7 mẫu văn bản thỏa thuận phổ biến hợp quy chuẩn mới nhất 2025
7 mẫu văn bản thỏa thuận phổ biến hợp quy chuẩn mới nhất 2025

1. 6 mẫu văn bản thỏa thuận phổ biến hợp quy chuẩn mới nhất 2025

1.1. Mẫu văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------o0o--------

VĂN BẢN THỎA THUẬN

NHẬP TÀI SẢN RIÊNG VÀO TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

Chúng tôi gồm:

Ông: .............................................................................................................................................

Sinh ngày: ....................................................................................................................................

Chứng minh nhân dân số: .........................cấp ngày ........................ tại ......................................

Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)....

......................................................................................................................................................

Bà: ...............................................................................................................................................

Sinh ngày: ....................................................................................................................................

Chứng minh nhân dân số: ....................cấp ngày ...................... tại .............................................

Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)....

......................................................................................................................................................

Là vợ chồng theo Giấy đăng ký kết hôn số .......................... ngày .................................. do Uỷ ban nhân dân ..................................................... cấp.

Chúng tôi thỏa thuận nhập tài sản riêng của ông (bà)............................... vào tài sản chung của vợ chồng như sau:

ĐIỀU 1

TÀI SẢN NHẬP LÀ BẤT ĐỘNG SẢN

Ông (bà) ………………....................................................................................tự nguyện nhập toàn bộ (một phần)……………………… tài sản riêng của mình là ………..... …………tọa lạc tại số …………….. đường ……........…...…... ………..phường (xã) ………………………….... quận (huyện) ………………………………...thành phố …………………………………….có đặc điểm (nêu rõ đặc điểm của bất động sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu): .........................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................... vào tài sản chung của vợ chồng.

Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về thời gian, điều kiện nhập tài sản, đăng ký quyền sở hữu ...

ĐIỀU 2

TÀI SẢN NHẬP LÀ ĐỘNG SẢN VÀ CÁC QUYỀN TÀI SẢN

Ông (bà)……………………………………..…. tự nguyện nhập toàn bộ (một phần) tài sản là …………………... có đặc điểm (nêu rõ đặc điểm của động sản , các quyền tài sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu - nếu có): ................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

vào tài sản chung của vợ chồng.

Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về thời gian, điều kiện nhập tài sản, đăng ký quyền sở hữu (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu)...

ĐIỀU 3

CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây :

1. Việc thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo đúng ý chí của vợ chồng chúng tôi. và không trái pháp luật;

2. Tài sản nêu trên thuộc sở hữu hợp pháp của ông (bà) .…………………….., không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành. Những thông tin về tài sản trong Thỏa thuận này là đúng sự thật;

3. Việc thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng không nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của ông (bà) …………………...................................... về tài sản. Thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc nhập tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản;

4. Những thông tin về nhân thân trong Thỏa thuận này là đúng sự thật;

5. Thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc;

6. Thực hiện đúng và đầy đủ nội dung thỏa thuận nêu trên;

7. Các cam đoan khác ...

ĐIỀU 4

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này;

2. Hiệu lực của văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng được tính từ ngày ………...............…….............. Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản, do các bên ký tên, có chứng nhận của …………………………………………………………và trước khi đăng ký (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu);

3. Chúng tôi đã tự đọc văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong văn bản và ký vào văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên.

...., ngày..., tháng..., năm....

Người vợ Người chồng

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

1.2. Mẫu văn bản thỏa thuận lối đi chung ngắn gọn đầy đủ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



VĂN BẢN THỎA THUẬN

(về việc sử dụng lối đi chung)

Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm ….., tại …………………….., chúng tôi gồm:

BÊN A: Hộ gia đình ông/bà:............................................ gồm các thành viên sau:

Ông: ......................................................Sinh năm: .....................................................

CMND/CCCD số: ........................ do .................................. cấp ngày ......................

Hộ khẩu thường trú tại: ..............................................................................................

Bà: .......................................................Sinh năm: .......................................................

CMND/CCCD số: ........................ do ................................ cấp ngày .........................

Hộ khẩu thường trú tại: ...............................................................................................

BÊN B: Hộ gia đình ông/bà:............................................ gồm các thành viên sau:

Ông: ......................................................Sinh năm: .....................................................

CMND/CCCD số: ........................ do ................................ cấp ngày ........................

Hộ khẩu thường trú tại: ...............................................................................................

Bà: .......................................................Sinh năm: .......................................................

CMND/CCCD số: ........................ do ................................ cấp ngày ........................

Hộ khẩu thường trú tại: ...............................................................................................

Chúng tôi đã thỏa thuận và thống nhất cùng nhau lập Văn bản thỏa thuân về việc sử dụng lối đi chung cụ thể như sau:

1. Bên A cam đoan:

Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình ông/bà ……………. tại thửa đất số… tờ bản đồ số …. địa chỉ tại ……………… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …….. vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ……………. do…….. cấp ngày…………..

2. Bên B cam đoan:

Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình ông/bà ……………. tại thửa đất số… tờ bản đồ số …. địa chỉ tại ……………… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …….. vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ……………. do…….. cấp ngày…………..

3. Hai bên cam đoan:

- Bên A và bên B có những thửa đất liền kề với nhau tại ………. theo các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất……….. nêu trên. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc sử dụng đất nên chúng tôi đã thống nhất cùng nhau lập Văn bản thỏa thuận về việc thống nhấ lối đi chung như sau:

- Bên A đồng ý bỏ ra …m2 (Bằng chữ:……….mét vuông), giới hạn bởi các điểm ……… làm lối đi chung theo Hồ sơ kỹ thuật thửa đất số….. lập bởi ………. ngày ………………….

- Bằng Văn bản này, bên A đồng ý cho bên B được quyền sử dụng lối đi chung nêu trên mà không có bất kỳ thắc mắc hay khiếu nại nào

- Bên B đồng ý sử dụng diện tích đất nêu trên làm lối đi chung của cả hai bên; Bên A và bên B cùng thống nhất diện tích…….. m2 (Bằng chữ:……………) nêu trên là lối đi chung của cả bên A và bên B.

- Khi một trong các bên thực hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho mượn thì bên nhận được phép sử dụng lối đi chung này và không bên nào được phép cản trở việc sử dụng lối đi chung đó.

- Việc thống nhất lối đi chung nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, dứt khoát và không kèm theo bất cứ điều kiện gì

- Chỉ sử dụng phần diện tích …….. m2 (Bằng chữ:……………) nêu trên vào mục đích làm lối đi chung của các bên, không bên nào được sử dụng vào việc riêng hoặc cản trở việc sử dụng của các bên còn lại.

- Cả hai bên cam kết mọi giấy tờ về nhân thân và tài sản để thực hiện Văn bản này đều là giấy tờ thật, cấp đúng thẩm quyền, còn nguyên giá trị pháp lý và không bị tẩy xóa, sửa chữa. Nếu sai chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật kể cả việc mang tài sản chung, riêng để đảm bảo cho lời cam đoan trên.

- Văn bản này được lập theo đúng ý chí của chúng tôi và trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất cứ sự đe dọa, ép buộc nào. Chúng tôi đã tự đọc lại toàn bộ nội dung của Văn bản thỏa thuận này, đã đồng ý toàn bộ nội dung của văn bản, không có điều gì vướng mắc.

Chúng tôi cùng tự nguyện ký tên, điểm chỉ dưới đây. Văn bản thỏa thuận này gồm có … tờ …….. trang được lập thành ……. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ……. bản làm bằng chứng.

BÊN A BÊN B

(ký, ghi rõ họ tên và điểm chỉ) (ký, ghi rõ họ tên và điểm chỉ)

1.3. Mẫu văn bản thỏa thuận hoán đổi đất hợp quy chuẩn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------

VĂN BẢN THỎA THUẬN HOÁN ĐỔI ĐẤT

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..., tại ..., chúng tôi gồm:

BÊN A:

- Họ và tên: ...................................................

- Ngày sinh: ..................................................

- Số CCCD/CMND: .................. cấp ngày: ....... tại: ..........

- Địa chỉ thường trú: .........................................

- Số điện thoại liên hệ: .....................................

BÊN B:

- Họ và tên: ...................................................

- Ngày sinh: ..................................................

- Số CCCD/CMND: .................. cấp ngày: ....... tại: ..........

- Địa chỉ thường trú: .........................................

- Số điện thoại liên hệ: .....................................

Điều 1: Thông tin thửa đất của các bên

1.1. Thửa đất của Bên A:

- Địa chỉ thửa đất: ..........................................

