- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (85)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Tiền lương (76)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Định danh (56)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Bằng lái xe (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lý lịch (26)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Xử phạt hành chính (25)
- Hóa đơn (24)
- Xây dựng (23)
- Nghỉ phép (23)
- Mã định danh (23)
Tra cứu mã định danh cá nhân trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú mới nhất 2025
1. Mã định danh là gì?
Hiện nay, theo quy định pháp luật, cụ thể là tại Điều 12 Luật căn cước 2023 đã quy định rõ
Điều 12. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam
1. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, mã số định danh cá nhân sẽ bao gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.
2. Tra cứu mã định danh cá nhân trên Cổng dịch vụ quản lý cư trú mới nhất 2025
2.1 Cách tra cứu mã định danh trên Cổng dịch vụ quản lý cư trú
Công dân có thể tra cứu mã định danh trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú qua những bước sau:
Bước 1 Các bạn truy cập vào Cổng dịch vụ công quản lý cư trú trên Internet, sau đó các bạn chọn Đăng nhập.
Bước 2 Sau khi vào Đăng nhập, các bạn đăng nhập tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia của mình.
Bước 3: Sau khi đã đăng nhập, tiến hành vào phần “Cư trú và giấy tờ tuy thân”, chọn mục “Thông báo lưu trú”
Bước 4: Chọn mục “Nộp trực tuyến”
Bước 5: Xem số định danh cá nhân tại vị trí như trong ảnh
2.2 Tra cứu mã định danh trên Căn cước công dân (CCCD)
Đối với đối tượng đã có Căn cuốc công dân (CCCD), mã định danh học sinh chính là dãy số có 12 số trên Căn cước công dân.
3. 02 loại mã định danh của học sinh
Hiện nay, theo quy định pháp luật, học sinh sẽ có 02 loại mã định danh, bao gồm:
3.1 Mã định danh do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT đã nêu rõ:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là tập hợp dữ liệu số hóa thông tin quản lý về giáo dục và đào tạo (gồm dữ liệu về trường học, dữ liệu về lớp học, dữ liệu về cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên, giảng viên, và nhân viên, dữ liệu về người học, dữ liệu về chương trình giáo dục, dữ liệu về cơ sở vật chất trường học và các dữ liệu liên quan khác) do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và quản lý.
2. Mã định danh cho một đối tượng được quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là một chuỗi ký tự dùng để định danh duy nhất cho đối tượng đó trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.
Như vậy, theo quy định pháp luật, mã định danh học sinh là loại mã định danh do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp, dùng để số hóa các thông tin về lý lịch, kết quả học tập, thể chất (chiều cao, cận nặng, các bệnh về mắt-xương, dinh dưỡng) của học sinh.
3.2 Mã định danh cá nhân
Hiện nay, theo quy định pháp luật, mỗi cá nhân đều sẽ có một mã số định danh cá nhân riêng của mình, được gọi là số định danh cá nhân. Trong đó, tại Điều 11 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP đã quy định rõ:
Điều 11. Xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân đối với công dân Việt Nam
1. Mỗi công dân Việt Nam khi được thu thập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an xác lập 01 số định danh cá nhân duy nhất, không trùng lặp với người khác.
Trong đó, số định danh cá nhân sẽ bao gồm các thông tin sau:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Giới tính;
d) Nơi đăng ký khai sinh;
đ) Nơi sinh;
e) Quê quán;
g) Dân tộc;
h) Quốc tịch;
i) Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp (nếu có); trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.
4. Mã định danh học sinh có bao nhiêu số?
Hiện nay, theo quy định pháp luật, cụ thể là tại Điều 12 Luật căn cước 2023 đã quy định rõ
Điều 12. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam
1. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, mã định danh của học sinh (cũng chính là số định danh cá nhân) sẽ bao gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.
5. Tài khoản trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo bao gồm mấy loại?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 42/2021/TT-BGDĐT, tài khoản trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo đã được quy định rõ như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
3. Tài khoản trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo gồm hai thông tin chính là tên đăng nhập và mật khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp để đăng nhập, báo cáo và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu.
Có hai loại tài khoản là tài khoản quản trị dùng để quản trị cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo theo thẩm quyền và tài khoản khai thác sử dụng dữ liệu trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.
Như vậy, có thể thấy, tài khoản trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo bao gồm 02 loại
- Tài khoản là tài khoản quản trị dùng để quản trị cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo theo thẩm quyền
- Tài khoản khai thác sử dụng dữ liệu.
Các tài khoản này đều bao gồm 02 thông tin chính là tên đăng nhập và mật khẩu.
6. Tài khoản trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo do cơ quan nào cấp?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 42/2021/TT-BGDĐT, cơ quan có thẩm quyền cấp tài khoản trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo đã được quy định cụ thể như sau:
Điều 9. Tài khoản trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo
Tài khoản trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo được cấp cho tổ chức, cá nhân dùng để quản trị, báo cáo dữ liệu, khai thác và sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.
1. Tài khoản quản trị cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Công nghệ thông tin) quản lý.
2. Tài khoản quản trị của các cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và giao cho các trường quản lý, sử dụng.
