TOP 14 mẫu Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (2024) SIÊU HAY

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8 Chân trời sáng tạo gồm các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 791,923 31/10/2024


Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

TOP 5 mẫu Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Trường em tổ chức tuần lễ "Nhà khoa học tương lai" để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Em hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm để tham gia tuần lễ này.

Dàn ý Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

- Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích.

- Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

+ Vì sao hiện tượng tự nhiên đó xuất hiện.

+ Hiện tượng tự nhiên đó xuất hiện như thế nào?

+ Hiện tượng tự nhiên đó kết thúc như thế nào? Gây nên kết quả gì

+ Nhận xét:

Hiện tượng tự nhiên đó có diễn ra thường xuyên không?

Hiện tượng tự nhiên đó có ảnh hưởng, tác động tốt/xấu gì cho con người hay không?

- Phần kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích.

NÚI LỬA

1. Mở bài

Giới thiệu tổng quan về hiện tượng núi lửa:

  • Núi lửa là một hiện tượng tự nhiên đầy sức hấp dẫn và nguy hiểm.

  • Sự phun trào của núi lửa không chỉ tác động mạnh mẽ đến môi trường mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người.

Nêu lý do và mục đích của bài viết:

  • Khám phá nguồn gốc, cơ chế hoạt động, tác động và cách ứng phó với hiện tượng này.

2. Thân bài

Khái niệm và đặc điểm của núi lửa:

  • Khái niệm:
    • Núi lửa là vết nứt trên lớp vỏ Trái Đất, nơi magma, khí và tro từ lòng đất phun trào ra ngoài.

  • Đặc điểm hình thái:
    • Hình dáng như một quả núi rỗng ruột, có miệng núi như cái hố sâu.

    • Núi lửa có thể đứng riêng lẻ hoặc thành dãy.

Nguyên nhân hình thành núi lửa:

  • Mảng kiến tạo:
    • Lớp vỏ Trái Đất được chia thành bảy mảng kiến tạo lớn.

    • Núi lửa thường xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng này.

  • Áp lực và nhiệt độ:
    • Dưới mảng kiến tạo là lớp phủ nóng chảy, tạo ra áp lực đẩy magma lên bề mặt.

Phân loại núi lửa:

  • Dựa vào hình dáng:
    • Núi lửa hình chóp: Có dạng nhọn và cao.

    • Núi lửa hình khiên: Có dạng rộng và thấp.

  • Dựa vào hoạt động:
    • Núi lửa đang hoạt động (nhiệt): Phun trào thường xuyên.

    • Núi lửa đang ngủ: Không phun trào trong thời gian dài nhưng có thể hoạt động trở lại.

    • Núi lửa chết: Đã ngừng hoạt động vĩnh viễn.

Cơ chế phun trào của núi lửa:

  • Quá trình hình thành magma:
    • Nhiệt độ trong lòng đất có thể lên đến 6000 độ C, làm nóng chảy đất đá thành magma.

  • Tích tụ áp suất:
    • Áp lực từ magma và khí nóng tích tụ trong lò magma.

  • Phun trào:
    • Khi áp suất vượt quá sức chịu đựng của lớp vỏ, núi lửa phun trào, đẩy dung nham, tro và khí ra ngoài.

  • Tác động của núi lửa:

    • Tác hại:
      • Dung nham với nhiệt độ cao hủy diệt mọi thứ trên đường đi.

      • Tro núi lửa gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và thiết bị di chuyển.

    • Lợi ích:
      • Mở rộng tầng bình lưu, cải thiện khí quyển.

      • Tạo ra mỏ khoáng sản và năng lượng địa nhiệt.

      • Làm đất đai tơi xốp và màu mỡ hơn.

Biện pháp đối phó với núi lửa:

  • Dự báo và cảnh báo sớm:
    • Sử dụng công nghệ để giám sát hoạt động của núi lửa.

  • Quy hoạch và xây dựng:
    • Thiết kế khu vực dân cư xa vùng nguy hiểm.

  • Nâng cao nhận thức cộng đồng:
    • Giáo dục và tuyên truyền về biện pháp an toàn khi có núi lửa phun trào.

3. Kết bài

Tóm tắt lại nội dung đã trình bày:

  • Nhấn mạnh sự nguy hiểm và tầm quan trọng của việc hiểu biết về núi lửa.

  • Khẳng định vai trò của con người trong việc phòng chống và ứng phó với hiện tượng này.

Kêu gọi hành động:

  • Đề nghị cộng đồng và các nhà khoa học hợp tác chặt chẽ để giảm thiểu thiệt hại do núi lửa gây ra.

  • Khuyến khích việc áp dụng khoa học và công nghệ trong giám sát và cảnh báo sớm.

LŨ LỤT

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề thiên tai tại Việt Nam:

  • Việt Nam hàng năm đối diện với nhiều loại thiên tai khác nhau.

  • Lũ lụt là một trong những hiện tượng thiên tai đáng chú ý và nguy hiểm nhất.

Mục đích của bài viết:

  • Trình bày chi tiết về hiện tượng lũ lụt, nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng chống.

2. Thân bài

Khái niệm và phân loại lũ lụt:

  • Khái niệm:
    • Lũ lụt là hiện tượng mực nước vượt quá mức bình thường, gây ngập úng trên diện rộng.

  • Phân loại lũ lụt:
    • Lũ ống: Dòng nước lớn tràn xuống từ các vùng đồi núi.

    • Lũ quét: Dòng nước mạnh mẽ và nhanh chóng gây hủy diệt trên đường đi.

    • Lũ sông: Nước sông dâng cao tràn ra các vùng lân cận.

Nguyên nhân gây ra lũ lụt:

  • Tự nhiên:
    • Bão và triều cường: Lượng nước từ biển tràn vào đất liền.

