- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Bảo hiểm xã hội (97)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Tiền lương (76)
- Định danh (64)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Đăng kiểm (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Xử phạt hành chính (33)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Biển báo giao thông (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Mã định danh (26)
Mức phạt lỗi rẽ phải khi đèn đỏ mới nhất 2025
1. Mức phạt lỗi rẽ phải khi đèn đỏ
Các mức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ, đèn vàng) được áp dụng cho từng loại phương tiện như sau:
1.1. Đối với xe ô tô, xe bốn bánh chở người, chở hàng và các loại xe tương tự xe ô tô
Lỗi vi phạm |
Mức phạt |
Vượt đèn đỏ (không gây tai nạn giao thông) |
Theo điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển xe vi phạm bị phạt tiền từ 18 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
|
Vượt đèn đỏ (gây tai nạn giao thông) |
Nếu vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông, mức phạt được quy định tại điểm b khoản 10 Điều 6 là từ 20 triệu đồng đến 22 triệu đồng. Ngoài tiền phạt, người vi phạm bị trừ 04 điểm trên giấy phép lái xe, trường hợp gây tai nạn sẽ bị trừ 10 điểm theo điểm b khoản 16 Điều 6 Nghị định này. |
1.2. Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự
Lỗi vi phạm |
Mức phạt |
Vượt đèn đỏ (không gây tai nạn giao thông) |
Tại điểm c khoản 7 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt tiền cho hành vi vi phạm là từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng. |
Vượt đèn đỏ (gây tai nạn giao thông) |
Nếu gây tai nạn giao thông, mức phạt tăng lên từ 10 triệu đồng đến 14 triệu đồng theo điểm b khoản 10 Điều 7. Người vi phạm còn bị trừ 04 điểm trên giấy phép lái xe, trường hợp gây tai nạn sẽ bị trừ 10 điểm. |
1.3. Đối với xe máy chuyên dùng
Lỗi vi phạm |
Mức phạt |
Vượt đèn đỏ (không gây tai nạn giao thông) |
Điểm c khoản 7 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định mức phạt từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm. |
Vượt đèn đỏ (gây tai nạn giao thông) |
Nếu gây tai nạn, mức phạt sẽ tăng lên từ 14 triệu đồng đến 16 triệu đồng. |
1.4. Đối với xe đạp, xe đạp máy và các loại xe thô sơ khác
Theo điểm đ khoản 2 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt tiền cho hành vi vi phạm là từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng.
Những mức phạt trên nhằm tăng cường ý thức chấp hành luật giao thông và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
2. Khi đèn đỏ có được rẽ phải không? Nếu không thì xe máy rẽ phải khi đèn đỏ phạt bao nhiêu theo quy định?
2.1. Khi đèn đỏ có được rẽ phải không?
Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ đã có quy định thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu.
"Điều 4. Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
4.1 Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
4.1.1 Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
4.1.2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
4.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu.
4.1.4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
4.2 Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường."
Như vậy, theo các quy định trên, khi tham gia giao thông mà gặp đèn đỏ thì các phương tiện phải dừng lại theo quy định, chỉ trong một số trường hợp được cho phép thì người tham gia giao thông mới được rẽ phải, gồm:
- Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Có đèn tín hiệu hình mũi tên chuyển màu xanh, cho phép rẽ phải.
- Có biển báo cho rẽ phải.
- Có hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường như vạch mắt võng bố trí ở làn đường trong cùng bên phải, tiểu đảo phân luồng cho phép rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.
2.2. Xe máy rẽ phải khi đèn đỏ phạt bao nhiêu theo quy định?
Xe máy rẽ phải khi đèn đỏ sẽ bị xử phạt tùy thuộc vào các trường hợp dưới đây:
- Vượt đèn đỏ (không gây tai nạn giao thông): Phạt tiền cho hành vi vi phạm là từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng, căn cứ vào Điểm c Khoản 7 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
- Vượt đèn đỏ (gây tai nạn giao thông): Mức phạt tăng lên từ 10 triệu đồng đến 14 triệu đồng theo điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định này.
3. Khi tham gia giao thông đường bộ cần tuân thủ quy tắc chung gì?
Khi tham gia giao thông đường bộ cần tuân thủ quy tắc chung theo Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:
"Điều 10. Quy tắc chung1. Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
2. Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
3. Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em."
4. Ngã 4 đèn đỏ có được rẽ trái không?
Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ đã có quy định thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu.
"Điều 4. Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
4.1 Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
4.1.1 Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
4.1.2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
4.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu.
4.1.4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
4.2 Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường."
Như vậy, theo các quy định trên, khi tham gia giao thông mà gặp đèn đỏ thì các phương tiện phải dừng lại theo quy định, chỉ trong một số trường hợp được cho phép thì người tham gia giao thông mới được rẽ trái gồm:
- Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Có biển báo cho rẽ trái.
Như vậy, ngã 4 đèn đỏ chỉ được rẽ trái khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc có biển báo cho rẽ trái.
5. Thời gian đèn giao thông được quy định như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự An toàn Giao thông Đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025), tín hiệu đèn giao thông bao gồm 3 màu: xanh, vàng, đỏ; đèn có thể hiển thị thời gian hoặc không. Quy định cụ thể như sau:
- Tín hiệu đèn màu xanh
- Người tham gia giao thông được phép đi.
- Nếu phát hiện người đi bộ hoặc xe lăn của người khuyết tật đang di chuyển trên lòng đường, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường đường.
- Tín hiệu đèn màu vàng
- Người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng.
- Nếu phương tiện đã đi đến vạch dừng hoặc vượt qua vạch dừng khi đèn vàng bật, người điều khiển được phép tiếp tục đi.
- Khi đèn vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện được đi nhưng phải chú ý quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật hoặc các phương tiện khác.
- Tín hiệu đèn màu đỏ
- Người tham gia giao thông bị cấm đi.
6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Theo Điều 4 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt các vi phạm hành chính về trật tự và an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định như sau:
- Thời hiệu xử phạt: Thời hiệu để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 01 năm.
- Sử dụng kết quả thu thập từ thiết bị kỹ thuật:
- Kết quả thu thập từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật (do cơ quan chức năng hoặc cá nhân, tổ chức cung cấp) có giá trị sử dụng để xác định vi phạm nếu được ghi nhận trong thời hạn 01 năm kể từ ngày vi phạm.
- Nếu quá thời hạn này mà cơ quan có thẩm quyền chưa ra quyết định xử phạt, các kết quả thu thập sẽ không còn giá trị sử dụng.
- Trường hợp trốn tránh hoặc cản trở xử phạt: Nếu cá nhân hoặc tổ chức cố tình trốn tránh hoặc cản trở việc xử phạt, thời hiệu sẽ được tính lại từ khi hành vi trốn tránh hoặc cản trở chấm dứt.
7. Câu hỏi thường gặp
7.1 Xe máy chuyên dùng vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông thì phạt như thế nào?
Điểm c khoản 8 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định mức phạt từ 14 triệu đồng đến 16 triệu đồng đối với xe máy chuyên dùng vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông.
7.2. Nếu vượt đèn vàng khi đèn vừa bật có bị phạt không?
Theo quy định, nếu đã qua vạch dừng trước khi đèn vàng bật, bạn sẽ không bị phạt. Tuy nhiên, nếu chưa qua vạch dừng và cố tình đi tiếp, hành vi này được coi như vượt đèn đỏ.
7.3 Xe đạp vượt đèn đỏ thì có phạt không?
Theo Điểm đ Khoản 2 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt tiền cho hành vi vi phạm là từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Khi đèn đỏ có được rẽ phải không? Nếu không thì xe máy rẽ phải khi đèn đỏ phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất 2025?
- Khi tham gia giao thông đường bộ cần tuân thủ quy tắc chung gì mới nhất 2025?
- Trường hợp nào không được rẽ phải khi đèn đỏ mới nhất 2025?
- Ngã 4 đèn đỏ có được rẽ trái không mới nhất 2025?
- Xe máy, ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền mới nhất 2025?
- Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ đối với xe máy mới nhất 2025
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị xử phạt ra sao mới nhất 2025?