- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Mã số thuế (137)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Bảo hiểm xã hội (80)
- Tiền lương (78)
- Tạm trú (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Căn cước công dân (47)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Đăng ký mã số thuế (32)
- Hành chính (31)
- Thai sản (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hưởng BHTN (18)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Người phụ thuộc (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Thuế môn bài (13)
- Thường trú (13)
- Công ty TNHH (13)
Giao dịch dân sự có điều kiện là gì? Ví dụ về giao dịch dân sự có điều kiện
1. Khái quát giao dịch dân sự có điều kiện?
1.1. Thế nào là giao dịch dân sự?
Theo quy định tại Điều 116 của Bộ luật dân sự 2015: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý. Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Tùy từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định
Giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu. Điều này không chỉ đúng với cá nhân mà đúng cả với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Bởi khi xác lập giao dịch dân sự các chủ thể này đều thông qua người đại diện. Người đại diện thể hiện ý chí của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi thẩm quyền đại diện
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Mục đích của giao dịch chính là hậu quả pháp lý sẽ phát sinh từ giao dịch mà các ben mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch
Điều kiện có hiệu lực giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Về hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
1.2. Giao dịch dân sự có điều kiện là gì?
Căn cứ theo quy định của Điều 120 Bộ luật dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự có điều kiện như sau:
“Điều 120. Giao dịch dân sự có điều kiện
1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
2. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.”
Giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định. Sự kiện được coi là điều kiện của giao dịch do chính người xác lập giao dịch định ra và phải là sự kiện thuộc về tương lai. Sự kiện này phải hợp pháp, có thể xảy ra hoặc không xảy ra và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể trong giao dịch
Giao dịch có thể xác lập với điều kiện phát sinh hoặc điều kiện hủy bỏ, Giao dịch vó điều kiện phát sinh là giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra. Giao dịch có điều kiện hủy bỏ là giao dịch được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có sự kiện là điều xảy ra thì giao dịch bị hủy bỏ.
Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có cách tiếp cận nhằm bảo vệ tốt hơn quyền công dân, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng hơn, ổn định hơn trong giao lưu dân sự, thúc đẩy sự phát triển của quan hệ sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; hạn chế sự can thiệp của cơ quan công quyền vào quan hệ dân sự; bảo đảm sự ổn định của giao dịch dân sự, các quan hệ liên quan và hạn chế sự không thiện chí của các bên trong giao dịch dân sự.
2. Ví dụ về giao dịch dân sự có điều kiện
2.1. Ví dụ 1:
A hứa thưởng cho B một chiếc xe máy nếu B đỗ đại học. Trong trường hợp B đỗ đại học thì xảy ra hậu quả pháp lý là A sẽ thưởng cho B một chiếc xe máy. Nếu B không đỗ đại học thì hậu quả pháp lý sẽ không xảy ra.
Trong trường hợp trên là giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh (B đỗ đại học), việc xảy ra điều kiện đó sẽ làm phát sinh hiệu lực của giao dịch ( A tặng B một chiếc xe máy).
2.2. Ví dụ 2:
Ông Nguyễn Văn A và ông Trần Văn B thường trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông A có một căn nhà ở 89 Tô Vĩnh Diện, quận Thanh Xuân, có mặt bằng thuận lợi cho việc kinh doanh đang để trống. Cong gái ông A hiện đang du học nước ngoài, có nguyện vọng học xong sẽ quay trở về sinh sống ở đây. Ông B có nguyện vọng xin thuê lại căn nhà của ông A để làm mặt bằng kinh doanh hiệu thuốc. Hai bên thỏa thuận với nhau trong hợp đồng ông A cho ông B thuê căn nhà với giá 40 triệu đồng/ tháng trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, đến khi con gái ông A học xong trở về dù chưa hết hợp đồng ông B vẫn bắt buộc phải trả lại nhà cho ông A vô điều kiện
Ngoài ra hợp đồng còn có các nội dung khác phù hợp với quy định của hợp đồng thuê nhà. Hợp đồng được ký kết và có hiệu lực ngày 1/4/2019. Đến ngày 4/4 /2020 con gái của ông A về nước, ông B trả lại căn nhà nguyên trạng cho ông B, hợp đồng chấm dứt hiệu lực pháp luật.
2.3. Ví dụ 3:
A hứa thưởng cho B một chiếc điện thoại iphone 6+ nếu B dành được học bổng loại giỏi học kỳ I. Trong trường hợp B dành được học bổng loại giỏi học kỳ I thì phát sinh hậu quả pháp lý là B sẽ được A thưởng cho một chiếc iphone 6 plus. Nếu B dành được học bổng loại giỏi học kỳ I thì hậu quả pháp lý này không xảy ra.
Trong trường hợp trên là giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh(B dành được học bổng loại giỏi học kỳ I), việc xảy ra điều kiện đó sẽ làm phát sinh hiệu lực của giao dịch( A tặng B một chiếc iphone 6 plus).
3. Nếu điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra thì xử lí như thế nào?
Khoản 2 Điều 120 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.”
Theo quy định trên thì trong hai trường hợp sau đây, do có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sự kiện do các bên thỏa thuận thì coi như sự kiện là điều kiện của giao dịch đã phát sinh.
Thứ nhất, trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra.
Thứ hai, trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.
Điều 120 Bộ luật dân sự 2015 quy định về giao dịch có điều kiện nhằm điều chỉnh các quan hệ giao dịch phát sinh trong đời sống xã hội, nhằm nâng cao ý thức của các chủ thể trong quan hệ giao dịch và sự tôn trọng những thỏa thuận hợp pháp của các bên chủ thể tham gia giao dịch. Quy định tại Điều 120 Bộ luật dân sự 2015 là quy định khách quan và phù hợp với các quan hệ giao dịch trong xã hội hiện đại.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Cách xác định chứng cứ trong vụ việc dân sự theo pháp luật Việt Nam
Thời hạn thụ lý và giải quyết vụ án dân sự theo quy định pháp luật
Hợp đồng dân sự vô hiệu là gì? Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu?
Năng lực hành vi dân sự là gì? Các trạng thái của năng lực hành vi dân sự gồm những gì ?