- Thửa đất số: ......... Tờ bản đồ số: ............

- Diện tích: .................... m²

- Hình thức sử dụng: ..................................

- Mục đích sử dụng: ..................................

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: .......... do .......... cấp ngày .......

1.2. Thửa đất của Bên B:

- Địa chỉ thửa đất: ..........................................

- Thửa đất số: ......... Tờ bản đồ số: ............

- Diện tích: .................... m²

- Hình thức sử dụng: ..................................

- Mục đích sử dụng: ..................................

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: .......... do .......... cấp ngày .......

Điều 2: Nội dung hoán đổi

Hai bên đồng ý hoán đổi quyền sử dụng đất nêu tại Điều 1 của Bên A và Bên B cho nhau. Việc hoán đổi hoàn toàn tự nguyện, không vì mục đích kinh doanh, không phát sinh tranh chấp, khiếu kiện và tuân thủ theo quy định pháp luật.

Điều 3: Trách nhiệm thực hiện

Hai bên có trách nhiệm phối hợp thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc hoán đổi đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật.

Điều 4: Cam kết chung

Hai bên cam kết:

- Thông tin trong văn bản này là hoàn toàn đúng sự thật.

- Việc hoán đổi đất được thực hiện tự nguyện, không bị ép buộc.

- Nếu sau này có vấn đề phát sinh, hai bên cùng giải quyết trên tinh thần thiện chí, tuân thủ quy định pháp luật.

Điều 5: Hiệu lực của văn bản

Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hai bên đã đọc, hiểu và đồng ý toàn bộ nội dung trước khi ký tên. Văn bản được lập thành ... bản, mỗi bên giữ ... bản, có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký và ghi rõ họ tên)

1.4. Mẫu văn bản thỏa thuận chia tài sản thừa kế chuẩn quy định

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..., tại ..., chúng tôi gồm có:

I/ Những người thừa kế theo pháp luật:

1. Họ và tên: ....

Sinh năm: ...

Căn cước công dân số: ..., cấp ngày .../ .../ ..., cơ quan cấp: ...

Địa chỉ thường trú (liên hệ): ...

Được hưởng thừa kế theo pháp luật, thuộc hàng thừa kế thứ nhất và là: ... của người để lại di sản thừa kế.

2. Họ và tên: ....

Sinh năm: ...

Căn cước công dân số: ..., cấp ngày .../ .../ ..., cơ quan cấp: ...

Địa chỉ thường trú (liên hệ): ...

Được hưởng thừa kế theo pháp luật, thuộc hàng thừa kế thứ nhất và là: ... của người để lại di sản thừa kế.

...

Được hưởng thừa kế theo pháp luật, thuộc hàng thừa kế thứ nhất và là: ... của người để lại di sản thừa kế.

II/ Nội dung thống nhất và đồng ý thực hiện thỏa thuận phân chia di sản, như sau:

1. Chúng tôi là những đồng thừa kế, được hưởng thừa kế theo pháp luật, thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng di sản thừa kế của ông ..., sinh năm ..., chết ngày ... tháng ... năm ..., theo Trích lục khai tử (bản sao) số .../TLKT-BS do UBND phường ..., quận ..., thành phố ..., cấp ngày ... tháng ... năm ...

2. Di sản thừa kế:

2. 1. Phần di sản thừa kế của ông ..., là: Một phần hai (1/2) quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tọa lạc tại: số ..., đường ..., phường ..., thành phố ..., thuộc thửa đất số ..., tờ bản đồ số ..., theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số ..., do Sở Tài nguyên và môi trường ..., cấp ngày ... tháng ... năm ....

2. 1. Một phần hai (1/2) quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, phần còn lại tại Điểm 2. 1 Mục 2 này là tài sản riêng của bà ....

2. 3. Trước khi chết ông ... không để lại di chúc để định đoạt tài sản của mình, nên theo quy định của pháp luật về thừa kế, thì chúng tôi là những người thừa kế theo pháp luật, được hưởng di sản thừa kế là tài sản của ông ....

3. Thoả thuận phân chia tài sản thừa kế:

Chúng tôi là các đồng thừa kế theo pháp luật, được hưởng tài sản thừa kế của ông ...., đã thống nhất và đồng ý để cho một (01) đồng thừa kế là:

...

