- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Bị CSGT tạm giữ bằng lái xe thì có được lái xe không?
1. Khi nào bị tạm giữ bằng lái xe?
Theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm:
- Bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.
Người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ sau cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thứ tự:
- Giấy phép lái xe;
- Giấy phép lưu hành phương tiện;
- Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.
Theo đó, CSGT có quyền tạm giữ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.
2. Thời hạn tạm giữ bằng lái xe
Thời hạn tạm giữ bằng lái xe được quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi 2020) như sau:
- Thời hạn tạm giữ bằng lái xe không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
- Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc sau:
+ Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn tạm giữ được kéo dài nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
+ Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn tạm giữ được kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
- Thời hạn tạm giữ bằng lái xe được tính từ thời điểm bằng lái xe bị tạm giữ thực tế.
- Thời hạn tạm giữ bằng lái xe không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
- Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
3. Bị CSGT tạm giữ bằng lái xe có được lái xe không?
Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Như vậy, trong khoảng thời gian bị tạm giữ bằng lái xe thì vẫn được phép lái xe. Chỉ trong trường hợp nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục lái xe thì mới bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
4. Bị tước giấy phép lái xe thì có được tham gia giao thông không?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 về tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn:
“Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Theo đó, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, trong thời gian đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe bạn không được phép lái xe tham gia giao thông.
5. Đang bị tước giấy phép lái xe mà điều khiển xe ra đường thì bị phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc cá nhân tham gia giao thông khi đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe:
“Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Theo đó, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép nếu cá nhân vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, nếu bạn điều khiển xe ra đường khi đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì sẽ bị phạt như hành vi không có giấy phép lái xe.
6. Mức phạt lỗi không có bằng lái xe khi tham gia giao thông
Mức phạt lỗi không có bằng lái xe khi tham gia giao thông được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Bao nhiêu tuổi được đi xe 50cc? Đi xe máy khi chưa đủ tuổi bị phạt bao nhiêu?
Hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe đã mất online
Mức phạt hành vi để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định