Cách tính mức lương BHTN mới nhất 2025
Cách tính mức hưởng BHTN mới nhất 2025

1. Cách tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2025

Căn cứ theo Điều 50 Luật Việc làm 2013 về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  • Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  • Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Như vậy, theo quy định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2025 được tính theo công thức sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

=

Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

x

60%

2. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa năm 2025 là bao nhiêu?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa từ 1/7/2024 cho người lao động cụ thể như sau:

  • Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là11.700.000 đồng/tháng.
  • Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là:24.800.000 đồng/tháng (Vùng 1), 22.050.000 đồng/tháng (Vùng 2), 19.300.000 đồng/tháng (Vùng 3), 17.250.000 đồng/tháng (Vùng 4).

Căn cứĐiều 50 Luật Việc làm 2013:Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Căn cứ theo quy định tạiĐiều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CPthì từ 1/7/2024 mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là 2.340.000 đồng/tháng.

Căn cứ theoĐiều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CPthì từ 1/7/2024 mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định như sau:

    • Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng.
    • Vùng 2 là 4.410.000 đồng/tháng.
    • Vùng 3 là 3.860.000 đồng/tháng.
    • Vùng 4 là 3.450.000 đồng/tháng.

3. Người lao động được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp mấy lần?

Hiện nay, không có quy định về số lần tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động có thể nhận tiền BHTN không giới hạn số lần hưởng nếu cứ đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Tuy nhiên, Điều 50 Luật Việc làm 2013 nêu rõ, thời gian tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp dựa trên số tháng đóng BHTN như sau:

  • Người lao động đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
  • Sau thời điểm này, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp. Tổng cộng dồn không quá 12 tháng.

4. Thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp

Thủ tục nhận tiền hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp lần đầu và từ lần thứ 2 trở đi là giống nhau, người lao động đủ điều kiện hưởng thì có thể làm thủ tục hưởng theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày kết thúc hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.

Bước 2: Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau khi đã nhận đầy đủ hồ sơ, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu người lao động chưa tìm được việc làm thì Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp và sổ BHXH và trả lại cho người lao động kèm quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bước 3: Nhận tiền trợ cấp. Người lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp theo lịch nhận tiền hưởng BHTN theo quy định. Ngoài ra, trong thời gian hưởng trợ cấp, hàng tháng, người lao động cần thông báo trực tiếp về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.

Thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp
Thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Nhờ người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 28/2015/NĐ-CP đã có quy định về việc người lao động được phép ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ những trường hợp bất khả kháng như ốm đau, gặp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh... và phải có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

5.2 Người lao động được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp mấy lần?

Hiện nay, không có quy định về số lần tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động có thể nhận tiền BHTN không giới hạn số lần hưởng nếu cứ đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Tuy nhiên, Điều 50 Luật Việc làm 2013 nêu rõ, thời gian tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp dựa trên số tháng đóng BHTN như sau:

  • Người lao động đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
  • Sau thời điểm này, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp. Tổng cộng dồn không quá 12 tháng.

5.3. Trường hợp nào được cộng dồn tiền bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động chưa lĩnh trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp nếu người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đó thì sẽ không được cộng dồn, nhưng vẫn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần tiếp theo nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.