Xin giấy xác nhận định danh ở đâu mới nhất
Xin giấy xác nhận định danh ở đâu mới nhất

1. Xin giấy xác nhận định danh ở đâu

1.1. Xin giấy xác nhận trực tiếp tại cơ quan công an

  • Bạn cần đến: Công an cấp xã, phường, hoặc quận/huyện nơi bạn đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
  • Hồ sơ cần chuẩn bị:
    • CMND/CCCD cũ (nếu có).
    • Sổ hộ khẩu hoặc thông tin thường trú (trong trường hợp chưa có CCCD).
    • Giấy khai sinh (nếu cần chứng minh quan hệ nhân thân).
  • Quy trình thực hiện:
    • Yêu cầu cấp giấy xác nhận số định danh cá nhân.
    • Cán bộ công an sẽ tra cứu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
    • Nhận giấy xác nhận định danh sau khi hoàn tất kiểm tra thông tin (thời gian xử lý thường từ 1-3 ngày làm việc).

1.2. Xin giấy xác nhận qua Cổng Dịch vụ Công Quốc gia

Bạn có thể thực hiện xin giấy xác nhận trực tuyến bằng các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập https://dichvucong.gov.vn.
  • Bước 2: Đăng nhập tài khoản.
  • Nếu chưa có tài khoản, đăng ký bằng số điện thoại/email đã liên kết với cơ sở dữ liệu dân cư.
  • Bước 3: Tìm dịch vụ "Cấp giấy xác nhận số định danh cá nhân".
  • Bước 4: Điền thông tin và nộp hồ sơ trực tuyến.
  • Bước 5: Theo dõi trạng thái xử lý và nhận giấy xác nhận qua email hoặc tại cơ quan công an được chỉ định.

1.3. Xin qua ứng dụng VNeID

Xin qua ứng dụng VNeID
Xin qua ứng dụng VNeID

Nếu bạn đã đăng ký và sử dụng ứng dụng VNeID:

  • Đăng nhập vào ứng dụng.
  • Chọn mục "Dịch vụ hành chính công".
  • Nộp yêu cầu cấp giấy xác nhận định danh cá nhân.
  • Theo dõi và nhận thông báo từ ứng dụng.

2. Các mức độ của tài khoản định danh điện tử mới nhất

2.1. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1

  • Mô tả: Tài khoản được tạo thông qua việc đăng ký trực tuyến và xác minh danh tính cơ bản bằng cách đối chiếu thông tin cá nhân với cơ sở dữ liệu định danh quốc gia.
  • Yêu cầu: Thông tin đăng ký gồm:
    • Số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân.
    • Số điện thoại hoặc email xác minh.
    • Không yêu cầu xác minh trực tiếp (không cần gặp mặt trực tiếp hoặc sử dụng công nghệ sinh trắc học).
  • Phạm vi sử dụng:
    • Sử dụng cho các dịch vụ công trực tuyến cơ bản, như tra cứu thông tin hoặc đăng ký các dịch vụ không yêu cầu xác thực danh tính chặt chẽ.
    • Ví dụ: Tra cứu thuế, đăng ký lịch hẹn trực tuyến.

2.2. Tài khoản định danh điện tử mức độ 2

  • Mô tả: Tài khoản được nâng cấp sau khi xác minh danh tính trực tiếp hoặc sử dụng công nghệ sinh trắc học (như vân tay, nhận diện khuôn mặt).
  • Yêu cầu: Thông tin đăng ký gồm:
    • Số định danh cá nhân, số căn cước công dân/chứng minh nhân dân.
    • Ảnh chân dung và thông tin sinh trắc học (nếu cần).
    • Thực hiện xác minh trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc qua ứng dụng hỗ trợ xác minh trực tuyến.
  • Phạm vi sử dụng:
    • Sử dụng cho các dịch vụ yêu cầu xác thực danh tính cao:
    • Nộp hồ sơ và thanh toán dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4.
    • Giao dịch tài chính, ngân hàng.
    • Ký kết hợp đồng điện tử.
    • Ví dụ: Đăng ký bảo hiểm xã hội, xin cấp hộ chiếu, hoặc thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến.

So sánh mức độ 1 và mức độ 2

Tiêu chí

Mức độ 1

Mức độ 2

Phương thức xác minh

Cơ bản (trực tuyến)

Xác minh trực tiếp hoặc sinh trắc học

Phạm vi sử dụng

Dịch vụ công cơ bản

Dịch vụ yêu cầu xác thực cao

Yêu cầu về bảo mật

Thấp

Cao

3. Cách kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên máy tính

Bước 1: Vào trang web của VNeID, để dễ dàng hơn thì bạn có thể ấn ngay vào đường link bên dưới để truy cập nhanh, rồi nhấn vào nút "Kích hoạt tài khoản".

Kích hoạt tài khoản
Kích hoạt tài khoản

Truy cập trang web VNeID tại https://vneid.gov.vn/

Bước 2: Điền số định danh (số CCCD) và số điện thoại bạn dùng để đăng ký định danh rồi nhấn Gửi yêu cầu.

 Điền số định danh
Điền số định danh

Nếu bạn đã tạo tài khoản trước đó thì sẽ có thông báo hiện ra với nội dung "Tài khoản của bạn đã được kích hoạt".

Caption

Bước 3: Lúc này điện thoại của bạn sẽ nhận được tin nhắn mã OTP từ VNeID. Bạn hãy nhập mã OTP này vào ô nhập mã xác thực rồi nhấn Xác nhận, lưu ý là hiệu lực của mã OTP chỉ là 3 phút.

Nhập mã OTP
Nhập mã OTP

Bước 4: Lúc này là bước tạo mật khẩu, bạn hãy tạo mật khẩu theo những nguyên tắc được chú thích bên dưới, lưu ý là phải nhập mật khẩu giống nhau ở cả hai ô. Sau khi nhập mật khẩu xong, bạn nhấn Xác nhận.

Tạo mật khẩu
Tạo mật khẩu

Bước 5: Bước tiếp theo là tạo passcode, đây là pass mà bạn cần mỗi khi dùng các ứng dụng trên VNeID. Passcode chỉ sử dụng các chữ số từ 0 đến 9. Sau khi nhập xong passcode, bạn nhấn nút Xác nhận.

Bước 6: Sau khi tạo passcode, bước tiếp theo là tạo câu hỏi bảo mật. Ở đây sẽ có những câu hỏi đã được quy định sẵn, bạn hãy chọn hai câu hỏi và điền câu trả lời. Lưu ý là bạn phải nhớ kỹ hai câu hỏi và đáp án mình đã nhập để sau này nếu cần thì có thể sử dụng để lấy lại tài khoản. Sau khi đã hoàn thành, bạn nhấn nút Xác nhận.

Tạo câu hỏi bảo mật

Bước 7: Lúc này màn hình sẽ hiện ra thông báo "Bạn đã kích hoạt tài khoản định danh điện tử thành công". Bạn hãy nhấn nút Tiếp tục.

Bạn hãy nhấn nút Tiếp tục.
Bạn hãy nhấn nút Tiếp tục.

Bước 8: Màn hình sẽ đưa bạn lại về giao diện đăng nhập tài khoản, bạn hãy nhập số CCCD và mật khẩu mà bạn đã tạo lúc nãy rồi nhấn Đăng nhập.

Nhập số CCCD và mật khẩu mà bạn đã tạo lúc nãy rồi nhấn Đăng nhập
Nhập số CCCD và mật khẩu sau đó bấm Đăng nhập

Bước 9: Màn hình sẽ hiện ra một khung để điền mã OTP. Mã này sẽ được gửi về số điện thoại của bạn, hãy lấy mã rồi nhập trước khi hết giờ nếu không mã sẽ hết hiệu lực. Sau đó bạn sẽ được đưa vào trang web của Bộ Công An. Như vậy là việc kích hoạt đã hoàn tất.

Lấy mã rồi nhập trước khi hết giờ
Lấy mã rồi nhập trước khi hết giờ

4. Thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử với công dân Việt Nam

4.1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1

Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử

  • Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD.
  • Công dân sử dụng ứng dụng VNelD để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.
  • Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.

4.2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP:

  • Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
    • Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
    • Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
    • Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
  • Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử.

5. Bao lâu thì được cấp tài khoản định danh điện tử?

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan Công an có trách nhiệm giải quyết cấp tài khoản định danh điện tử trong thời hạn như sau:

Thời hạn giải quyết cấp tài khoản định danh điện tử

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Nghị định này, cơ quan Công an có trách nhiệm giải quyết cấp tài khoản định danh điện tử trong thời hạn như sau:

1. Đối với trường hợp công dân Việt Nam đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1, không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Đối với trường hợp công dân Việt Nam chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 07 ngày làm việc.

2. Đối với người nước ngoài: Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1; không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đã có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; không quá 07 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 nhưng chưa có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.

3. Đối với tổ chức:

a) Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp thông tin cần xác thực về tổ chức đã có trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

b) Không quá 15 ngày với trường hợp thông tin cần xác thực về tổ chức không có trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Theo đó, đối với trường hợp công dân Việt Nam đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp:

Thời gian cấp giải quyết cấp tài khoản định danh điện tử sẽ không quá 01 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1, không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

Đối với trường hợp công dân Việt Nam chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chíp thì không quá 07 ngày làm việc.

