TOP 30 câu Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 12 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 Bài 12 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 12.

1 671 lượt xem


Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 12: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam

Câu 1: Đâu không phải là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành vận tải đường biển của nước ta?

A. Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.

B. Ven biển có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió.

C. Có nhiều đảo, quần đảo ven bờ.

D. Có nhiều bãi triều, đầm phá ven biển

Đáp án: D

Giải thích:

Điều kiện thuận lợi đối với sự phát triển của ngành vận tải đường biển của nước ta là:

+ Nằm gần các tuyến đường biển quốc tế quan trọng.

+ Ven biển có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió, có nhiều đảo và quần đảo ven bờ.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển – đảo của nước ta hiện nay là do

A. Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản.

B. Hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người.

C. Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.

D. Hoạt động du lịch.

Đáp án: B

Giải thích: Chất lượng môi trường nước biển có xu hướng giảm, môi trường biển đảo nước ta hiện đang bị ô nhiễm chủ yếu do Hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng có những tác động xấu tới môi trường biển đảo.

Câu 3: Ô nhiễm môi trường biển - đảo xảy ra nghiêm trọng nhất ở

A. Các khu du lịch biển.

B. Các thành phố cảng, nơi khai thác dầu.

C. Đảo ven bờ.

D. Các cửa sông.

Đáp án: B

Giải thích: Hiện tượng nước biển bị biến đổi tính chất do các nguyên nhân khác nhau tác động làm ô nhiễm môi trường biển đảo. Ô nhiễm môi trường biển gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ số sinh hóa của nước biển. Không chỉ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực mà còn gây hại đến sức khỏe con người và tác động xấu đến môi trường sống của sinh vật ở biển. Ô nhiễm môi trường biển - đảo xảy ra nghiêm trọng nhất ở các thành phố cảng, các nơi khai thác dầu.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây không thể hiện rõ sự giảm sút của nguồn lợi thủy hải sản nước ta?

A. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn nuôi trồng.

B. Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.

C. Nhiều loài hải sản đang giảm sút về mức độ tập trung.

D. Các loài cá quý đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.

Đáp án: A

Câu 5: Phần lớn các đảo ven bờ đều có điều kiện thích hợp để phát triển ngành kinh tế nào sau đây?

A. Du lịch, ngư nghiệp.

B. Khai thác khoáng sản biển, ngư nghiệp.

C. Vận tải biển, khai thác khoáng sản biển.

D. Nông – lâm nghiệp.

Đáp án: A

Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng với môi trường nước biển?

A. Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt.

B. Vùng ven biển nước ta nhiều dạng địa hình.

C. Các hệ sinh thái ở bờ biển rất phong phú.

D. Nhìn chung các đảo chưa bị tác động nhiều.

Đáp án đúng là: A

Môi trường nước biển ở nước ta có chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép. Đối với môi trường nước xa bờ, chất lượng nước biển tương đối ổn định và ít biến động qua các năm.

Câu 7. Biểu hiện nào sau đây thể hiện vai trò của biển đảo đối với kinh tế nước ta?

A. Vai trò trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

B. Là nơi cư trú, nhiều hoạt động của dân cư.

C. Đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.

D. Có nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch.

Đáp án đúng là: C

Biển đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Vùng ven biển và hải đảo là nơi cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư nước ta. Nhiều hoạt động kinh tế biển như du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải,... đã đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước. Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 8. Một trong những yếu tố nhân tạo của môi trường biển là

A. các công trình xây dựng nằm ven biển.

B. đa dạng sinh học biển.

C. bờ biển và đáy biển.

D. nước biển và đa dạng sinh học biển.

Đáp án đúng là: A

Một trong những yếu tố nhân tạo của môi trường biển là các công trình xây dựng nằm ven biển.

Câu 9. So với môi trường trên đất liền, môi trường biển đảo có điểm gì khác biệt?

A. Có thể chia cắt được.

B. Môi trường đảo dễ bị suy thoái hơn.

C. Môi trường đảo khó bị suy thoái hơn.

D. Không chịu sự tác động của con người.

Đáp án đúng là: B

- Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền.

Câu 10. Để bảo vệ môi trường biển đảo, chúng ta không nên thực hiện giải pháp nào sau đây?

A. Xây dựng cơ chế, chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo.

B. Khai thác trái phép và sử dụng quá mức các tài nguyên biển đảo.

C. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát môi trường biển đảo.

D. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường biển đảo.

Đáp án đúng là: B

- Một số giải pháp để bảo vệ môi trường biển đảo:

+ Xây dựng cơ chế, chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo.

+ Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát môi trường biển đảo.

+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường biển đảo.

Câu 11. Vịnh biển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là

A. Vịnh Hạ Long.

B. Vịnh Vân Phong.

C. Vịnh Cam Ranh.

D. Vịnh Nha Trang.

Đáp án đúng là: A

Vịnh biển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Câu 12. Diện tích rừng ngập mặn ở nước ta đứng thứ mấy trên thế giới?

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Tài nguyên sinh vật vùng biển nước ta rất phong phú và đa dạng. Về thực vật, nước ta có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai thế giới; đã phát hiện trên 600 loài rong biển, khoảng 400 loài tảo biển cùng nhiều loài cỏ biển có giá trị.

Câu 13. Hầu hết các diện tích chứa dầu đều nằm trên

A. thềm lục địa với độ sâu không lớn.

B. vùng biển đảo với sâu và xa với bờ.

C. các quần đảo lớn và vùng nội thủy.

D. vùng núi sâu nhưng khá gần với bờ.

Đáp án đúng là: A

Vùng biển nước ta có nguồn tài nguyên dầu khí phong phú với trữ lượng ước tính khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hầu hết các diện tích chứa dầu đều nằm trên thềm lục địa với độ sâu không lớn.

Câu 14. Các cánh đồng muối lớn ở nước ta tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

D. Đông Nam Bộ và Bắc Bộ.

Đáp án đúng là: C

Những cánh đồng muối lớn phân bố chủ yếu ở một số tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta như: Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận,…

Câu 15. Ở ven biển nước ta có tiềm năng rất lớn về năng lượng nào sau đây?

A. Điện gió và thủy triều.

B. Thủy điện và nhiệt điện.

C. Thủy triều và thủy điện.

D. Chỉ có điện Mặt Trời.

Đáp án đúng là: A

Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, gió thổi thường xuyên với tốc độ trung bình ở nhiều nơi đạt trên 6 m/s, có nơi trên 10 m/s (vùng biển phía nam). Chính vì vậy, tiềm năng và triển vọng năng lượng điện gió ở nước ta là rất lớn. Bên cạnh nguồn năng lượng gió, nước ta còn có nguồn năng lượng thuỷ triều ổn định.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không đúng khi phản ánh đúng về tài nguyên biển và thềm lục địa của Việt Nam?

A. Sinh vật vùng biển Việt Nam phong phú, có tính đa dạng cao.

B. Dầu mỏ và khí tự nhiên tập tring ở các bể trong vùng thềm lục địa.

C. Vùng biển Việt Nam không thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu.

D. Vùng biển, đảo của Việt Nam rất giàu tiềm năng phát triển du lịch.

Đáp án đúng là: C

- Vùng biển Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển.

Câu 17. Bãi biển Mỹ Khê là địa điểm du lịch thuộc thành phố nào của Việt Nam?

A. Hà Nội.

B. Hải Phòng.

C. Cần Thơ.

D. Đà Nẵng.

Đáp án đúng là: D

Bãi biển Mỹ Khê là địa điểm du lịch thuộc thành phố Đà Nẵng.

Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển du lịch biển?

A. Bờ biển dài, có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp.

B. Hệ sinh thái biển phong phú, đa dạng.

C. Có 30 trên tổng số 63 tỉnh/ thành phố giáp với biển.

D. Khung cảnh thiên nhiên các đảo đa dạng.

Đáp án đúng là: C

Đến năm 2023, Việt Nam có 28 trên tổng số 63 tỉnh/ thành phố giáp với biển.

Câu 19. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước biển xa bờ ở Việt Nam

A. bị suy thoái nghiêm trọng.

B. không đạt tiêu chuẩn cho phép.

C. có nhiều biến động qua các năm.

D. đạt chuẩn, tương đối ổn định và ít biến động.

Đáp án đúng là: D

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước biển xa bờ ở Việt Nam đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm.

Câu 20. Hiện nay, chất lượng môi trường nước biển của Việt Nam

A. đạt chuẩn cho phép, ổn định và không có sự biến đổi qua các năm.

B. có xu hướng giảm do tác động của con người và biến đổi khí hậu.

C. được cải thiện rõ rệt do không chịu tác động từ sự biến đổi khí hậu.

D. có xu hướng tăng do người dân có ý thức cao trong bảo vệ môi trường.

Đáp án đúng là: B

Hiện nay, chất lượng môi trường nước biển của Việt Nam có xu hướng giảm do tác động của con người và biến đổi khí hậu.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Trắc nghiệm Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 10: Sinh vật Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 11: Phạm vi Biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

1 671 lượt xem