Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ để phân biệt văn bản quy phạm

 Trả lời câu hỏi trang 127 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

1 4,704 17/12/2022


Giải KTPL 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam - Chân trời sáng tạo

Giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 trang 127

Câu hỏi trang 127 Kinh tế và Pháp luật 10:

Tình huống. Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. A xung phong phát biểu:

- Thưa cô, quy định xử phạt hành chính là văn bản quy phạm pháp luật ạ.

B trả lời:

- Thưa cô, theo em quyết định xử phạt vi phạm hành chính không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà là văn bản áp dụng pháp luật. Vì đây là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dụng áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện 1 lần trong thực tiễn.

Cả hai tranh luận khá sôi nổi những vẫn chưa tìm được câu trả lời thoả đáng.

Câu hỏi:

- Em đồng ý với ý kiến của A hay B? Vì sao?

- Theo em, làm thế nào để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật?

Trả lời

Yêu cầu số 1: Em đồng ý với ý kiến của B vì văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật, bởi nó chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện 1 lần trong thực tiễn.

Yêu cầu số 2: Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

- Khái niệm:

+ Văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

+ Văn bản áp dụng pháp luật: là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

- Thẩm quyền ban hành:

+ Văn bản quy phạm pháp luật: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Văn bản áp dụng pháp luật: Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành.

- Đặc điểm:

+ Văn bản quy phạm pháp luật: Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được áp dụng trong tất cả các trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.

+ Văn bản áp dụng pháp luật: Chứa quy tắc xử sự riêng; Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì; Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo việc thi hành). Mang tính cưỡng chế nhà nước cao.

- Phạm vi áp dụng:

+ Văn bản quy phạm pháp luật: Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định.

+ Văn bản áp dụng pháp luật: áp dụng cho đối tượng nhất định được nêu trong văn bản

Cơ sở ban hành:

+ Văn bản quy phạm pháp luật: Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn với văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật.

+ Văn bản áp dụng pháp luật: Thường dựa vào một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật

- Thời gian có hiệu lực:

+ Văn bản quy phạm pháp luật: Lâu dài, áp dụng nhiều lần.

+ Văn bản áp dụng pháp luật: Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ việc

1 4,704 17/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: