụ, phân hủy và biến đổi chất hữu cơ.

Câu 5. Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?

A. Tích tụ.

B. Thảm mùn.

C. Đá mẹ.

D. Hữu cơ.

Đáp án: C

Giải thích:

- Tầng đá mẹ là nơi chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất.

- Tầng hữu cơ là tầng trên cùng, bao gồm các tàn tích hữu cơ (cành khô, lá mục,...) đang bị phân giải. Tầng này còn gọi là tầng thảm mục.

- Tầng đất mặt được hình thành do vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ tạo nên chất mùn, thường tơi xốp, chứa nhiều chất dinh dưỡng.

- Tầng tích tụ được hình thành do các vật chất bị hoà tan và tích tụ lại từ các tầng đất phía trên xuống.

Câu 6. Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?

A. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.

B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.

C. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.

D. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.

Đáp án: D

Giải thích:

Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính là đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.

Câu 7. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.

B. Thành phần quan trọng nhất của đất.

C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.

D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.

Đáp án: B

Giải thích:

Thành phần hữu cơ có đặc điểm là: chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng là thành phần quan trọng nhất của đất, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen (sinh vật phân hủy -> chất mùn cho cây). Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.

Câu 8. Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về

A. màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày.

B. màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.

C. màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày.

D. màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì.

Đáp án: B

Giải thích:

Các nhóm có sự khác biệt rất lớn về màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.

Câu 9. Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là

A. bức xạ và lượng mưa.

B. độ ẩm và lượng mưa.

C. nhiệt độ và lượng mưa.

D. nhiệt độ và ánh sáng.

Đáp án: C

Giải thích:

Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là nhiệt độ và độ ẩm (lượng mưa).

Câu 10. Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước phát triển và phân bố trên loại đất nào sau đây?

A. Đất phù sa ngọt.

B. Đất feralit đồi núi.

C. Đất chua phèn.

D. Đất ngập mặn.

Đáp án: D

Giải thích:

Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất ngập mặn. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 11. Khí hậu ôn đới lục địa có nhóm đất chính nào sau đây?

A. Đất pốtdôn.

B. Đất đen.

C. Đất đỏ vàng.

D. Đất nâu đỏ.

Đáp án: A

Giải thích:

Khí hậu ôn đới lục địa có nhóm đất chính là đất pốtdôn.

Câu 12. Loại đất nào sau đây thường được dùng để trồng cây lúa nước?

A. Đất phù sa.

B. Đất đỏ badan.

C. Đất feralit.

D. Đất đen, xám.

Đáp án: A

Giải thích:

Đất phù sa có hàm lượng phù sa cao, được bồi đắp màu mỡ hàng năm. Đất Phù sa thuộc loại đất tốt cho canh tác, trồng cây bóng mát, cây bụi và thảm. Đất phù sa trồng rau màu và cây ăn trái rất tốt. Đặc biệt là loại đất này thường được sử dụng để trồng cây lúa.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 23: Sự sống trên Trái Đất

Trắc nghiệm Bài 24: Rừng nhiệt đới

Trắc nghiệm Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất

Trắc nghiệm Bài 26: Bài tập chuyên đề đất và sinh vật trên trái đất

Trắc nghiệm Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

1 5,974 21/08/2022
Tải về