- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Mức phạt hành vi để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định
1. Phạt khi dừng đỗ xe máy ở lòng đường?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18, 19 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
........
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.”
“Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường phố
Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:
1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.”
Như vậy, hành vi dừng xe, đỗ xe ở lòng đường phố, đô thị là trái quy định pháp luật.
- Thứ hai là về việc xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông:
Căn cứ vào điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe gắn máy dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông sẽ bị xử phạt như sau:
“Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
.....
Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật”
Như vậy, hành vi trên bị phạt tiền với mức phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
2. Xe máy, ô tô dừng đỗ xe trong hầm đi bộ
Căn cứ theo Điều 27 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Người điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bậtđèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;
2. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì người điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ chỉ được dừng xe, đỗ xe đúng nơi quy định. Trường hợp dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định xe bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
- Đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 1.200.000 đồng theo quy định tại điểm i khoản 4 điều 5 Nghị định này:
“4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;
đ) Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông”
- Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và cả các loại xe tương tự xe mô tô, tương tự xe gắn máy sẽ bị xử phạt đến 1.000.000 đồng theo quy định tại điểm e khoản 5 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định”;
3. Cảnh sát giao thông được phép dừng xe người vi phạm giao thông khi nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT.
Theo đó, CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được phép dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
d) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Nhưng thực tế, nhiều người tham gia giao thông đi đúng làn đường, đội mũ bảo hiểm và có gương chiếu hậu đầy đủ nhưng vẫn bị CSGT tuýt còi yêu cầu dừng xe.
Trong tình huống này, nhiều người chạy xe hay “cãi tay đôi” cho rằng CSGT không có quyền dừng xe để kiểm tra hành chính.
Căn cứ khoản 1, 2, 3, điều 8, Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung, quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông có quy định về quyền hạn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT.
Theo đó, CSGT có quyền hạn như sau:
1. Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ.
2. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.
3. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, cán bộ Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó theo quy định của Luật Công an nhân dân. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.
Như vậy lực lượng CSGT được phép dừng các phương tiện tham gia giao thông để tiến hành kiểm soát và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm không những trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông mà còn trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
4. Hai trường hợp được phép đỗ ô tô trên vỉa hè
Theo quy định tại Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008, lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông; trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
Còn theo khoản 9, Mục IV, Thông tư số 16/2009/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng, việc cho phép người dân để xe trên hè phố cần phải tránh những vấn đề ách tắc, cản trở người dân qua lại, lưu thông trên vỉa hè, phải đảm bảo bề rộng tối thiểu còn lại dành cho người đi bộ là 1,5m và phải sắp xếp gọn gàng, đảm bảo mỹ quan đô thị….
Ngoài ra, Quy chuẩn quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ có biển báo I.408a với nội dung “Nơi được đỗ xe một phần trên hè phố”. Đây là biển chỉ dẫn cho phép đỗ một phần (khoảng 1/2) thân xe ô tô trên hè phố.
Từ các căn cứ ở trên, có thể thấy, người điều khiển ô tô vẫn được phép để xe trên vỉa hè trong 2 trường hợp cụ thể sau:
- Được đỗ 1/2 xe (kiểu gác 2 bánh xe bên phải) trên vỉa hè ở nơi có biển I.408a
- Đỗ xe trên vỉa hè tại những khu vực được UBND cấp tỉnh cho phép. Đồng thời việc đỗ xe không làm cản trở người dân qua lại (người đi bộ, di chuyển vào nhà), đảm bảo bề rộng tối thiểu dành lại là 1,5m,... và tuân thủ theo các quy định về dừng đỗ xe của Luật Giao thông đường bộ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Bao nhiêu tuổi được đi xe 50cc? Đi xe máy khi chưa đủ tuổi bị phạt bao nhiêu?
Hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe đã mất online