Làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Hà Nội ở đâu
Làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Hà Nội ở đâu

1. Làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Hà Nội ở đâu?

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 15 địa điểm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Bạn có thể lựa chọn một trong số các địa điểm sau:

(1) Điểm Yên Hòa

Địa chỉ: Số 215 Phố Trung Kính, Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 37.822.806 - Máy lẻ: Lễ tân 303, Tiếp nhận hồ sơ 438, Trả kết quả 432, Tiếp nhận Thông báo tìm kiếm việc làm 399 & 194.

Email: bhtn.yh@gmail.com.

(2) Điểm Hà Đông

Địa chỉ: Số 144 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 33.829.082.

Email: hadong.bhtn@gmail.com.

(3) Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Nam Từ Liêm

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên quận Nam Từ Liêm

Địa chỉ: Số 18 đường Nguyễn Cơ Thạch, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 32.123.085.

Email: namtuliem.bhtn@gmail.com.

(4) Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Gia Lâm

Địa chỉ: Số 6 đường Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 32.161.465.

Email: gialam.bhtn@gmail.com.

(5) Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Sóc Sơn

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Sóc Sơn

Địa chỉ: Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội (QL3 gần trường Trung cấp An Ninh).

Điện thoại: (024) 22.468.928.

Email: bhtn.ss@gmail.com.

(6) Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Long Biên

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên quận Long Biên

Địa chỉ: Ngõ 161 Hoa Lâm, Việt Hưng, Long Biên.

Điện thoại: 024.32161469.

Email: bhtn.lb@gmail.com.

(7) Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Thường Tín

Tầng 2 Nhà điều hành điểm đỗ xe bus trung tâm huyện Thường Tín

Địa chỉ: Số 108 đường Hùng Nguyên, thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 33.66.88.06.

Email: thuongtin.bhtn@gmail.com.

(8) Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Mê Linh

Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Mê Linh - Trung tâm hành chính huyện Mê Linh

Địa chỉ: Xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Điện thoại: (024)32.161.578.

Email: melinh.bhtn@gmail.com.

(9) Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Ứng Hòa

Trung tâm Quỹ đất huyện Ứng Hòa

Địa chỉ: Số 59 phố Lê Lợi, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Điện thoại: (024)33.212.233.

Email: unghoa.bhtn@gmail.com.

(10) Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Đông Anh

Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long

Địa chỉ: Thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 666.3.81.48.

Email: bhtn.da@gmail.com.

(11) Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Ba Vì

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Ba Vì

Địa chỉ: Km 55+500 quốc lộ 32, thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 666.3.44.11.

Email: bhtn.st@gmail.com.

(12) Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Phú Xuyên

Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội

Địa chỉ: Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 32.222.458.

Email: phuxuyen.bhtn@gmail.com.

(13) Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Hoài Đức

Tầng 1 Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Hoài Đức

Địa chỉ: Khu 6 Thị trấn trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 320.055.12.

Email: hoaiduc.bhtn@gmail.com.

(14) Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Đan Phượng

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đan Phượng

Địa chỉ: Số 101 phố Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 33.878.099.

Email: danphuong.bhtn@gmail.com.

(15) Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Thạch Thất

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Thạch Thất

Địa chỉ: Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 32.222.735.

Tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP: Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, người lao động được chọn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại bất cứ trung tâm dịch vụ việc làm nào mà mình muốn nhận.

Do đó, người lao động có thể làm hồ sơ tại trung tâm việc làm gần nơi mình ở hoặc nơi cảm thấy thuận tiện nhất để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2. Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những văn bản, tài liệu gì?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) quy định như sau:

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

e) Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;

g) Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;

h) Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình sau:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan công an, chính quyền địa phương nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở chính thực hiện xác minh nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản trả lời cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

i) Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của hợp đồng đ

3. Sổ bảo hiểm xã hội.

Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

Như vậy, khi đi nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần mang theo những giấy tờ được quy định như trên.

Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những văn bản, tài liệu gì?
Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những văn bản, tài liệu gì?

3. Hướng dẫn cách nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp online mới nhất như thế nào?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã có Công văn 1399/LĐTBXH-VL năm 2022 về việc tiếp nhận và giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Theo đó, người tham gia BHXH khi chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc và có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) online trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Theo đó, quy trình làm hồ sơ thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp online trên Cổng dịch vụ công quốc gia được thực hiện như sau:

Bước 1: NLĐ đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html và thực hiện đăng ký theo hướng dẫn.

Bước 2: Sau khi đăng ký tài khoản thành công, NLĐ đăng nhập tài khoản cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia bằng cách nhấn vào ô “Đăng nhập” và bấm chọn vào mục "Tài khoản cấp bởi cổng dịch vụ công quốc gia"

Tại mục CMND/ CCCD, NLĐ điền thông tin tài khoản đăng nhập, nhập đúng mã xác thực và nhấn chọn "đăng nhập". Sau khi người lao động chọn Đăng nhập tài khoản sẽ có 1 mã OTP được gửi về số điện thoại mà người dùng vừa sử dụng để đăng ký tài khoản trước đó. Người dùng điền dãy số vào ô tương ứng và nhấn "Xác nhận" để hoàn tất việc đăng nhập.

