Các loại phương tiện không được phép lưu thông mới nhất 2025?
Các loại phương tiện không được phép lưu thông mới nhất 2025?

1. Các loại phương tiện không được phép lưu thông mới nhất 2025?

Theo quy định pháp luật Việt Nam mới nhất năm 2025, có một số loại phương tiện không được phép lưu thông trên các tuyến đường nhằm đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Dưới đây là những phương tiện thường bị cấm:

  • Phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật: Các phương tiện có các hư hỏng nghiêm trọng, không còn khả năng vận hành an toàn, hoặc không có giấy tờ kiểm tra chất lượng phương tiện (như đăng kiểm, bảo hiểm).
  • Xe quá tải trọng: Các phương tiện vận chuyển hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép sẽ bị cấm lưu thông để tránh gây hư hại cho kết cấu hạ tầng giao thông.
  • Xe không đủ điều kiện bảo vệ môi trường: Các phương tiện có mức khí thải vượt quá mức cho phép hoặc không có chứng nhận kiểm tra khí thải sẽ bị cấm tham gia giao thông tại các khu vực có yêu cầu về bảo vệ môi trường.
  • Phương tiện không có giấy tờ hợp lệ: Các phương tiện không có giấy phép lái xe, đăng ký, bảo hiểm hoặc các giấy tờ pháp lý khác theo quy định sẽ không được phép lưu thông.
  • Xe cũ, không đạt yêu cầu an toàn: Các loại xe quá cũ, không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn giao thông (chẳng hạn như hệ thống phanh, đèn chiếu sáng, hệ thống lái…) sẽ bị cấm.
  • Phương tiện không tuân thủ quy định về giao thông: Những phương tiện không tuân thủ các quy định về tốc độ, khu vực cấm, hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy tắc giao thông khác có thể bị yêu cầu dừng và xử lý.

Ngoài ra, tùy vào từng địa phương, các phương tiện như xe không có đăng kiểm, xe bị hỏng hóc nặng hoặc không đủ điều kiện tham gia giao thông sẽ bị xử lý nghiêm khắc, thậm chí bị cấm hoàn toàn lưu thông.

Việc tuân thủ các quy định này nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn, đồng thời bảo vệ môi trường sống.

2. Có bao nhiêu loại phương tiện giao thông đường bộ?

Theo Điều 34 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định phân loại phương tiện giao thông đường bộ như sau:

2.1. Xe cơ giới

  • Xe ô tô gồm:
    • Xe có từ bốn bánh trở lên chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, không chạy trên đường ray, dùng để chở người, hàng hóa, kéo rơ moóc, kéo sơ mi rơ moóc hoặc được kết cấu để thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt, có thể được nối với đường dây dẫn điện;
    • Xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg; xe ô tô không bao gồm xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ;
  • Rơ moóc là xe không có động cơ để di chuyển, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, được kéo bởi xe ô tô; phần chủ yếu của khối lượng toàn bộ rơ moóc không đặt lên xe kéo;
  • Sơ mi rơ moóc là xe không có động cơ để di chuyển, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ; được kéo bởi xe ô tô đầu kéo và có một phần đáng kể khối lượng toàn bộ đặt lên xe ô tô đầu kéo;
  • Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là xe có từ bốn bánh trở lên, chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có kết cấu để chở người, vận tốc thiết kế không lớn hơn 30 km/h, số người cho phép chở tối đa 15 người (không kể người lái xe);
  • Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ là xe có từ bốn bánh trở lên, chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có kết cấu để chở hàng, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên cùng một khung xe, có tối đa hai hàng ghế và chở tối đa 05 người (không kể người lái xe), vận tốc thiết kế không lớn hơn 60 km/h và khối lượng bản thân không lớn hơn 550 kg; trường hợp xe sử dụng động cơ điện thì có công suất động cơ không lớn hơn 15 kW;
  • Xe mô tô gồm: xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, trừ xe gắn máy; đối với xe ba bánh thì khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg;
  • Xe gắn máy là xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có vận tốc thiết kế không lớn hơn 50 km/h; nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3; nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất của động cơ không lớn hơn 04 kW; xe gắn máy không bao gồm xe đạp máy;
  • Xe tương tự các loại xe quy định tại khoản này.

2.2. Xe thô sơ

  • Xe đạp là xe có ít nhất hai bánh và vận hành do sức người thông qua bàn đạp hoặc tay quay;
  • Xe đạp máy, gồm cả xe đạp điện, là xe đạp có trợ lực từ động cơ, nguồn động lực từ động cơ bị ngắt khi người lái xe dừng đạp hoặc khi xe đạt tới tốc độ 25 km/h;
  • Xe xích lô;
  • Xe lăn dùng cho người khuyết tật;
  • Xe vật nuôi kéo;
  • Xe tương tự các loại xe quy định tại khoản này.

