Luật hộ tịch hiện hành và những quy định liên quan
Luật hộ tịch hiện hành và những quy định liên quan

1. Luật hộ tịch hiện hành được ban hành năm nào? Phạm vi điều chỉnh như thế nào?

Hiện nay, Luật hộ tịch đang có hiệu lực pháp lý hiện hành là Luật hộ tịch số: 60/2014/QH13, do Quốc Hội ban hành và thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Theo quy định tại Điều 1 Luật hộ tịch 2014, phạm vi điều chỉnh của Luật hộ tịch được quy định như sau:

1. Luật này quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; Cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch.

2. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch, nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam, Luật nuôi con nuôi, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

Luật hộ tịch hiện hành được ban hành năm nào? Phạm vi điều chỉnh như thế nào?
Luật hộ tịch hiện hành được ban hành năm nào? Phạm vi điều chỉnh như thế nào?

2. Theo quy định tại Luật hộ tịch, hộ tịch và đăng ký hộ tịch là gì?

Hiện nay, hộ tịch và thủ tục đăng ký hộ tịch là một trong những quy định quan trọng trong Luật hộ tịch 2014. Trong đó, theo quy định tại Điều 2 Luật hộ tịch 2014, hộ tịch và đăng ký hộ tịch được quy định như sau:

1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.

2. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.

Theo quy định tại Luật hộ tịch, hộ tịch và đăng ký hộ tịch là gì?
Theo quy định tại Luật hộ tịch, hộ tịch và đăng ký hộ tịch là gì?

3. Nội dung đăng ký hộ tịch được quy định như thế nào?

Luật hộ tịch 2014 đã có quy định cụ thể về những nội dung, sự kiện được ghi vào sổ hộ tịch của mỗi công dân. Trong đó, theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch 2014, nội dung đăng ký hộ tịch bao gồm:

1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:

a) Khai sinh;

b) Kết hôn;

c) Giám hộ;

d) Nhận cha, mẹ, con;

đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;

e) Khai tử.

2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

a) Thay đổi quốc tịch;

b) Xác định cha, mẹ, con;

c) Xác định lại giới tính;

d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;

đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;

e) Công nhận giám hộ;

g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Luật hộ tịch, hộ tịch và đăng ký hộ tịch là gì?
Theo quy định tại Luật hộ tịch, hộ tịch và đăng ký hộ tịch là gì?

4. Việc đăng ký hộ tịch phải được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Theo quy định tại Luật hộ tịch, khi tiến hành việc đăng ký hộ tịch, ngoài việc thực hiện thủ tục theo quy định pháp luật, việc đăng ký hộ tịch cũng phải được dựa trên những nguyên tắc luật định. Cụ thể, theo quy định tại Điều 5 Luật hộ tịch 2014, nguyên tắc đăng ký hộ tịch được quy định như sau:

1. Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.

2. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

4. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.

5. Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

6. Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

7. Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.

Việc đăng ký hộ tịch phải được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc đăng ký hộ tịch phải được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Xem thêm các bài viết liên quan:

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con năm 2024

Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân