Mẫu văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung mới nhất 2025
Mẫu văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung mới nhất 2025

1. Mẫu văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung mới nhất 2025

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------o0o--------

VĂN BẢN THỎA THUẬN

NHẬP TÀI SẢN RIÊNG VÀO TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

Chúng tôi gồm:

Ông: .............................................................................................................................................

Sinh ngày: ....................................................................................................................................

Chứng minh nhân dân số: .........................cấp ngày ........................ tại ......................................

Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)....

......................................................................................................................................................

Bà: ...............................................................................................................................................

Sinh ngày: ....................................................................................................................................

Chứng minh nhân dân số: ....................cấp ngày ...................... tại .............................................

Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)....

......................................................................................................................................................

Là vợ chồng theo Giấy đăng ký kết hôn số .......................... ngày .................................. do Uỷ ban nhân dân ..................................................... cấp.

Chúng tôi thỏa thuận nhập tài sản riêng của ông (bà)............................... vào tài sản chung của vợ chồng như sau:

ĐIỀU 1

TÀI SẢN NHẬP LÀ BẤT ĐỘNG SẢN

Ông (bà) ………………....................................................................................tự nguyện nhập toàn bộ (một phần)……………………… tài sản riêng của mình là ………..... …………tọa lạc tại số …………….. đường ……........…...…... ………..phường (xã) ………………………….... quận (huyện) ………………………………...thành phố …………………………………….có đặc điểm (nêu rõ đặc điểm của bất động sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu): .........................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................... vào tài sản chung của vợ chồng.

Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về thời gian, điều kiện nhập tài sản, đăng ký quyền sở hữu ...

ĐIỀU 2

TÀI SẢN NHẬP LÀ ĐỘNG SẢN VÀ CÁC QUYỀN TÀI SẢN

Ông (bà)……………………………………..…. tự nguyện nhập toàn bộ (một phần) tài sản là …………………... có đặc điểm (nêu rõ đặc điểm của động sản , các quyền tài sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu - nếu có): ................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

vào tài sản chung của vợ chồng.

Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về thời gian, điều kiện nhập tài sản, đăng ký quyền sở hữu (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu)...

ĐIỀU 3

CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây :

1. Việc thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo đúng ý chí của vợ chồng chúng tôi. và không trái pháp luật;

2. Tài sản nêu trên thuộc sở hữu hợp pháp của ông (bà) .…………………….., không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành. Những thông tin về tài sản trong Thỏa thuận này là đúng sự thật;

3. Việc thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng không nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của ông (bà) …………………...................................... về tài sản. Thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc nhập tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản;

4. Những thông tin về nhân thân trong Thỏa thuận này là đúng sự thật;

5. Thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc;

6. Thực hiện đúng và đầy đủ nội dung thỏa thuận nêu trên;

7. Các cam đoan khác ...

ĐIỀU 4

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này;

2. Hiệu lực của văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng được tính từ ngày ………...............…….............. Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản, do các bên ký tên, có chứng nhận của …………………………………………………………và trước khi đăng ký (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu);

3. Chúng tôi đã tự đọc văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong văn bản và ký vào văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên.

...., ngày..., tháng..., năm....

Người vợ Người chồng

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hướng dẫn viết văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng:

  1. Quốc hiệu, tiêu ngữ và tiêu đề: Ghi đúng theo mẫu: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc - ------o0o------. Dòng tiêu đề phải in hoa, nêu rõ: VĂN BẢN THỎA THUẬN NHẬP TÀI SẢN RIÊNG VÀO TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG.

  2. Phần thông tin của các bên: Ghi rõ thông tin của cả vợ và chồng, bao gồm: họ tên, ngày sinh, số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ hộ khẩu thường trú (hoặc nơi đăng ký tạm trú). Thông tin phải đầy đủ, chính xác để tránh sai sót pháp lý.

  3. Căn cứ đăng ký kết hôn: Ghi số, ngày cấp và nơi cấp giấy đăng ký kết hôn.

  4. Điều 1 – Tài sản nhập là bất động sản: Liệt kê đầy đủ thông tin về bất động sản nhập vào tài sản chung, bao gồm địa chỉ cụ thể, diện tích, số tờ bản đồ, số thửa đất (nếu có), đặc điểm nhà đất, kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán, giấy tờ hợp lệ khác). Nêu rõ nhập toàn bộ hay một phần tài sản.

  5. Điều 2 – Tài sản nhập là động sản và các quyền tài sản: Nêu cụ thể loại tài sản (ví dụ: xe ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, cổ phần...), đặc điểm nhận diện, giá trị, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nếu có. Ghi rõ nhập toàn bộ hay một phần.

  6. Điều 3 – Cam đoan của các bên: Giữ nguyên nội dung theo mẫu, chỉ thay thế thông tin cụ thể. Cam đoan phải thể hiện ý chí tự nguyện, sự trung thực, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không có tranh chấp và hiểu rõ hậu quả pháp lý.

  7. Điều 4 – Điều khoản cuối cùng: Xác định rõ ngày có hiệu lực của văn bản, cách thức sửa đổi, bổ sung. Ghi chú rằng văn bản chỉ có hiệu lực khi có chữ ký của hai bên và được công chứng theo quy định pháp luật.

  8. Chữ ký: Vợ và chồng phải ký, điểm chỉ (lăn tay) và ghi rõ họ tên.

  9. Lời chứng của công chứng viên: Sau khi hoàn tất, mang văn bản đến tổ chức hành nghề công chứng để được công chứng viên chứng thực.

2. Văn bản thỏa thuận và hợp đồng có giống nhau không?

Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hiện nay, không có khái niệm cụ thể về Biên bản thỏa thuận. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách chung nhất rằng, Biên bản thỏa thuận là văn bản được dùng để ghi lại những nội dung được các bên tham gia cùng đồng ý, thống nhất để lấy cơ sở thực hiện một công việc nào đó.

Cả hợp đồng và biên bản thỏa thuận đều dựa trên sự thống nhất ý chí giữa các bên và đều có thể được dùng làm chứng cứ khi xảy ra tranh chấp tại Tòa án.

Để xác định hai loại văn bản này có giống nhau hay không, cần xem nội dung của biên bản có mang bản chất như hợp đồng hay không. Tuy nhiên, điểm hạn chế của Biên bản thỏa thuận là thường không thể mang đi công chứng khi cần.

Dưới đây là bảng so sánh giữa văn bản thỏa thuận và hợp đồng:

Tiêu chí

Văn bản thỏa thuận

Hợp đồng

Khái niệm

Là văn bản ghi nhận sự đồng ý giữa các bên về một vấn đề cụ thể nhưng có thể không bắt buộc đầy đủ về mặt pháp lý.

Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, có giá trị pháp lý ràng buộc.

Tính ràng buộc pháp lý

Có thể có hoặc không; phụ thuộc vào nội dung và hình thức thể hiện.

Bắt buộc và có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật.

Hình thức

Linh hoạt, có thể bằng văn bản, email, biên bản ghi nhớ, trao đổi, văn bản thỏa thuận chung.

Bắt buộc bằng văn bản theo mẫu quy định đối với những lĩnh vực pháp luật yêu cầu, hoặc có thể bằng văn bản/tài liệu rõ ràng.

Nội dung

Thường đơn giản, mang tính nguyên tắc, thỏa thuận chung, không quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ.

Quy định rõ ràng về đối tượng, quyền và nghĩa vụ của các bên, điều khoản cụ thể và chặt chẽ.

Hiệu lực thi hành

Có thể không rõ ràng hoặc chỉ mang tính tham khảo; nếu muốn có giá trị bắt buộc thì phải nêu cụ thể.

Có hiệu lực pháp luật ngay khi các bên ký kết theo quy định.

Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho những thỏa thuận mang tính thiện chí, nguyên tắc chung, hoặc ghi nhận ý định.

Áp dụng cho các giao dịch dân sự, kinh doanh, lao động và các quan hệ ràng buộc pháp lý khác.

Văn bản thỏa thuận và hợp đồng có giống nhau không?
Văn bản thỏa thuận và hợp đồng có giống nhau không?

3. Các câu hỏi thường gặp

3.1. Văn bản thỏa thuận có giá trị pháp lý không?

Văn bản thỏa thuận vẫn có thể có giá trị pháp lý nếu được lập dựa trên sự tự nguyện, minh bạch, không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội. Dù không được quy định cụ thể như hợp đồng, nhưng khi nội dung rõ ràng và có chữ ký của các bên, văn bản thỏa thuận vẫn có thể được Tòa án xem xét làm căn cứ giải quyết tranh chấp.

3.2. Văn bản thỏa thuận có công chứng được không?

Thông thường, biên bản thỏa thuận sẽ không được công chứng vì không thuộc danh mục văn bản yêu cầu công chứng theo quy định. Nếu muốn công chứng, các bên nên lập văn bản dưới dạng hợp đồng có đầy đủ điều khoản cụ thể và phù hợp với quy định pháp luật về công chứng.

3.3. Khi nào nên lập văn bản thỏa thuận?

Các bên nên lập văn bản thỏa thuận khi muốn ghi nhận sự đồng ý về nguyên tắc, phân chia công việc, quyền lợi hoặc trách nhiệm nhưng chưa đến mức phải ký hợp đồng chính thức. Văn bản thỏa thuận giúp làm rõ ý định giữa các bên và hạn chế mâu thuẫn về sau.

3.4. Văn bản thỏa thuận có được dùng làm chứng cứ khi tranh chấp không?

Có. Mặc dù không phải là hợp đồng, nhưng nếu văn bản thỏa thuận thể hiện đầy đủ sự tự nguyện, có chữ ký xác nhận của các bên và nội dung không vi phạm pháp luật, thì vẫn được Tòa án xem xét như một chứng cứ khi giải quyết tranh chấp.

3.5. Khi lập văn bản thỏa thuận, cần chú ý điều gì?

Cần ghi rõ thông tin các bên, nội dung cụ thể, quyền và nghĩa vụ, cam kết thực hiện, thời gian có hiệu lực. Nội dung không được trái pháp luật, đạo đức xã hội và nên thể hiện sự tự nguyện, thỏa thuận minh bạch.