- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Mã số thuế (137)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Bảo hiểm xã hội (80)
- Tiền lương (78)
- Tạm trú (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Căn cước công dân (47)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Đăng ký mã số thuế (32)
- Hành chính (31)
- Thai sản (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hưởng BHTN (18)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Người phụ thuộc (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Thuế môn bài (13)
- Thường trú (13)
- Công ty TNHH (13)
Văn bản quy phạm pháp luật do ai ban hành?
1. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Căn cứ Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định văn bản quy phạm pháp luật:
Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
...
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Văn bản quy phạm pháp luật có đặc điểm:
- Có chứa quy phạm pháp luật: Quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định.
- Được ban hành theo đúng thẩm quyền: Mỗi cơ quan nhà nước chỉ có thẩm quyền ban hành những văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Được ban hành theo đúng hình thức: Văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết,...
- Được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục: Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể.
2. Văn bản quy phạm pháp luật do ai ban hành?
Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm:
- Quốc hội ban hành Luật, nghị quyết (Quy định tại Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
- Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh, nghị quyết (Quy định tại Điều 16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
- Chủ tịch nước ban hành Lệnh, quyết định (Quy định tại Điều 17 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
- Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Nghị quyết liên tịch (Quy định tại Điều 18 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020)
- Chính phủ ban hành Nghị định (Quy định tại Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định (Quy định tại Điều 20 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết (Quy định tại Điều 21 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư (Quy định tại Điều 22 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư (Quy định tại Điều 23 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành Thông tư (Quy định tại Điều 24 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch (Quy định tại Điều 25 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020)
- Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định (Quy định tại Điều 26 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Nghị quyết (Quy định tại Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định (Quy định tại Điều 28 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
- Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành các văn bản sau: (Quy định tại Điều 29 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
+ Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành nghị quyết;
+ Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành quyết định theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan.
- Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành Nghị quyết (Quy định tại Điều 30 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020)
3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật dựa trên các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Thủ tướng Chính Phủ có thẩm quyền ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật nào?
Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức mới nhất