TOP 30 câu Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 6 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Thủy văn Việt Nam

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 Bài 6 Thủy văn Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 6.

1 2,026 08/01/2024


Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 6: Thủy văn Việt Nam

Câu 1: Đâu không phải vai trò của nước ngầm?

A. Nguồn cung cấp nước ngọt

B. Nguồn cung cấp nước cho sông, hồ vào mùa khô

C. Chống sụt lún

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích: Nước ta có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp cả nước. Nước ngầm có vai trò quan trọng đối với sản xuất cũng như trong sinh hoạt con người: Nước ngầm cung cấp nước ngọt, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,..). Nước ngầm còn được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: sản xuất giấy, chế biến lương thực – thực phẩm,... => Nước ngầm không có vai trò chống sụt lún.

Câu 2: Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là

A. Giảm lưu lượng nước sông.

B. Làm giảm tốc độ dòng chảy.

C. Điều hoà chế độ nước sông.

D. Điều hoà dòng chảy sông.

Đáp án: C

Giải thích: Hồ, đầm có vai trò điều tiết chế độ dòng chảy của nước sông. Ý nghĩa hồ đầm nối với sông là điều hoà chế độ nước sông. Ngoài ra, hồ, đầm còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường: giúp điều hoà khí hậu địa phương, đồng thời đảm bảo môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học,...

Câu 3: Hồ là gì?

A. Là những vùng có nước chảy thẳng ra biển

B. Là những vùng có nước được con người xây dựng lên

C. Là những nơi có nước trên bề mặt Trái Đất, cung cấp nước cho sông ngòi

D. Là những vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đất, không trực tiếp thông với biển

Đáp án: D

Câu 4: Nguyên nhân các hệ thống sông ngòi ở nước ta thường rất giàu phù sa là

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

B. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn

C. Trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau

D. Diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu làm cho các hệ thống sông ngòi nước ta rất giàu phù sa là do mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn, đồng thời nhờ đó mà lớp phủ thực vật bị phá hủy nhiều nên một lượng bùn đất giàu dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước xuống hạ lưu bồi đắp nên những đồng bằng phù sa màu mỡ.

Câu 5: Chế độ mưa thất thường đã làm cho sông ngòi nước ta có

A. Tổng lượng nước lớn

B. Nhiều phù sa

C. Chế độ dòng chảy thất thường

D. Nhiều đợt lũ trong năm

Đáp án: C

Giải thích: Chế độ mưa thất thường làm cho sông ngòi nước ta có chế độ dòng chảy thất thường. Nguyên nhân do chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa: mùa mưa trùng mùa lũ, mùa khô trùng mùa hạ.

Câu 6: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc là do

A. Địa hình nhiều đồi núi, lượng mưa lớn

B. Lượng mưa lớn, có các đồng bằng rộng

C. Có các đồng bằng rộng, đồi núi dốc

D. Đồi núi dốc, lớp phủ thực vật bị phá huỷ

Đáp án đúng: A

Câu 7: Hệ thống sông không chảy theo hướng vòng cung và hướng tây bắc – đông nam của là

A. Sông Kì Cùng - Bằng Giang

B. Sông Hồng

C. Sông Mã

D. Sông Cả

Đáp án: A

Câu 8: Đỉnh lũ của sông ngòi Bắc Bộ vào tháng mấy:

A. Tháng 6

B. Tháng 7

C. Tháng 8

D. Tháng 9

Đáp án: B

Câu 9: Vùng nào ở nước ta hằng năm người dân phải sống chung với lũ?

A. Đồng bằng sông Cửu Long

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh

D. Đồng bằng duyên hải Miền Trung

Đáp án: A

Giải thích: Bởi mưa tập trung theo mùa cùng với địa hình hình dạng lãnh thổ, lưu lượng nước rất lớn của Sông Cửu Long vào mùa lũ (chiếm khoảng 80% tổng lượng nước cả năm). Bởi vậy người dân nơi đây phải sống chung với lũ, đây chính là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất mỗi khi mùa nước lũ đến.

Câu 10: Mùa lũ của sông ngòi Trung Bộ:

A. Mùa hè

B. Hè thu

C. Mùa thu

D. Thu đông

Đáp án: D

Câu 11. Sông nào dưới đây chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?

A. Sông Cả.

B. Sông Lô.

C. Sông Kỳ Cùng.

D. Sông Gâm.

Đáp án đúng là: A

Các con sông chảy theo hướng vòng cung là sông Kỳ Cùng, sông Lô, sông Gâm,… Còn sông Cả chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Câu 12. Sông chảy theo hướng vòng cung là

A. Sông Mã.

B. Sông Gâm.

C. Sông Chảy.

D. Sông Hồng.

Đáp án đúng là: B

Sông chảy theo hướng vòng cung là Sông Gâm. Các con sông còn lại (sông Mã, Chảy, Hồng) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Câu 13. Các sông nào sau đây ở nước ta không chảy theo hướng vòng cung?

A. Sông Lục Nam.

B. Sông Lô, sông Gâm.

C. Sông Mã, sông Cả.

D. Sông Cầu, sông Thương.

Đáp án đúng là: C

Các con sông ở Việt Nam chạy theo hướng vòng cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Lô, sông Gâm,… Còn sông Mã và sông Cả chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Câu 14. Ở nước ta, hệ thống sông nào có lưu lượng nước lớn nhất?

A. Mê Công.

B. Sông Hồng.

C. Đồng Nai.

D. Thái Bình.

Đáp án đúng là: A

Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm), phân bố không đều giữa các hệ thống sông. Trong đó, hệ thống sông Mê Công chiếm tới 60,4% lưu lượng của cả nước.

Câu 15. Ở nước ta, hệ thống sông nào có lượng phù sa lớn nhất?

A. Sông Mã.

B. Sông Hồng.

C. Mê Công.

D. Đồng Nai.

Đáp án đúng là: B

Sông ngòi còn mang theo một lượng phù sa rất lớn với tổng lượng khoảng 200 triệu tấn/năm, trong đó riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, chiếm tới 60% tổng lượng phù sa của sông ngòi cả nước.

Câu 16. Ở nước ta, mùa lũ kéo dài

A. 7 - 8 tháng, chiếm 20 - 30% tổng lượng nước cả năm.

B. 4 - 5 tháng, chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm.

C. 7 - 8 tháng, chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm.

D. 4 - 5 tháng, chiếm 20 - 30% tổng lượng nước cả năm.

Đáp án đúng là: B

- Mùa lũ kéo dài 4 - 5 tháng, chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm, có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam. Sông ngòi miền núi vào mùa lũ có lượng nước lớn, mực nước dâng nhanh và cao.

- Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa lũ, trung bình 7 - 8 tháng, chiếm 20 - 30% tổng lượng nước cả năm. Đặc biệt, ở Nam Trung Bộ vào mùa cạn, một số sông có mực nước xuống rất thấp.

Câu 17. Vào mùa lũ, sông ngòi ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Lượng nước lớn, mực nước dâng nhanh và thấp.

B. Lượng nước nhỏ, mực nước dâng chậm và thấp.

C. Lượng nước lớn, mực nước dâng nhanh và cao.

D. Lượng nước nhỏ, mực nước dâng chậm và cao.

Đáp án đúng là: C

Mùa lũ kéo dài 4 - 5 tháng, chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm, có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam. Sông ngòi miền núi vào mùa lũ có lượng nước lớn, mực nước dâng nhanh và cao.

Câu 18. Ở nước ta, lượng phù sa lớn của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào sau đây?

A. Sông Đồng Nai và sông Cả.

B. Sông Hồng và sông Mê Công.

C. Sông Hồng và sông Mã.

D. Sông Mã và sông Đồng Nai.

Đáp án đúng là: B

Lượng phù sa tập trung ở hai hệ thống sông Hồng và sông Mê Công ở đây hình thành nên hai đồng châu thổ lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Hồng (sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, chiếm tới 60% tổng lượng phù sa của sông ngòi cả nước) và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 19. Đỉnh lũ của sông ngòi Bắc Bộ vào tháng nào dưới đây?

A. Tháng 6.

B. Tháng 7.

C. Tháng 8.

D. Tháng 9.

Đáp án đúng là: C

Đỉnh lũ của sông ngòi Bắc Bộ vào tháng 8 hằng năm do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam kết hợp với bão nhiệt đới và dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 20. Cả dòng chính của sông Hồng có chiều dài là

A. 1126km.

B. 4300km.

C. 1205km.

D. 1556km.

Đáp án đúng là: A

Sông Hồng có tổng chiều dài của dòng chính là 1126km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 556km.

Câu 21. Hai phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng là

A. sông Mã và sông Đà.

B. sông Đã và sông Lô.

C. sông Lô và sông chảy.

D. sông chảy và sông Mã.

Đáp án đúng là: B

Hệ thống sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô, hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu. Tất cả các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành một mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).

Câu 22. Mùa lũ ở hệ thống sông Hồng thường kéo dài

A. 5 tháng.

B. 6 tháng.

C. 7 tháng.

D. 8 tháng.

Đáp án đúng là: A

Chế độ nước của hệ thống sông Hồng có hai mùa: mùa lũ kéo dài 5 tháng (bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10) phù hợp với mùa mưa, lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm; mùa cạn kéo dài 7 tháng (bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau) với lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

Câu 23. Sông Thu Bồn dài khoảng

A. 205km.

B. 502km.

C. 250km.

D. 520km.

Đáp án đúng là: A

Sông Thu Bồn dài 205km, bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam. Hệ thống sông có khoảng 80 phụ lưu, thượng lưu có độ dốc lớn, hạ lưu sông chảy quanh co, đổ ra biển ở cửa Đại và các chi lưu khác.

Câu 24. Tổng lượng nước vào mùa cạn của hệ thống sông Mê Công chiếm khoảng

A. 10% tổng lượng nước cả năm.

B. 15% tổng lượng nước cả năm.

C. 20% tổng lượng nước cả năm.

D. 25% tổng lượng nước cả năm.

Đáp án đúng là: C

Chế độ nước của hệ thống sông Mê Công có hai mùa: mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 80% tổng lượng nước cả năm; mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng nước cả năm.

Câu 25. Ở chi lưu của sông lớn nhất của hệ thống sông Mê Công ở Việt Nam là

A. sông Tiền và sông Hậu.

B. Đồng Nai và Sài Gòn.

C. Mỹ Tho và Đak Krông.

D. sông Hậu và Đồng Nai.

Đáp án đúng là: A

Sông Mê Công có nhiều phụ lưu, riêng ở Việt Nam có 286 phụ lưu, lớn nhất là sông Sêrêpốk. Hai chi lưu lớn ở Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu, được chia ra thành nhiều sông nhỏ cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt.

Câu 26. Hồ Hòa Bình nằm trên sông nào dưới đây?

A. Sông Chảy.

B. Sông Đà.

C. Sông Hồng.

D. Sông Mã.

Đáp án đúng là: B

Hồ Hòa Bình nằm trên sông Đà.

Câu 27. Hồ nào sau đây là hồ nhân tạo lớn nhất nước ta?

A. Hòa Bình.

B. Dầu Tiếng.

C. Thác Bà.

D. Hoàn Kiếm.

Đáp án đúng là: B

Hồ Dầu Tiếng là một hồ nước nhân tạo nằm trên địa bàn 3 tỉnh gồm Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Hồ được hình thành do chặn dòng thượng nguồn sông Sài Gòn, là hồ thủy lợi lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Trắc nghiệm Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 10: Sinh vật Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 11: Phạm vi Biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

1 2,026 08/01/2024