- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Bảo hiểm xã hội (98)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (76)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (64)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Đăng kiểm (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Biển báo giao thông (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Mã định danh (26)
Tiền bảo hiểm thất nghiệp có lấy hộ được không?
1. Tiền bảo hiểm thất nghiệp có lấy hộ được không?
Về nguyên tắc người lao động phải tự mình đi làm thủ tục và nhận kết quả quyết định, tiền trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong các trường hợp bất khả kháng được quy định thì người lao động có thể ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tiền trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định tại Luật Việc làm 2013 thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
(2) Điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hoặc không có xác định thời hạn; hoặc
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Tuy nhiên, người lao động đáp ứng đủ các điều kiện kể trên phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nghỉ việc để được giải quyết theo thẩm quyền (trường hợp quá 3 tháng mà không nộp hồ sơ thì người lao động sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp lần này mà thời gian làm việc trước đây sẽ được bảo lưu để cộng dồn cho lần hưởng tiếp theo).
Khi đó, Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả và trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
Người lao động có trách nhiệm đến Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đã nộp hồ sơ để nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn theo phiếu hẹn đã được cấp.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì trường hợp sau 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, trường hợp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
- Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì về nguyên tắc người lao động phải tự mình đi làm thủ tục và nhận kết quả quyết định, tiền trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong các trường hợp bất khả kháng được quy định trên đây thì người lao động có thể ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tiền trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn mà pháp luật quy định (02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tiền thất nghiệp).
2. Tiền bảo hiểm thất nghiệp trả vào ngày nào hàng tháng?
- Đối với lần chuyển tiền lần đầu tiên: người lao động sẽ được nhận tiền trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Từ lần thứ 02 trở đi: thời hạn chuyển tiền là 05 ngày làm việc tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó.
Cụ thể, quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, người lao động được nhận tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo lịch như sau:
(1) Lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp lần đầu
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp.
Thời hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ..
Như vậy, nếu đã nộp hồ sơ đầy đủ, người lao động sẽ nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp lần đầu trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
(2) Lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp từ lần thứ 2 trở đi
Từ lần thứ 2 trở đi, người lao động sẽ nhận tiền trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nếu ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày nghỉ thì tiền sẽ được chuyển vào ngày làm việc tiếp theo
3. Tiền bảo hiểm thất nghiệp có được nhận cộng dồn không?
Người lao động được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động chưa lĩnh trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp nếu người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đó thì sẽ không được cộng dồn, nhưng vẫn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần tiếp theo nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Căn cứ theo khoản 1, Điều 45 Luật Việc làm số 38/2013/QH13:
“Thời gian đóng bảo hiểm xã hội thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoản thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Theo đó, người lao động không lĩnh tiền bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ vẫn được coi là chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vì thế, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được bảo lưu và cộng dồn để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho những lần tiếp theo khi người lao động đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, khoản 2, Điều 45 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 quy định :
“Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.”
Các trường hợp kể trên bao gồm:
- Tìm được việc làm;
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tòa án tuyên bố mất tích;
- Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
4. Người lao động được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp mấy lần?
Hiện nay, không có quy định về số lần tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động có thể nhận tiền BHTN không giới hạn số lần hưởng nếu cứ đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Tuy nhiên, Điều 50 Luật Việc làm 2013 nêu rõ, thời gian tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp dựa trên số tháng đóng BHTN như sau:
Người lao động đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Sau thời điểm này, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp. Tổng cộng dồn không quá 12 tháng.
Như vậy, người lao động sẽ không được hưởng quá 12 tháng trợ cấp thất nghiệp cho một lần hưởng.
5. Có được chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp được chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định về chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
...
Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
- Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
- Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
- Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1 Sau 3 tháng không lấy bảo hiểm thất nghiệp có bị mất không?
Nếu bạn không lĩnh bảo hiểm thất nghiệp sau 3 tháng nghỉ việc thì bạn sẽ không bị mất tiền trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ được bảo lưu và cộng dồn cho lần hưởng tiếp theo khi bạn đủ điều kiện hưởng theo quy định
6.2 Đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 1 năm có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định người lao động cần đóng tối thiểu 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp để đủ điều kiện về thời gian, từ đó xét hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Như vậy là, khi nghỉ việc mà thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 1 năm, người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp
6.3 Nghỉ việc bao lâu mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Căn cứ Điều 46 và khoản 3 Điều 50 Luật việc làm 2013, thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.