Mức lương đóng BHXH bắt buộc là 30 triệu/tháng có được không?

1. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 30 triệu/tháng có được không?

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

  • Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 6 Quyết định 595/QĐ- BHXH 2017 cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

Cũng theo Nghị quyết 128/2020/QH14 thì chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở trong năm 2021, mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy, 20 tháng lương cơ sở = 20 x 1.490.000 = 29.800.000 đồng. Hợp đồng 30 triệu thì mức tiền lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất là 29.800.000 đồng.

  • Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, bao gồm:
    • Mức lương ghi trong hợp đồng lao động.
    • Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
    • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thực hiện từ 01/01/2018.
  • Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm: Tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Mức lương đóng BHXH bắt buộc là 30 triệu/tháng có được không?
  • Tiền lương tháng làm căn cứ đóng đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định; đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Lưu ý: Từ ngày 01/7/2024, lương tối thiểu vùng tăng thêm 6%. Như vậy, mức lương tối thiểu tháng tăng 200.000 đồng đến 280.000 đồng tùy từng vùng. Trong đó, lương vùng 1 nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng 2 là 4,41 triệu đồng; vùng 3 là 3,86 triệu đồng và vùng 4 là 3,45 triệu đồng.

Do đó, mức lương tối thiểu vùng tăng sẽ ảnh hưởng đến mức lương đóng bảo hiểm xã hội cũng tăng lên. Người sử dụng lao động và người lao động phải cập nhật và điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội cho phù hợp, đầy đủ theo quy định.

Trên đây là những nội dung liên quan đến Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 30 triệu/tháng có được không? Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những vấn đề cơ bản liên quan đến mức lương đóng bảo hiểm xã hội. Từ đó, vận dụng và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, đúng với quy định, tránh việc thiếu sót dẫn đến những vi phạm liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội.

2. Bảo hiểm xã hội là gì?

  • Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thì bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
  • Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.

3. Các câu hỏi thường gặp

3.1. Mức đóng BHXH tự nguyện năm 2024 là bao nhiêu?

Mức đóng BHXH tự nguyện 2024 bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức đóng BHXH tự nguyện 2024 thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở nghĩa là bằng 46.800.000 triệu đồng.

3.2. Mua BHYT bao lâu thì được sử dụng?

  • Trường hợp bạn tham gia không liên tục (không quá 03 tháng) thì thẻ BHYT của bạn có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT.
  • Trường hợp bạn tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên thì thẻ BHYT của bạn có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng.

3.3. Thời điểm đủ 5 năm liên tục là gì?

Thời điểm đủ 5 năm liên tục là thời gian mà người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng các quyền ưu tiên tương ứng, tuy nhiên, thời gian này không phải là thời hạn có giá trị sử dụng của BHYT như nhiều người vẫn tưởng. Thời hạn đủ 5 năm liên tục chỉ là căn cứ để xác lập các quyền ưu tiên đối với người tham gia BHYT.

3.4. Lương 20 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?

Hiện nay, hàng tháng, người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm với tổng mức đóng = 32% x Tổng mức lương trả cho người lao động. Như vậy, theo công thức trên, tổng mức đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động là 32% x 20 triệu = 6,4 triệu đồng/tháng.