3. Tài khoản quản trị của các sở giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và giao cho các sở giáo dục và đào tạo quản lý, sử dụng. Tài khoản khai thác sử dụng của các đơn vị, cá nhân thuộc và trực thuộc sở giáo dục và đào tạo do sở giáo dục và đào tạo cấp, giao cho các đơn vị, cá nhân quản lý, sử dụng.
4. Tài khoản quản trị của các phòng giáo dục và đào tạo do sở giáo dục và đào tạo cấp và giao cho các phòng giáo dục và đào tạo quản lý, sử dụng. Tài khoản khai thác sử dụng của các đơn vị, cá nhân thuộc và trực thuộc phòng giáo dục và đào tạo do phòng giáo dục và đào tạo cấp, giao cho các đơn vị, cá nhân quản lý, sử dụng.
5. Tài khoản quản trị của các cơ sở giáo dục do sở giáo dục và đào tạo hoặc phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý cấp và giao cho các cơ sở giáo dục quản lý, sử dụng. Tài khoản khai thác sử dụng của các bộ phận, cá nhân trong cơ sở giáo dục do cơ sở giáo dục cấp và giao cho bộ phận, cá nhân quản lý, sử dụng.
Đồng thời, quy định pháp luật cũng đã nêu rõ, tổ chức, cá nhân được giao tài khoản chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản, bảo mật dữ liệu và quản lý, sử dụng tài khoản theo đúng mục đích, chức năng quy định.
7. Mã định danh học sinh sử dụng sẽ thống nhất ở tất cả các cấp học đúng không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 42/2021/TT-BGDĐT đã quy định về mã định danh của học sinh trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo như sau:
Điều 10. Mã định danh trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo
2. Mã định danh của mỗi đối tượng được quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là duy nhất, được hình thành từ lần nhập dữ liệu đầu tiên và bất biến (không bị thay đổi hoặc xóa bỏ từ khi mã được sinh ra), được dùng thống nhất, xuyên suốt ở tất cả các cấp học. Mã định danh phục vụ công tác quản lý, báo cáo, kết nối dữ liệu trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo và các mục đích khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Như vậy, có thể thấy, mã định danh học sinh sẽ được sử dụng đồng bộ cho toàn bộ cấp học mà không thay đổi.
8. Một số câu hỏi thường gặp
8.1 Thông tin mã định danh bị cấp sai thì nên xử lý như thế nào?
Hiện nay, theo quy định tại Khoản 7,8 Điều 11 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP đã quy định rõ như sau:
Điều 11. Xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân đối với công dân Việt Nam
7. Các trường hợp hủy, xác lập lại số định danh cá nhân
a) Được xác định lại giới tính, cải chính hộ tịch do có sai sót về năm sinh theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch và pháp luật khác có liên quan;
b) Có sai sót về thông tin nơi đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân khi thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
c) Cơ quan quản lý căn cước phát hiện, xử lý đối với hành vi sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả, cung cấp thông tin, tài liệu giả để được thu thập, cập nhật thông tin dân cư, cấp chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước;
d) Cơ quan đăng ký hộ tịch thu hồi, hủy bỏ giấy khai sinh cấp trái quy định của pháp luật.
8. Việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 7 Điều này được thực hiện theo nhu cầu của công dân. Trường hợp công dân không có nhu cầu hủy, xác lập lại số định danh cá nhân thì tiếp tục sử dụng số định danh cá nhân đang sử dụng.
Như vậy, trong trường hợp thông tin mã số định danh cá nhân bị cấp sai, người dân có thể tiến hành thủ tục hủy và xác lập lại số định danh cá nhân theo quy định pháp luật.
Trong đó, thủ tục đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân được tiến hành như sau:
Bước 1: Công dân yêu cầu hủy, xác lập lại số định danh cá nhân theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 7 Điều 11 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP thì kê khai và nộp Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại Công an cấp xã nơi cư trú.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của công dân quy định tại khoản 8 Điều này, Công an cấp xã nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, xác minh tính chính xác của hồ sơ và gửi đề nghị hủy, xác lập lại số định danh của công dân tới cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an thông qua hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của Công an cấp xã, cơ quan quản lý căn cước, Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân. Sau khi đã hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Công an cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân. Số định danh cá nhân đã bị hủy được lưu vào thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không được sử dụng để cấp cho người khác.
8.2 Đối tượng nào được cấp tài khoản định danh điện tử?
Theo Điều 11 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, các đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử cụ thể như sau:
Điều 11. Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
2. Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
3. Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Như vậy, tài khoản định danh điện tử có thể được cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài từ 14 tuổi trở lên và các cơ quan, tổ chức hoạt động tại Việt Nam. Đối với những cá nhân dưới 14 tuổi, việc đăng ký sẽ được thực hiện thông qua tài khoản của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Số định danh cá nhân VNeID là gì? Cách tra cứu số định danh cá nhân qua ứng dụng VNeID
- Tài khoản định danh điện tử là gì? Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử mới nhất 2025
- Hướng dẫn cách kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên điện thoại mới nhất 2025
- Để sử dụng dịch vụ công bắt buộc phải định danh điện tử đúng không?
- Hướng dẫn tải VNeID và cài đặt ứng dụng định danh điện tử mới nhất 2025