Được toàn quyền quản lý, sử dụng, sở hữu và định đoạt đối với toàn bộ phần tài sản thừa kế của ông ... tại Điểm 2. 1. Mục 2 ở trên đây.

4. Nội dung cam đoan của chúng tôi:

4. 1. Toàn bộ thông tin được ghi trong văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế này là đúng sự thật.

4. 2. Ông ... không còn bất cứ người thừa kế nào khác ngoài những người thừa kế có tên nêu trên tại Phần I văn bản thoả thuận này. Cha, mẹ của ông ... đã chết trước, ông ... không có con nuôi, cha mẹ nuôi. Chúng tôi không bỏ sót người thừa kế, nếu sau này có người nào khác khiếu nại và đưa ra chứng cứ chứng minh được họ là người thừa kế của ông ..., thì chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bỏ sót người thừa kế và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật bằng tài sản riêng của mình.

4. 3. ...

4. 4. ...

4. 5. ...

5. Các giấy tờ kèm theo:

...

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế này, được thành lập 03 (ba) bản chính, được giao cho các đồng thừa kế 02 (hai) bản chỉnh, còn 01(một) bản chính lưu tại UBND phường ..., quận ..., thành phố ....

NHỮNG NGƯỜI THỎA THUẬN PHÂN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên)

7 mẫu văn bản thỏa thuận phổ biến hợp quy chuẩn mới nhất 2025
7 mẫu văn bản thỏa thuận phổ biến hợp quy chuẩn mới nhất 2025

1.5. Mẫu thỏa thuận tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân chuẩn pháp lý

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


VĂN BẢN CAM KẾT TÀI SẢN RIÊNG

Hôm nay, ngày…. tháng … năm ….., tại ……………………….

Tôi là: ........... Sinh năm: .......

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: ....... do .......... cấp ngày ..........

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………….

Và chồng tôi là ông: ........... Sinh năm: .......

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: ....... do .......... cấp ngày ..........

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………….

Chúng tôi là vợ chồng theo Giấy chứng nhận kết hôn số .... quyển số ..... do UBND ............. đăng ký ngày ........

Bằng văn bản này tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung sau đây:

1. Ông ….. là chủ sử hữu, chủ sử dụng hợp pháp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất tại địa chỉ: …………. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số …., số vào sổ cấp GCN………. do ……… cấp ngày ………, đứng tên …….

Thông tin cụ thể về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất như sau:

* Quyền sử dụng đất:

- Thửa đất số: …………………………………..…….…..

- Tờ bản đồ số: ……………………………………..….…

- Địa chỉ thửa đất: ……………………………………..…

- Diện tích: … m2 (Bằng chữ: …………………. mét vuông)

- Hình thức sử dụng: ……………………………….…….

- Mục đích sử dụng: ………………………………………

- Thời hạn sử dụng: …………………………………….....

Nguồn gốc sử dụng: Nhận tặng cho đất …………………..

* Tài sản gắn liền với đất:

- Loại nhà: ..........................; - Diện tích sàn xây dựng: ..............m2

- Kết cấu nhà: .................... ; - Số tầng: ..................................

- Thời hạn sử dụng................. ; - Năm hoàn thành xây dựng : ………….

2. Bằng văn bản này, tôi xin cam kết như sau:

- Quyền sử dụng đất nêu trên là do vợ/chồng tôi - bà/ông........ được bố mẹ tặng cho riêng, tôi không có bất cứ một sự đóng góp nào vào việc tạo lập khối tài sản nêu trên.

- Việc cam kết tài sản riêng không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào. Văn bản cam kết này sẽ bị vô hiệu nếu có sở sở xác định việc lập văn bản cam kết nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản.

- Những thông tin về nhân thân về tài sản trong văn bản cam kết này là đúng sự thật.

-Văn bản cam kết này được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc.
- Nội dung của văn bản cam kết theo đúng qui định pháp luật, đạo đức xã hội.

- Tôi đã đọc lại văn bản cam kết này và đồng ý toàn bộ nội dung trên, đồng thời ký, điểm chỉ vào văn bản cam kết này trước sự chứng kiến của công chứng viên.

NGƯỜI CAM KẾT

(Ký, ghi rõ họ tên và điểm chỉ)

1.6. Mẫu văn bản thỏa thuận nuôi con sau ly hôn chuẩn quy định

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

----------------------

BẢN THỎA THUẬN

(V/v nuôi con sau khi ly hôn)

Hôm nay, ngày … tháng … năm ………. Tại ……………………………………………..

