Hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe đã mất online
Hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe đã mất online

1. Hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe đã mất trên Cổng DVCQG

Bước 1: Người dân truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html), Đăng nhập tài khoản hoặc đăng ký nếu chưa có tài khoản.

Đăng nhập/đăngký tài khoản Cổng DVCQG

Bước 2: Tiếp theo lựa chọn mục Công Dân - Thuê bao di động hoặc Bảo hiểm xã hội và làm theo các bước hướng dẫn.

Chọn loại tài khoản đăng nhập/đăngký tài khoản Cổng DVCQG

Khi hoàn tất đăng nhập/đăng ký, người dân gõ vào khung tìm kiếm từ khóa “giấy phép lái xe”, sau đó chọn Cấp lại giấy phép lái xe (trong trường hợp bị mất hoặc hết hạn).

Tìm từ khóa “Giấy phép lái xe”

Bước 3: Tiếp theo, chọn cơ quan thực hiện là Tỉnh/Thành phố - Sở Giao thông Vận tải =>> Đồng ý =>> Nộp trực tuyến.

Chọn cơ quan thực hiện

(*) Nếu thông tin tại mục “Sở Giao thông Vận tải” không có thì nghĩa là tỉnh/thành phố đó chưa hỗ trợ làm lại giấy phép lái xe trực tuyến. Do đó, người dùng cần phải đến trực tiếp Sở Giao thông Vận tải tại địa phương để nộp hồ sơ.

Bước 4: Tiếp theo, người dân cần điền đầy đủ thông tin cá nhân còn thiếu và tải lên các loại giấy tờ được yêu cầu.

Tải lên các loai giấy tờ và nhận kết quả

Khi nộp hồ sơ hoàn tất, người dân sẽ được cung cấp một mã hồ sơ tương ứng.

Người dân có thể tra cứu tiến độ thực hiện bằng cách bấm vào mục Tra cứu trên Menu, nhập mã hồ sơ tương ứng.

2. Lệ phí và thời gian cấp lại giấy phép lái xe máy online

Lệ phí và thời hạn giải quyết thủ tục cấp lại giấy phép lái xe máy online được quy định chung như sau:

- Lệ phí cấp lại: 135.000 đồng/lần.

- Thời gian: sau 05 ngày kể từ thời điểm đăng ký người dân sẽ nhận được giấy phép lái xe mới.

3. Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép lái xe máy bị mất trực tiếp

Theo Điều 36 Thông tư 12/2017 /TT- BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ về Cấp lại giấy phép lái xe:

“1. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng

a) Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

b) Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.

2. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);

c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;

d) Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.

3. Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:

a) Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;

b) Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định, tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư này.

4. Cơ quan cấp lại giấy phép lái xe cho các trường hợp bị mất phải gửi thông báo hủy giấy phép lái xe cũ tới các cơ quan liên quan.

5. Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe cấp lại (phục hồi), được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ.

6. Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới.

7. Người dự sát hạch lại có nhu cầu ôn tập, đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe để được hướng dẫn ôn tập, phải nộp phí ôn tập theo quy định, không phải học lại theo chương trình đào tạo.

8. Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc.

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đã cấp giấy phép lái xe). Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

Cơ quan cấp giấy phép lái xe kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi rõ: số, hạng giấy phép lái xe được cấp, ngày sát hạch (nếu có), tên cơ sở đào tạo (nếu có) vào góc trên bên phải đơn đề nghị và trả cho người lái xe tự bảo quản để thay hồ sơ gốc”.

Như vậy, hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe gồm:

1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định.

2. Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có).

3. Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam).

4. Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Người có yêu cầu làm lại bằng lái xe bị mất thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Nộp một bộ hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

- Bước 2: Chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

- Bước 3: Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.

Lệ phí làm lại bằng lái xe máy bị mất: Theo quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 188/2016/TT-BTC thì lệ phí làm lại bằng lái xe máy bị mất là 135.000 đồng.

4. Điều kiện cấp lại giấy phép lái xe

Theo Điều 36 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Điều kiện cấp lại giấy phép lái xe:

- Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

- Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

Điều kiện cấp lại giấy phép lái xe
Điều kiện cấp lại giấy phép lái xe

5. Cấp lại GPLX hạng A1 có nộp giấy khám sức khỏe?

Thông tư 58/2015/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy đinh:

“Điều 48. Cấp lại giấy phép lái xe

2. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Hệ thống thông tin giấy phép lái xe, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);

c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;

Như vậy, nếu bị mất giấy phép lái xe hạng A1 thì khi làm thủ tục cấp lại sẽ không cần nộp giấy chứng nhận sức khỏe.

6. Làm lại bằng lái xe máy bị mất ở đâu?

Theo khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì người lái xe có yêu cầu làm lại bằng lái xe bị mất nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

7. Bằng lái xe máy có thời hạn bao lâu?

Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định bằng lái xe máy là loại bằng lái xe máy không có thời hạn.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Hướng dẫn thủ tục đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa PET online đơn giản

Người nước ngoài đã có giấy phép lái xe Việt Nam có thời hạn sắp hết hạn có được đổi giấy phép lái xe không?

Hướng dẫn cách gia hạn giấy phép lái xe B2 mới nhất 2024?