- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (211)
- Mã số thuế (139)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Tiền lương (78)
- Tạm trú (77)
- Hợp đồng (76)
- Căn cước công dân (73)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (54)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thai sản (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Pháp luật (35)
- Đăng ký mã số thuế (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Thuế môn bài (25)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hưởng BHTN (18)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Giáo dục (16)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Người phụ thuộc (14)
- Thường trú (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Phụ cấp (13)
- Công ty TNHH (13)
Thế nào là nơi cư trú? Nơi cư trú được ghi theo địa chỉ nào? Người không có thường trú, tạm trú thì khai báo nơi cư trú thế nào năm 2025?
1. Thế nào là nơi cư trú?
Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nơi cư trú cụ thể như sau:
Nơi cư trú của cá nhân
1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
3. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.
Tại Điều 11 Luật Cư trú 2020 cũng có quy định về nơi cư trú của công dân cụ thể như sau:
Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Như vậy, nơi cư trú của công dân là nơi công dân đó thường xuyên sinh sống, có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của công dân đó.
2. Nơi cư trú được ghi theo địa chỉ nào?
- Dựa vào những quy định về nơi cư trú đã cung cấp ở trên thì khi điền thông tin về nơi cư trú, người dân có thể ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú đều được.
- Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại.
3. Người không có thường trú, tạm trú khai báo nơi cư trú thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú cụ thể như sau:
Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú
1. Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo ngay thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
Trường hợp qua kiểm tra, rà soát, cơ quan đăng ký cư trú phát hiện người thuộc trường hợp phải khai báo thông tin về cư trú thì có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu công dân đó thực hiện việc khai báo. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú yêu cầu công dân khai báo thông tin về cư trú, công dân phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký cư trú để thực hiện khai báo.
2. Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, xác minh thông tin nhân thân của công dân đã khai báo qua trao đổi, lấy thông tin từ cha, mẹ, anh, chị em ruột hoặc người thân thích khác của công dân; trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin.
Trường hợp qua kiểm tra, xác minh mà xác định thông tin công dân đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú đề nghị công dân đó khai báo lại để kiểm tra, xác minh lại nếu thấy cần thiết. Thời hạn kiểm tra, xác minh lại được tính như thời hạn kiểm tra, xác minh lần đầu.
Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định được người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú thực hiện thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập, cấp số định danh cá nhân cho công dân nếu công dân đó chưa có số định danh cá nhân. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo, cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.
3. Nội dung giấy xác nhận thông tin về cư trú bao gồm các thông tin cơ bản về công dân: Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi ở hiện tại; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.
4. Người đã được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú có trách nhiệm đăng ký thường trú hoặc tạm trú ngay khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Cư trú; trường hợp vẫn chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú nhưng có thay đổi về thông tin nhân thân thì phải khai báo lại với Công an cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận để rà soát, cập nhật thông tin về nhân thân lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào giấy xác nhận thông tin về cư trú của công dân và thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành việc cập nhật thông tin về hộ tịch và cấp giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân theo thẩm quyền.
Theo đó, trình tự, thủ tục khai báo nơi cư trú được quy định như sau:
Bước 1: Đến cơ quan đăng ký cư trú để khai báo
Bước 2: Cung cấp thông tin về nơi cư trú cho cơ quan có thẩm quyền
Bước 3: Được cấp số định danh, giấy xác nhận thông tin về cư trú
Bước 4: Đăng ký thường trú, tạm trú sau khi được xác nhận thông tin cư trú.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Nơi cư trú khác nơi thường trú như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú khác nơi thường trú như sau:
- Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
- Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Như vậy, nơi cư trú là bao hàm luôn cả nơi thường trú và nơi tạm trú. Nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống.
Ví dụ: Một người từ tỉnh lên thành phố sinh sống thì nơi cư trú của người đó là nơi mà người đó tạm trú tại thành phố. Nơi thường trú là địa chỉ nơi ở ghi trong sổ hộ khẩu.
4.2. Nơi cư trú ghi như thế nào?
- Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú;
- Trường hợp không có nơi đăng ký thường trú, thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú;
- Trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
4.3. Thông tin công dân trên thẻ Căn cước công dân
Thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi thường trú của người được cấp thẻ căn cước. Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có nơi thường trú nhưng có nơi tạm trú thì thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi tạm trú của người được cấp thẻ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Nơi cư trú khác nơi thường trú như thế nào? Nơi cư trú là thường trú hay tạm trú năm 2025
- Không đăng ký tạm trú khi ở trọ bị phạt bao nhiêu tiền? Sau bao lâu không đăng ký tạm trú thì bị phạt
- Địa chỉ thường trú là gì? Phân biệt giữa lưu trú, thường trú và tạm trú theo quy định hiện hành
- Người lao động nước ngoài không cư trú có bắt buộc đóng BHXH không?
- Cách xác định cá nhân cư trú hay không cư trú đối với người nước ngoài. Các khoản miễn thuế TNCN cho người nước ngoài hiện nay