Chúng tôi gồm:

1. Vợ:

Họ và tên: …………………………………… Năm sinh: ……………………………….

Số CMND: ………………… Ngày cấp: …………………. Nơi cấp: …………………….

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………

…………………………………………………………………...……………………………

Tạm trú: ………………………………………………………………..…………………….

…………………………………………………………………………...……………………

2. Chồng:

Họ và tên: …………………………………… Năm sinh: ……………………………….

Số CMND: ………………… Ngày cấp: …………………. Nơi cấp: …………………….

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………….…………

……………………………………………………………………………………...……….…

Tạm trú: …………………………………………………………………………………...….

……………………………………………………………………………………………...…

Chúng tôi đăng ký kết hôn ngày.........tháng........năm.............Tại.........................................

Chúng tôi làm đơn này yêu cầu Toà án nhân dân quận/huyện………………. công nhận sự thỏa thuận của chúng tôi về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

Về con chung có:...................................................................................................

Họ và tên:................................. sinh ngày...........tháng...........năm.......................................

Họ và tên:...................................sinh ngày...........tháng...........năm.......................................

Họ và tên:...................................sinh ngày...........tháng...........năm.......................................

Chúng tôi đã thoả thuận về người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng như sau:

..............................................................................................

..............................................................................................

……, ngày …. tháng …. năm …….

Người vợ

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Người chồng

(Ký và ghi rõ họ, tên)

1.7. Mẫu văn bản thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn chuẩn quy định

CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

VĂN BẢN THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG, NỢ CHUNG SAU KHI LY HÔN

Hôm nay, ngày.........tháng.........năm 20.....

1. Ông: ………………………………………..… Sinh ngày: …………… Căn cước công dân số: ……………………….….; Cấp ngày: …………... Cấp tại: …………………………………………………………………… Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………

2. Bà: …………………………………………….. Sinh ngày: ………….. Căn cước công dân số: …………………………... Cấp ngày: ………….. Cấp tại: …………………………………………………………………… Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………

Chúng tôi thỏa thuận phân chia tài sản chung, nợ chung của vợ chồng chúng tôi sau khi ly hôn như sau:

ĐIỀU 1

TÀI SẢN CHUNG NỢ CHUNG

Trong thời kỳ hôn nhân, ông ………………….. ........................... tạo

lập được khối tài sản chung, nợ chung cụ thể như sau:

1. Tài sản chung:

* Tài sản 1:

………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

*Tài sản 2 :

………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

ĐIỀU 2


PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG, NỢ CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

Nay vợ chồng chúng tôi thống nhất thỏa thuận phân chia tài sản chung, nợ chung trên như sau:

1. ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

2. ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

ĐIỀU 3

CÁC THỎA THUẬN KHÁC

1. .……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………

2. ………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

3. ………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

4. ………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

ĐIỀU 4

CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

- Những thông tin về nhân thân, về tài sản trong Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung, nợ chung của vợ chồng này là đúng sự thật;

- Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung, nợ chung của vợ chồng sau khi ly hôn được thực hiện theo đúng ý chí và nguyện vọng của chúng tôi và không trái pháp luật;

- Tài sản được phân chia thuộc sở hữu hợp pháp của vợ chồng chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành.

- Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung, nợ chung nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Văn bản thỏa thuận này sẽ bị


vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc phân chia tài sản chung, nợ chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ;

- Văn bản thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

ĐIỀU 5

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này.

2. Hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung, nợ chung của vợ chồng sau khi ly hôn tính từ ngày hai bên ký vào Văn bản này. Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung này chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản, do các bên ký tên và trước khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.

Chúng tôi đã đọc lại Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung, nợ chung của vợ chồng sau khi ly hôn, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản đã ký tên, điểm chỉ vào Văn bản.

Người vợ

(Ký, ghi họ tên)

Người chồng

(Ký, ghi họ tên)

2. Văn bản thỏa thuận và hợp đồng có giống nhau không?

Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hiện nay, không có khái niệm cụ thể về Biên bản thỏa thuận. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách chung nhất rằng, Biên bản thỏa thuận là văn bản được dùng để ghi lại những nội dung được các bên tham gia cùng đồng ý, thống nhất để lấy cơ sở thực hiện một công việc nào đó.

