TOP 30 câu Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 10 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Sinh vật Việt Nam

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 Bài 10 Sinh vật Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 10.

1 1,139 08/01/2024


Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 10: Sinh vật Việt Nam

Câu 1: Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia:

A. Bạch Mã

B. Ba Bể

C. Ba Vì

D. Cúc Phương

Đáp án: D

Giải thích: Vườn quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước với đa dạng của các chủng loài trong hệ sinh thái rừng, tạo nên mỹ quan, khung cảnh thiên nhiên hết sức thu hút.

Câu 2: Sự đa dạng và phong phú của sinh vật Việt Nam không thể hiện ở:

A. Kiểu hệ sinh thái

B. Thành phần loài

C. Phân bố rộng khắp trên cả nước

D. Gen di truyền

Đáp án: C

Câu 3: Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển ở:

A. Vùng đồi núi

B. Vùng khô hạn

C. Vùng đồng bằng

D. Vùng nóng ẩm

Đáp án: A

Câu 4: Các hệ sinh thái nhân tạo hình thành do?

A. Hoạt động sản xuất nông nghiệp

B. Hoạt động sản xuất thủy sản

C. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Giải thích: Các hệ sinh thái nhân tạo hình thành do hoạt động sản xuất nông, làm nghiệp, thuỷ sản. Hệ sinh thái nhân tạo cũng rất đa dạng như hệ sinh thái đồng ruộng, vùng chuyên canh,..; hệ sinh thái nuôi trồng thuỷ sản; rừng trồng... ngày càng được mở rộng hơn, chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ.

Câu 5: Sự đa dạng về thành phần loài thể hiện ở?

A. Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới

B. Có nhiều loài thực vật quý hiếm (Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, nghiến, gỗ gụ…)

C. Có nhiểu động vật quý hiếm (Sao la, voi, bò tót, trĩ…)

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Câu 6: Đâu không phải là biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam?

A. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

B. Chặt phá rừng làm nương rẫy.

C. Ngăn chặn hành vi săn bắt động vật trái phép.

D. Xử lí chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống của sinh vật.

Đáp án: B

Giải thích:

Trước nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học, cần có các biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Một số biện pháp như sau:

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia nhằm mục đích bảo vệ và khôi phục một số hệ sinh thái tự nhiên, rừng nguyên sinh và động vật, thực vật quý hiếm.

+ Bảo vệ nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật bằng cách tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên.

+ Ngăn chặn hành vi phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép, khai thác, đánh bắt thuỷ sản quá mức.

+ Xử lí các chất thải, rác thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường các sinh vật.

+ Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học.

Câu 7. Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam là

A. tương đối nhiều loài.

B. khá nghèo nàn về loài.

C. nhiều loài, ít về gen.

D. phong phú và đa dạng.

Đáp án đúng là: D

Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sinh vật nước ta phong phú và đa dạng, thể hiện ở sự đa dạng về thành phần các loài sinh vật, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái.

Câu 8. Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào sau đây?

A. Hệ sinh thái nông nghiệp.

B. Hệ sinh thái tự nhiên.

C. Hệ sinh thái công nghiệp.

D. Hệ sinh thái nguyên sinh.

Đáp án đúng là: A

Các hệ sinh thái nông nghiệp - lâm nghiệp như đồng ruộng, vườn làng, trồng cây công nghiệp lấy gỗ, trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè,…) ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 9. Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái nào sau đây ngày càng mở rộng?

A. Hệ sinh thái nông nghiệp.

B. Hệ sinh thái tre nứa.

C. Hệ sinh thái nguyên sinh.

D. Hệ sinh thái ngập mặn.

Đáp án đúng là: A

Ngoài các hệ sinh thái tự nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của con người đã hình thành nên các hệ sinh thái nông nghiệp. Các hệ sinh thái này ngày càng mở rộng, chiếm dần diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên và chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ.

Câu 10. Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Cao nguyên.

B. Trung du.

C. Đồng bằng.

D. Miền núi.

Đáp án đúng là: C

Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng đồng bằng (đồng ruộng, vùng chuyên canh, nuôi thủy sản nước ngọt,…).

Câu 11. Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia nào sau đây?

A. Ba Bể.

B. Ba Vì.

C. Bạch Mã.

D. Cúc Phương.

Đáp án đúng là: D

Hiện nay Việt Nam có 34 vườn quốc gia. Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên được thành lập vào năm 1966 thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Trong khi đó, vườn quốc gia mới nhất được thành lập là Sông Thanh được thành lập vào ngày 18 tháng 12 năm 2020 nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Câu 12. Trong tự nhiên ở nước ta đã phát hiện khoảng bao nhiêu loài sinh vật?

A. 50000.

B. 40000.

C. 45000.

D. 55000.

Đáp án đúng là: A

Trong tự nhiên ở nước ta đã phát hiện hơn 50000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 20000 loài thực vật, 10500 loài động vật trên cạn. Ngoài ra, còn có rất nhiều loài động vật biển, vi sinh vật,…

Câu 13. Hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái nhân tạo?

A. Đồng ruộng, rừng trồng.

B. Rừng nhiệt đới gió mùa.

C. Rừng ngập mặn, cỏ biển.

D. Rạn san hô, rừng ôn đới.

Đáp án đúng là: A

Các hệ sinh thái nhân tạo hình thành do hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cũng rất đa dạng như hệ sinh thái đồng ruộng, vùng chuyên canh,...; hệ sinh thái nuôi trồng thuỷ sản; rừng trồng, ngày càng mở rộng, chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ.

Câu 14. Hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái tự nhiên trên cạn?

A. Rừng ngập mặn, cỏ biển.

B. Rừng mưa nhiệt đới.

C. Đầm phá ven biển.

D. Rạn san hô, rừng ôn đới.

Đáp án đúng là: B

Các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn bao gồm các kiểu hệ sinh thái rừng khác nhau, phổ biến nhất là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa với lớp phủ thực vật rậm rạp nhiều tầng, thành phần loài phong phú. Ngoài ra, còn có các hệ sinh thái trảng cỏ cây bụi, rừng cận nhiệt, rừng ôn đới núi cao,...

Câu 15. Hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái tự nhiên dưới nước?

A. Trảng cỏ, cây bụi.

B. Rừng mưa nhiệt đới.

C. Rừng nhiệt đới gió mùa.

D. Rừng ngập mặn, cỏ biển.

Đáp án đúng là: D

Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước bao gồm hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt. Các hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả vùng nước lợ) điển hình là rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, đầm phá ven biển,... và hệ sinh thái biển chia thành các vùng nước theo độ sâu. Các hệ sinh thái nước ngọt ở sông, suối, hồ, ao, đầm.

Câu 16. Hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái nhân tạo?

A. Vùng chuyên canh.

B. Đầm phá ven biển.

C. Rừng mưa nhiệt đới.

D. Rừng ngập mặn ven biển.

Đáp án đúng là: A

Các hệ sinh thái nhân tạo hình thành do hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cũng rất đa dạng như hệ sinh thái đồng ruộng, vùng chuyên canh,...; hệ sinh thái nuôi trồng thuỷ sản; rừng trồng, ngày càng mở rộng, chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ.

Câu 17. Sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam không được thể hiện ở yếu tố nào sau đây?

A. Đa dạng về thành phần loài.

B. Đa dạng về nguồn gen.

C. Chỉ có hệ sinh thái nhân tạo.

D. Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.

Đáp án đúng là: C

Sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam được thể hiện ở sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền và kiểu hệ sinh thái.

2. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam?

A. Mở rộng phạm vi phân bố của các loài sinh vật.

B. Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật.

C. Suy giảm nguồn gen.

D. Suy giảm hệ sinh thái.

Đáp án đúng là: A

- Tính đa dạng sinh học ở nước ta đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng, nên việc bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề cấp thiết ở nước ta hiện nay.

- Sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta thể hiện ở sự suy giảm về số lượng cá thể, loài sinh vật; suy giảm về hệ sinh thái và nguồn gen.

Câu 19. Nội dung nào sau đây là biểu hiện của sự suy giảm về số lượng cá thể và loài sinh vật ở Việt Nam?

A. Phạm vi phân bố loài tăng nhanh.

B. Nhiều hệ sinh thái rừng bị phá hủy.

C. Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.

D. Xuất hiện nhiều loài mới do lai tạo.

Đáp án đúng là: C

- Số lượng cá thể các loài thực vật, động vật hoang dã suy giảm nghiêm trọng. Một số loài thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng, như: nhiều loài cây gỗ quý (đinh, lim, sến, táu, trắc, gụ,...); nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm (voi, hổ, bò tót, tê giác một sừng, sao la,…).

Câu 20. Nguyên nhân tự nhiên nào dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam?

A. Hoạt động khai thác lâm sản của con người.

B. Biến đổi khí hậu với các hệ quả: bão, lũ, hạn hán,...

C. Hoạt động đánh bắt thủy sản quá mức.

D. Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy.

Đáp án đúng là: B

- Nguyên nhân tự nhiên dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam là do: biến đổi khí hậu với các hệ quả: bão, lũ hụt, hạn hán,…

Câu 21. Để bảo tồn đa dạng sinh học, chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây?

A. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.

B. Trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên.

C. Xử lí chất thải sinh hoạt và sản xuất.

D. Săn bắt động vật hoang dã trái phép.

Đáp án đúng là: D

- Biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học:

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia nhằm bảo vệ và khôi phục một số hệ sinh thái tự nhiên, rừng nguyên sinh và động, thực vật quý hiếm.

+ Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên - nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật.

+ Ngăn chặn: nạn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép, khai thác và đánh bắt thuỷ sản quá mức.

+ Xử lí các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống của các loài sinh vật.

+ Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ đa dạng sinh học.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Trắc nghiệm Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 11: Phạm vi Biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 12: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam

1 1,139 08/01/2024