  • Đối với người nước ngoài: Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1; không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đã có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; không quá 07 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 nhưng chưa có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.
  • Đối với tổ chức, thời gian cấp giải quyết cấp tài khoản định danh điện tử sẽ:
    • Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp thông tin cần xác thực về tổ chức đã có trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
    • Không quá 15 ngày với trường hợp thông tin cần xác thực về tổ chức không có trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. Đã có CCCD có cần tạo tài khoản định danh điện tử?

Nhiều người đặt câu hỏi rằng, căn cước công dân có gắn chíp cũng có khả năng tích hợp tương tự như tài khoản định danh, vậy chúng khác gì nhau?

Sự khác nhau giữa hai loại giấy tờ tùy thân này là tài khoản định danh là phiên bản điện tử, số hóa của căn cước công dân. Ta cũng có thể coi tài khoản định danh như một loại “căn cước điện tử.”

Hiện tài khoản định danh điện tử không phải là thứ bắt buộc, và căn cước công dân vẫn có thể "đảm đương" nhiệm vụ tích hợp giấy tờ. Tuy nhiên trong tương lai, có thể tài khoản định danh sẽ có nhiều lợi ích khác.

6.2. Ai có thể đăng ký tài khoản này?

  • Mọi cá nhân từ 14 tuổi trở lên đều có thể đăng ký định danh điện tử. Trẻ em chưa đủ 14 tuổi sẽ đăng ký theo tài khoản định danh của cha, mẹ, hoặc người giám hộ.
  • Người nước ngoài đủ 14 tuổi cũng có thể đăng ký định danh điện tử trong thời gian ở tại Việt Nam. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức thành lập trong nước hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam cũng có thể thiết lập tài khoản này.

6.3. Đăng ký định danh điện tử có lợi gì?

  • Là sự tích hợp nhiều - trong - một các loại giấy tờ tùy thân khác nhau, những người đăng ký định danh điện tử thành công có thể ra đường mà không phải mang bất cứ một loại giấy tờ gì ngoài chiếc điện thoại di động có thể truy cập mạng.
  • Đó là bởi tất cả những loại giấy tờ cơ bản nhất như căn cước công dân,
  • bảo hiểm y tế, bằng lái xe,... đều có thể hiển thị trên tài khoản định danh.
  • Tài khoản còn là một trợ thủ đắc lực khi thực hiện các dịch vụ công bởi người dân chỉ cần đưa tài khoản định danh chứ không cần phải điền đủ mọi loại giấy hay biểu mẫu khác nhau để xác định danh tính. Trong tương lai, tài khoản định danh còn có thể thanh toán các loại hóa đơn điện tử, điện, nước hay các chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
  • Người dân cũng có thể khai báo y tế hoặc cung cấp các thông tin về người giám hộ, người phụ thuộc thông qua tài khoản, hay khai báo lưu trú mà không cần qua cơ quan công an. Thậm chí, tài khoản còn có thể được sử dụng để kiến nghị, góp ý với cơ quan công quyền, hoặc phản ánh các vấn đề an ninh trật tự một cách bảo mật và an toàn.
  • Với người nước ngoài, định danh điện tử có thể được sử dụng để thay thế hộ chiếu hay các văn bản thông hành quốc tế.

6.4. Đăng ký tài khoản cấp độ 1 thế nào?

Để đăng ký tài khoản định danh điện tử cấp 1, ta cần làm theo các bước sau:

  • Cài đặt ứng dụng VNeID trên điện thoại.
  • Nhập số định danh cá nhân (tức số căn cước công dân) và số điện thoại hoặc thư điện tử.
  • Cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID. Bạn có thể quét mã QR trên căn cước công dân để tự động điền các thông tin này.
  • Chụp ảnh chân dung theo hướng dẫn của ứng dụng.
  • Gửi yêu cầu cấp tài khoản.

Khi yêu cầu được giải quyết, một tin nhắn thông báo sẽ được gửi tới điện thoại hoặc hòm thư điện tử của người đăng ký trong tối đa 7 ngày.

6.5 Đăng ký tài khoản cấp độ 2 thế nào?

Khác với cấp độ 1, ta cần phải mang căn cước công dân tới cơ quan công an để đăng ký tài khoản định danh cấp độ 2. Các bước thực hiện lần lượt là:

  • Thông báo với cán bộ về việc cấp tài khoản định danh cấp độ 2
  • Khai báo các thông tin liên quan. Người dân có thể tiến hành tích hợp các giấy tờ như bằng lái xe, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… Nếu muốn tích hợp các loại giấy tờ này, hãy nhớ mang bản gốc đi để đối chiếu nhé!
  • Các chú công an sẽ chụp ảnh chân dung và lấy vân tay của bạn để đối chiếu với cơ sở dữ liệu, sau đó sẽ thông báo qua tin nhắn SMS hoặc hòm thư điện tử trong tối đa 7 ngày khi đăng ký tài khoản thành công