Cả hợp đồng và biên bản thỏa thuận đều dựa trên sự thống nhất ý chí giữa các bên và đều có thể được dùng làm chứng cứ khi xảy ra tranh chấp tại Tòa án.

Để xác định hai loại văn bản này có giống nhau hay không, cần xem nội dung của biên bản có mang bản chất như hợp đồng hay không. Tuy nhiên, điểm hạn chế của Biên bản thỏa thuận là thường không thể mang đi công chứng khi cần.

Dưới đây là bảng so sánh giữa văn bản thỏa thuận và hợp đồng:

Tiêu chí

Văn bản thỏa thuận

Hợp đồng

Khái niệm

Là văn bản ghi nhận sự đồng ý giữa các bên về một vấn đề cụ thể nhưng có thể không bắt buộc đầy đủ về mặt pháp lý.

Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, có giá trị pháp lý ràng buộc.

Tính ràng buộc pháp lý

Có thể có hoặc không; phụ thuộc vào nội dung và hình thức thể hiện.

Bắt buộc và có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật.

Hình thức

Linh hoạt, có thể bằng văn bản, email, biên bản ghi nhớ, trao đổi, văn bản thỏa thuận chung.

Bắt buộc bằng văn bản theo mẫu quy định đối với những lĩnh vực pháp luật yêu cầu, hoặc có thể bằng văn bản/tài liệu rõ ràng.

Nội dung

Thường đơn giản, mang tính nguyên tắc, thỏa thuận chung, không quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ.

Quy định rõ ràng về đối tượng, quyền và nghĩa vụ của các bên, điều khoản cụ thể và chặt chẽ.

Hiệu lực thi hành

Có thể không rõ ràng hoặc chỉ mang tính tham khảo; nếu muốn có giá trị bắt buộc thì phải nêu cụ thể.

Có hiệu lực pháp luật ngay khi các bên ký kết theo quy định.

Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho những thỏa thuận mang tính thiện chí, nguyên tắc chung, hoặc ghi nhận ý định.

Áp dụng cho các giao dịch dân sự, kinh doanh, lao động và các quan hệ ràng buộc pháp lý khác.

3. Các câu hỏi thường gặp

3.1. Văn bản thỏa thuận có giá trị pháp lý không?

Văn bản thỏa thuận vẫn có thể có giá trị pháp lý nếu được lập dựa trên sự tự nguyện, minh bạch, không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội. Dù không được quy định cụ thể như hợp đồng, nhưng khi nội dung rõ ràng và có chữ ký của các bên, văn bản thỏa thuận vẫn có thể được Tòa án xem xét làm căn cứ giải quyết tranh chấp.

3.2. Văn bản thỏa thuận có công chứng được không?

Thông thường, biên bản thỏa thuận sẽ không được công chứng vì không thuộc danh mục văn bản yêu cầu công chứng theo quy định. Nếu muốn công chứng, các bên nên lập văn bản dưới dạng hợp đồng có đầy đủ điều khoản cụ thể và phù hợp với quy định pháp luật về công chứng.

3.3. Khi nào nên lập văn bản thỏa thuận?

Các bên nên lập văn bản thỏa thuận khi muốn ghi nhận sự đồng ý về nguyên tắc, phân chia công việc, quyền lợi hoặc trách nhiệm nhưng chưa đến mức phải ký hợp đồng chính thức. Văn bản thỏa thuận giúp làm rõ ý định giữa các bên và hạn chế mâu thuẫn về sau.

3.4. Văn bản thỏa thuận có được dùng làm chứng cứ khi tranh chấp không?

Có. Mặc dù không phải là hợp đồng, nhưng nếu văn bản thỏa thuận thể hiện đầy đủ sự tự nguyện, có chữ ký xác nhận của các bên và nội dung không vi phạm pháp luật, thì vẫn được Tòa án xem xét như một chứng cứ khi giải quyết tranh chấp.

3.5. Khi lập văn bản thỏa thuận, cần chú ý điều gì?

Cần ghi rõ thông tin các bên, nội dung cụ thể, quyền và nghĩa vụ, cam kết thực hiện, thời gian có hiệu lực. Nội dung không được trái pháp luật, đạo đức xã hội và nên thể hiện sự tự nguyện, thỏa thuận minh bạch.