Bước 3: Tìm kiếm và chọn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại mục “giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp”

Để tìm kiếm nhanh chóng tại mục “Tìm kiếm nâng cao” bạn điền “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp” và nhấn vào biểu tượng “tìm kiếm” bên cạnh

Kết quả hiển thị một số gợi ý các mục có liên quan đến nội dung bạn tìm kiếm, bạn chọn trong danh sách gợi ý mục “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp”

Sau đó người lao động chọn ô “Nộp trực tuyến”.

Bước 4: Nhập thông tin đơn đề nghị trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 01

Tiếp đó, hệ thống sẽ hiển thị giao diện đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 01, NLĐ nhập đầy đủ các thông tin cá nhân vào đơn. Các mục có dấu (*) là mục thông tin bắt buộc phải nhập nên NLĐ phải điền đầy đủ các thông tin.

Sau đó, Chọn gửi Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐ-TB&XH để tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.

Bước 5: Chọn nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp

Sau khi điền hết các thông tin NLĐ chọn nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp. Ở bước này NLĐ có thể chọn nhận qua tài khoản ngân hàng hoặc nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH quận/huyện nơi cư trú.

Bước 6: Tải file đính kèm

NLĐ tải file đính kèm bao gồm: Bản chụp/scan một trong các giấy tờ chứng minh việc người lao động chấm dứt hợp đồng lao động/làm việc theo quy định tại đơn vị và các file khác theo yêu cầu của từng đơn vị (nếu có)

Bước 7: Chọn cơ quan tiếp nhận và nộp hồ sơ

Sau khi tải file đính kèm, NLĐ chọn cơ quan tiếp nhận bằng cách nhập tỉnh/thành phố và Trung tâm dịch vụ việc làm tương ứng tại tỉnh/ thành phố nơi muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Sau đó người lao động nhấn chọn ô “Nộp hồ sơ” để hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp online.

Khi này hệ thống sẽ gửi thông báo nộp hồ sơ thành công để xác nhận việc hoàn tất.

Sau khi NLĐ hoàn tất việc nộp hồ sơ thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp online trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ tự động chuyển thông tin NLĐ (bao gồm họ và tên, số CMND/ CCCD/ hộ chiếu, số sổ BHXH, ngày chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc) qua hệ thống của cơ quan BHXH.

Sau khi nhận được thông tin của NLĐ từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia chuyển đến, Cơ quan BHXH kiểm tra, giải quyết thông tin NLĐ.

4. Thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là bao lâu?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013: thì thời hạn nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được giới hạn trong vòng 03 tháng kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Nếu để quá thời hạn 03 tháng mới đi nộp hồ sơ, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ từ chối giải quyết và trả lại hồ sơ cho người lao động.

5. Khi nào thì được chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp?

Theo quy định, đối với lần chuyển tiền lần đầu tiên, người lao động sẽ được nhận tiền trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Từ lần thứ 02 trở đi, thời hạn chuyển tiền là 05 ngày làm việc tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó.

Cụ thể, quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, người lao động được nhận tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo lịch như sau:

(1) Lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp lần đầu

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp.

Thời hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ..

Như vậy, nếu đã nộp hồ sơ đầy đủ, người lao động sẽ nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp lần đầu trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

(2) Lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp từ lần thứ 2 trở đi

Từ lần thứ 2 trở đi, người lao động sẽ nhận tiền trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nếu ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày nghỉ thì tiền sẽ được chuyển vào ngày làm việc tiếp theo.

6. Những câu hỏi thường gặp

6.1. Thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp?

Thủ tục nhận tiền hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp lần đầu và từ lần thứ 2 trở đi là giống nhau, người lao động đủ điều kiện hưởng thì có thể làm thủ tục hưởng theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày kết thúc hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.

Bước 2: Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau khi đã nhận đầy đủ hồ sơ, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu người lao động chưa tìm được việc làm thì Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp và sổ BHXH và trả lại cho người lao động kèm quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bước 3: Nhận tiền trợ cấp. Người lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp theo lịch nhận tiền hưởng BHTN theo quy định. Ngoài ra, trong thời gian hưởng trợ cấp, hàng tháng, người lao động cần thông báo trực tiếp về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.

6.2. Điều kiện nhận tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động muốn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • ĐK1: Đã chấm dứt hợp đồng lao động (trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động).
  • ĐK2: Đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng tính từ thời điểm trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
  • ĐK3: Đã nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
  • ĐK4: Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.

Theo Điều 46 Luật Việc làm 2013, trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động đủ điều kiện có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.

6.3. Người lao động được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp mấy lần?

Hiện nay, không có quy định về số lần tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động có thể nhận tiền BHTN không giới hạn số lần hưởng nếu cứ đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Tuy nhiên, Điều 50 Luật Việc làm 2013 nêu rõ, thời gian tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp dựa trên số tháng đóng BHTN như sau:

  • Người lao động đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
  • Sau thời điểm này, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp. Tổng cộng dồn không quá 12 tháng.

Như vậy, người lao động sẽ không được hưởng quá 12 tháng trợ cấp thất nghiệp cho một lần hưởng.