2.3. Xe máy chuyên dụng

  • Xe máy thi công;
  • Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp;
  • Máy kéo;
  • Rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi máy kéo;
  • Xe máy thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt;
  • Các loại xe đặc chủng sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Các loại phương tiện không được phép lưu thông mới nhất 2025?
Các loại phương tiện không được phép lưu thông mới nhất 2025?

3. Điều kiện tham gia giao thông của các loại phương tiện mới nhất 2025?

Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 35 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.

3. Phương tiện giao thông thông minh bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.

4. Phương tiện gắn biển số xe nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật này.

5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định điều kiện hoạt động của xe thô sơ.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phạm vi hoạt động của xe thô sơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tại địa phương.

4. Các loại giấy tờ phải đem theo khi tham gia giao thông mới nhất 2025?

Căn cứ Điều 56 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025) quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Theo đó ngoài việc phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp trừ người lái xe gắn máy thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ còn phải mang theo các giấy tờ sau:

  • Chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe) hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của ngân hàng nếu xe đang được thế chấp tại ngân hàng;
  • Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;
  • Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
  • Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe.

Đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ thì sẽ phải mang theo các giấy tờ bao gồm:

  • Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của ngân hàng nếu xe đang được thế chấp tại ngân hàng;
  • Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
  • Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
  • Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng;
  • Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự.

Như vậy, những loai giấy tờ phải mang theo khi tham gia giao thông từ 2025 bao gồm: Cà vẹt xe, bằng lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường và chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự.

Riêng đối với người chạy xe máy chuyển dùng thì ngoài 04 loại giấy tờ đã nêu trước đó thì còn phải mang theo bằng/chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông.

Trường hợp các giấy tờ nêu trên đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì có thể xuất trình thông qua tài khoản định danh điện tử.

5. Phương tiện giao thông đường thủy là gì?

Phương tiện giao thông đường thủy là những loại phương tiện được sử dụng để di chuyển trên mặt nước, có thể được chế tạo thủ công hoặc bằng máy móc, công nghệ hiện đại. Phương tiện giao thông đường thủy được sử dụng phổ biến để chở người hoặc đồ vật trong kênh rạch, sông ngòi, trên biển … từ nơi này đến nơi khác hoặc các công dụng khác.

Thông thường, dựa trên mục đích sử dụng, kích thước, phương thức di chuyển,... phương tiện giao thông đường thủy gồm các loại sau: Tàu, thuyền, phà, sà lan, giàn khoan;....

Mặt khác, căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2014 có giải thích phương tiện thuỷ nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. Điều kiện được tham gia giao thông của xe thô sơ

Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định tại Điều 26 về điều kiện hoạt động của xe thô sơ như sau:

Điều 26. Điều kiện hoạt động của xe thô sơ

1. Điều kiện hoạt động của xe thô sơ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm e khoản 2 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm:

a) Hệ thống, bộ phận hãm có hiệu lực;

b) Có bộ phận phát âm thanh cảnh báo (còi, chuông);

c) Có đèn chiếu sáng hoặc tấm phản quang phía trước; phía sau phải có đèn tín hiệu hoặc tấm phản quang.

Trường hợp có quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với phương tiện xe thô sơ quy định tại khoản này thì thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

2. Đối với xe thô sơ quy định tại điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có tấm phản quang hoặc thiết bị phát sáng vào ban đêm để nhận biết.

Như vậy để có thể tham giao giao thông các loại xe thô sơ theo quy định phải đáp ứng các điều kiện nêu trên

6.2. Xe thô sơ gồm nhưng loại xe nào?

Khoản 2 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định xe thô sơ gồm những loại sau:

2. Xe thô sơ bao gồm:

a) Xe đạp là xe có ít nhất hai bánh và vận hành do sức người thông qua bàn đạp hoặc tay quay;

b) Xe đạp máy, gồm cả xe đạp điện, là xe đạp có trợ lực từ động cơ, nguồn động lực từ động cơ bị ngắt khi người lái xe dừng đạp hoặc khi xe đạt tới tốc độ 25 km/h;

c) Xe xích lô;

d) Xe lăn dùng cho người khuyết tật;

đ) Xe vật nuôi kéo;

e) Xe tương tự các loại xe quy định tại khoản này.

6.3. Các loại phương tiện giao thông đường thủy

Thông thường, dựa trên mục đích sử dụng, kích thước, phương thức di chuyển,... phương tiện giao thông đường thủy gồm các loại sau: Tàu, thuyền, phà, sà lan, giàn khoan;….

6.4. Tai nạn giao thông là gì?

Tai nạn giao thông là những sự va chạm, va quẹt, đâm va xảy ra khi phương tiện giao thông đang di chuyển trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, đến tài sản và phương tiện.