Chưa ký Giấy đăng ký kết hôn mà ký tờ khai đăng ký kết hôn có là vợ chồng?
Chưa ký Giấy đăng ký kết hôn mà ký tờ khai đăng ký kết hôn có là vợ chồng?

1. Có là vợ chồng khi chưa ký Giấy đăng ký kết hôn lại ký tờ khai đăng ký kết hôn?

Nam nữ chỉ ký tên vào tờ khai đăng ký kết hôn mà chưa ký vào Giấy đăng ký kết hôn thì chưa được xem là vợ chồng hợp pháp.

Để được cấp chứng nhận kết hôn, các bên phải chuẩn bị và nộp Tờ khai đăng ký kết hôn và cùng có mặt tại nơi thực hiện đăng ký kết hôn nêu trên.

Sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy nam nữ đủ điều kiện để kết hôn, theo khoản 2 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014, công chức tư pháp hộ tịch sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch.

Đồng thời, việc ký sẽ được thực hiện như sau:

  • Công chức tư pháp hộ tịch cùng với hai bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
  • Nam, nữ cùng ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Sau khi hoàn thành các bước nêu trên, công chức tư pháp, hộ tịch sẽ báo cáo để trao Giấy đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Do đó, có thể thấy, việc ký tên vào đăng ký kết hôn là một trong các thủ tục bắt buộc của nam, nữ trước khi được phát Giấy chứng nhận kết hôn.

Như vậy, nếu nam nữ chỉ mới ký tên vào tờ khai đăng ký kết hôn, chưa cùng công chức tư pháp hộ tịch cùng với hai bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch và chưa ký tên vào Giấy đăng ký kết hôn thì việc đăng ký kết hôn đã không thực hiện đúng thủ tục theo quy định của pháp luật.

Và căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nếu việc kết hôn không đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý.

Đồng nghĩa, nếu chưa ký tên trên Giấy đăng ký kết hôn thì Giấy này không có giá trị pháp lý và quan hệ vợ chồng giữa nam nữ chưa được pháp luật công nhận. Do đó, nam nữ chỉ ký tên vào tờ khai đăng ký kết hôn mà chưa ký vào Giấy đăng ký kết hôn thì chưa được xem là vợ chồng hợp pháp.

Có là vợ chồng khi chưa ký Giấy đăng ký kết hôn lại ký tờ khai đăng ký kết hôn?
Có là vợ chồng khi chưa ký Giấy đăng ký kết hôn lại ký tờ khai đăng ký kết hôn?

2. Giấy đăng ký kết hôn gồm những thông tin gì?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, giấy chứng nhận kết hôn được xem như một văn bản chính thức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cả hai bên nam và nữ trong quá trình đăng ký kết hôn. Đây không chỉ là một giấy tờ pháp lý mà còn là biểu hiện của sự kết nối giữa hai bên trong một mối quan hệ hôn nhân. Nội dung của Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm đầy đủ các thông tin cơ bản được quy định tại Khoản 2 của Điều 17 trong Luật này, nhằm mục đích xác định và ghi chép đầy đủ về sự liên kết pháp lý giữa hai bên trong hôn nhân.

Theo khoản 2 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, Giấy chứng nhận kết hôn hay còn gọi là giấy đăng ký kết hôn gồm những nội dung sau đây:

  • Họ, chữ đêm và tên; ngày tháng năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú); thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân (số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng) của hai bên nam và nữ.
  • Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn.
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ cùng với xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn cho nam, nữ:
    • Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú của một trong hai bên nam nữ là công dân Việt Nam đăng ký kết hôn tại Việt Nam (khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014).
    • UBND cấp huyện nơi công dân thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam nếu đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài (khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch 2014).

Như vậy, đây là toàn bộ các thông tin cần phải có trong giấy đăng ký kết hôn của nam, nữ - bằng chứng chứng minh mối quan hệ vợ chồng hợp pháp của vợ, chồng.

3. Đăng ký kết hôn đúng pháp luật cần điều kiện nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Ngoài ra, tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về đăng ký kết hôn như sau:

Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Theo đó, để có thể đăng ký kết hôn đúng pháp luật thì đầu tiền phải đảm bảo được điều kiện để kết hôn như:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.

Như vậy, khi đáp ứng được các điều kiện trên thì được phép đăng ký kết hôn.

4. Có bắt buộc phải có mặt của cả hai vợ chồng khi đi nhận giấy chứng nhận kết hôn không?

Theo Điều 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn như sau:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
  • Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện khi nam, nữ đăng ký kết hôn tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định.
  • Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.

Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Như vậy, theo quy định nêu trên, khi nhận giấy chứng nhận kết hôn phải có mặt của cả nam và nữ. Nếu hết thời hạn 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.

Có bắt buộc phải có mặt của cả hai vợ chồng khi đi nhận giấy chứng nhận kết hôn không?
Có bắt buộc phải có mặt của cả hai vợ chồng khi đi nhận giấy chứng nhận kết hôn không?

5. Giải quyết ly hôn khi giấy đăng ký kết hôn không có chữ ký của hai vợ chồng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 53 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về thụ lý yêu cầu ly hôn:

1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Theo quy định trên, trong trường hợp bạn sẽ được xem là không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng.

Nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết như sau: quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con thì cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; tài sản được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. Giấy đăng ký kết hôn có mấy bản?

Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn (Giấy đăng ký kết hôn).

Như vậy, giấy đăng ký kết hôn sẽ có 02 bản.

6.2. Việc kết hôn đồng giới bị cấm tại Việt Nam có đúng không?

Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì không công nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính.

Như vậy, pháp luật Việt Nam không cấm việc kết hôn của người đồng giới nhưng việc họ kết hôn, hôn nhân của họ không được pháp luật công nhận và bảo vệ.

6.3. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có ý nghĩa gì?

Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn