- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Có bao nhiêu loại văn bản quy phạm pháp luật?
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiếp xúc rất nhiều loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Vậy những văn bản đó có phải là văn bản quy phạm pháp luật hay không và nó thuộc loại văn bản nào? Hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu loại Văn vản quy phạm pháp luật? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé.
1. Văn bản quy phạm pháp luật là gì
Theo quy định tại Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và được Nhà nước bảo đảm thực hiện (theo khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015).
2. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ vào các quy định pháp luật về văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm sau đây:
- Phải do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành với những hình thức do pháp luật quy định.
- Trình tự, thủ tục ban hành văn bản được quy định chặt chẽ trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Nội dung của văn bản có chứa các quy tắc xử sự chung. Quy tắc xử sự chung là những chuẩn mực mà mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân phải tuân theo khi tham gia quan hệ xã hội được quy tắc đó điều chỉnh. Nó được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương.
- Nhà nước bảo đảm việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật bằng các biện pháp thích hợp như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, các biện pháp về tổ chức, hành chính, kinh tế và trong trường hợp cần thiết là biện pháp cưỡng chế bắt buộc thi hành.
Những đặc điểm trên cho phép phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với các hình thức văn bản do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành nhưng không có đủ các yếu tố của văn bản quy phạm pháp luật và được gọi là văn bản áp dụng quy phạm pháp luật như: Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và Nghị quyết về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Nghị quyết của Chính phủ về chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định; Nghị quyết về điều chỉnh chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định của Chính phủ; Nghị định của Chính phủ phê chuẩn đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử các thành viên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Quyết định xử lý vi phạm hành chính; Văn bản quy phạm nội bộ của cơ quan, đơn vị; Văn bản cá biệt để phát động phong trào thi đua, biểu dương người tốt, việc tốt, văn bản cá biệt có tính chất chỉ đạo, điều hành hành chính hoặc để hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và các văn bản cá biệt khác để giải quyết vụ việc cụ thể đối với đối tượng cụ thể.
3. Có bao nhiêu loại văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ tại Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì hiện nay có tổng công 26 loại văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
- Hiến pháp của Quốc hội.
- Bộ luật của Quốc hội.
- Luật của Quốc hội.
- Nghị quyết của Quốc hội.
- Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Lệnh của Chủ tịch nước.
- Quyết định của Chủ tịch nước.
- Nghị định của Chính phủ.
- Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã.
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.