TOP 25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 10 (có đáp án): Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo - Kết nối tri thức

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 10.

1 2,247 21/08/2022
Tải về


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo - Kết nối tri thức

A.Lí thuyết

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

- Trái Đất có cấu tạo không đồng nhất. Gồm ba lớp chính: Vỏ Trái Đất, Manti, Nhân.

 

Vỏ Trái Đất

Lớp Manti

Lớp Nhân

Độ dày

Từ 5km (ở đại dương) - 70km (ở lục địa).

Độ dày 2900km.

Dày khoảng 3400 km.

Trạng thái

- Là lớp vỏ mỏng cứng ngoài cùng.

- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.

- Vỏ Trái Đất chia làm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

- Chia thành 2 tầng:

+ Manti trên ở trạng thái quánh dẻo.

+ Manti dưới ở trạng thái rắn.

- Chia làm 2 tầng:

+ Nhân ngoài ở thể lỏng.

+ Nhân trong ở dạng rắn.

Nhiệt độ

Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa đến 10000C

Nhiệt độ từ 1500 đến 37000C

Nhiệt độ khoảng 50000C

2. Các địa mảng (mảng kiến tạo)

 - Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo.

 - Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển, có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

 - Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo: do tác động của vật chất nóng chảy trong tầng Manti trên.

- Hệ quả: tại nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng tạo núi, vực sâu, động đất, núi lửa,...

B.Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích:

Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp. Đó là: Vỏ Trái Đất, man-ti và lõi (nhân) Trái Đất.

Câu 2. Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá

A. cẩm thạch.

B. ba dan.

C. mác-ma.

D. trầm tích.

Đáp án: D

Giải thích:

Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá trầm tích (Ví dụ: Đất sét, đá cát, đá vôi,…).

Câu 3. Lõi (nhân) Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là

A. 10000C.

B. 50000C.

C. 70000C.

D. 30000C.

Đáp án: B

Giải thích:

Đặc điểm của lõi (nhân) Trái Đất là: Ngoài lỏng, nhân trong rắn chắc; Độ dày khoảng 3 00km; Tồn tại ở trạng thái: Lỏng ở ngoài, rắn ở trong; Nhiệt độ: Cao nhất khoảng 50000C.

Câu 4. Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

A. 70 - 80km.

B. Dưới 70km.

C. 80 - 90km.

D. Trên 90km.

Đáp án: B

Giải thích:

Vỏ Trái Đất chỉ có độ dày từ 5 - 10km đến khoảng 20km ở đại dương nhưng ở những khu vực có các khối núi cao đồ sộ trong lục địa, vỏ Trái Đất dày đến 70km.

Câu 5. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.

B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.

C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.

D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.

Câu 6. Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Quánh dẻo.

D. Khí.

Đáp án: A

Giải thích:

Man-ti là lớp áo dày, vật chất chủ yếu là sắt, ni-ken và si-lic ở trạng thái rắn.

Câu 7. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo?

A. Tách rời nhau.

B. Xô vào nhau.

C. Hút chờm lên nhau.

D. Gắn kết với nhau.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong quá trình di chuyển các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau, xô vào nhau hoặc hút chờm lên nhau.

Câu 8. Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?

A. 9.

B. 6.

C. 8.

D. 7.

Đáp án: D

Giải thích:

Trên Trái Đất có 7 mảng kiến tạo, đó là mảng Á - Âu, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Ấn - Úc, Thái Bình Dương và mảng Nam Cực. Ngoài ra còn có nhiều mảng nhỏ hơn.

Câu 9. Lục địa nào sau đây trên Trái Đất có diện tích lớn nhất?

A. Lục địa Nam Mĩ.

B. Lục địa Phi.

C. Lục địa Bắc Mĩ.

D. Lục địa Á - Âu.

Đáp án: D

Giải thích:

Trên Trái Đất có sáu lục địa: Lục địa Á - Âu (50,7 triệu km2); Lục địa Phi (29,2 triệu km2). Lục địa Bắc Mĩ (20,3 triệu km2). Lục địa Nam Mĩ (18,1 triệu km2). Lục địa Nam Cực (13,9 triệu km2). Lục địa Ô-xtrây-li-a (7,6 triệu km2). Lục địa lớn nhất là Lục địa Á - Âu (50,7 triệu km2) -> Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích nhỏ nhất.

Câu 10. Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?

A. Bão, dông lốc.

B. Lũ lụt, hạn hán.

C. Núi lửa, động đất.

D. Lũ quét, sạt lở đất.

Đáp án: C

Giải thích:

Các địa mảng luôn luôn di chuyển chậm. Khi hai mảng xô vào nhau, vật chất bị nén ép, làm dung nham dưới lòng đất phun trào lên, sinh ra hiện tượng núi lửa và động đất.

Câu 11. Việt Nam nằm trên lục địa nào sau đây?

A. Bắc Mĩ.

B. Á - Âu.

C. Nam Mĩ.

D. Nam Cực.

Đáp án: B

Giải thích:

Việt Nam nằm trên lục địa Á - Âu.

Câu 12. Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Di chuyển nhanh ở nửa cầu Bắc, chậm ở nửa cầu Nam.

B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô hoặc tách xa nhau.

C. Cố định vị trí tại một chỗ ở Xích đạo và hai vùng cực.

D. Mảng lục địa di chuyển, còn mảng đại dương cố định.

Đáp án: B

Giải thích:

Các địa mảng di chuyển rất chậm, theo hướng tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

Câu 13. Vật chất ở trong tầng manti trên ở trạng thái nào sau đây?

A. Lỏng.

B. Đậm đặc.

C. Rắn.

D. Khí.

Đáp án: B

Giải thích:

Vật chất ở trong tầng manti trên ở trạng thái rất đậm đặc (còn gọi là quánh dẻo). Có độ dày khoảng 420km và di chuyển khoảng vài xăng-ti-mét/năm, tạo thành các vòng đối lưu.

Câu 14. Địa mảng nào sau đây tách xa địa mảng Á - Âu ở phía Tây?

A. Mảng Bắc Mĩ.

B. Mảng Thái Bình Dương.

C. Mảng Nam Mĩ.

D. Mảng châu Phi.

Đáp án: A

Giải thích:

Quan sát bản đồ: Bên trái đường vĩ tuyến là hướng Tây -> phía Tây mảng Á - Âu là mảng Bắc Mĩ -> Kết hợp quan sát kí hiệu về hai địa mảng tách xa nhau -> Xác định được địa mảng tách xa địa mảng Á - Âu ở phía Tây là mảng Bắc Mĩ.

Câu 15. Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp nào sau đây?

A. Man-ti, vỏ Trái Đất và nhân trong.

B. Nhân (lõi), nhân ngoài, vỏ Trái Đất.

C. Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (lõi).

D. Vỏ lục địa, nhân (lõi) và man-ti.

Đáp án: C

Giải thích:

Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp, đó là: Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (hay còn gọi là lõi).

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Trắc nghiệm Bài 12: Núi lửa và động đất

Trắc nghiệm Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Trắc nghiệm Bài 14: Bài tập chuyên đề cấu tạo của trái đất. Vỏ trái đất

Trắc nghiệm Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió

1 2,247 21/08/2022
Tải về