    • Mưa lớn kéo dài: Gây tình trạng ngập úng khi nước không thể thoát kịp.

    • Thủy triều và sóng thần: Đẩy nước từ biển vào đất liền.

  • Con người:
    • Phá rừng: Gây xói mòn đất và mất đi lớp phủ bảo vệ tự nhiên.

    • Quản lý nước không hiệu quả: Hệ thống đê điều và thoát nước không đáp ứng được khi có mưa lớn.

Hậu quả của lũ lụt:

  • Kinh tế và cơ sở hạ tầng:
    • Phá hủy nhà cửa, cơ sở hạ tầng, đồng ruộng, và phương tiện giao thông.

    • Gián đoạn sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác.

  • Đời sống con người:
    • Gây thiếu lương thực và nước uống.

    • Thương vong và mất tích, nhiều gia đình mất đi người thân yêu.

  • Môi trường và sức khỏe:
    • Ô nhiễm nguồn nước do rác thải và chất thải từ cống rãnh.

    • Gia tăng nguy cơ bệnh tật như bệnh ngoài da, bệnh đường ruột.

Các biện pháp phòng chống lũ lụt:

  • Bảo vệ môi trường:
    • Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.

  • Quản lý và quy hoạch đô thị:
    • Xây dựng các công trình hồ chứa nước đa dụng, chống lũ, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát điện.

    • Thiết kế và xây dựng hệ thống đê điều và tường chắn lũ quét hiệu quả.

  • Nâng cao nhận thức cộng đồng:
    • Tuyên truyền, giáo dục về biện pháp phòng chống lũ lụt và ứng phó khi lũ lụt xảy ra.

3. Kết bài

Tóm tắt nội dung đã trình bày:

  • Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên nguy hiểm, gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống và môi trường.

  • Cần thiết phải có các biện pháp phòng chống hiệu quả và sự chung tay của cả cộng đồng.

Kêu gọi hành động:

  • Mỗi cá nhân, gia đình và tổ chức cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sẵn sàng ứng phó với lũ lụt.

  • Chính quyền và các tổ chức quốc tế cần hợp tác để tìm ra các giải pháp bền vững nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 1) - Hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu. Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896. Một ví dụ về Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại (gia tăng). Hiện nay thế kỷ thứ 21 loài người đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên do con người gây ra, tuy nhiên vấn đề vẫn đang được tranh cãi, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.

Các vật đen có nhiệt độ từ Trái Đất khoảng 5.5 °C. Từ khi bề mặt Trái Đất phản lại khoảng 28% ánh sáng mặt trời, nếu không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ có thể rất thấp khoảng -18 hoặc -19 °C thay vì nhiệt độ có thể cao hơn là khoảng 14 °C.

Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Hiệu ứng này đã được sử dụng từ lâu trong các nhà kính trồng cây. Ngoài ra hiệu ứng nhà kính còn được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 2) - Biến đổi khí hậu

Một trong những vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm nhất hiện nay, đó chính là biến đổi khí hậu. Khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển, sự tác động đến môi trường ngày càng lớn, dẫn đến khí hậu sẽ bị biến đổi trên toàn cầu. Đây đang là vấn đề đáng lo ngại không chỉ của riêng một quốc gia nào mà là của toàn nhân loại.

Biến đổi khí hậu có thể hiểu đó là sự thay đổi của khí hậu, âm thầm ngày ngày diễn ra trong một khoảng thời gian, tác động trực tiếp đến khí hậu, đến môi trường sống của loài người cũng như hàng nghìn sinh vật khác trên trái đất. Biến đổi khí hậu có thể là sự nóng lên của trái đất, nước biển dâng cao do hiện tượng băng tan, hay đó là sự thay đổi hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển…Và những thiên tai mà nhân loại đang phải hứng chịu trước mắt đó chính là những thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần… dẫn đến sự thiệt hại vô cùng lớn cho nhân loại.

Vậy nguyên nhân do đâu, vì đâu dẫn đến biến đổi khí hậu? Đầu tiên phải kể đến chính là do sự tác động của con người đến thiên nhiên như chặt phá rừng dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân bằng; sử dụng bừa bãi các loại hóa chất, thuốc trừ sâu có hại cho môi trường… rồi chất thải công nghiệp được thải ra từ những nhà máy sản xuất công nghiệp, khói thải ra từ đô thị, giao thông… dẫn đến hiệu ứng nhà kính và sự nóng dần lên của trái đất. Chính con người đang ngày đêm đục khoét, khai thác những nguồn tài nguyên quý giá, làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Không chỉ thế, chiến tranh nổ ra liên miên với bom đạn, vũ khí hạt nhân.., cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. Tất cả sẽ như một ngòi nổ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên, dẫn đến sự diệt vong của trái đất và loài người trong một tương lai không xa.

Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những sinh vật trên trái đất, bao gồm cả loài người. Những hiện tượng xảy ra liên tiếp gần đây như bão lũ, sóng thần, động đất, núi lửa… đã làm cho chúng ta phải gánh chịu biết bao đau thương. Chưa kể đến sự xuất hiện ngày càng nhiều của những căn bệnh lạ mà y học thế giới chưa tìm ra nguyên nhân cũng như phương án chữa trị, tất cả đều do biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường sống mà ra.

Để ngăn chặn cũng như làm chậm hơn quá trình biến đổi khí hậu, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ trái đất, bảo vệ môi trường sống xung quanh. Mỗi một người chỉ cần có ý thức, sẽ giúp cho trái đất hàng ngày không phải gánh chịu những tổn hại nặng nề thêm nữa. Ngoài ra nhà nước, các cơ quan chức năng, ban ngành cần phải có biện pháp cứng rắn, trừng phạt thích đáng những kẻ chuyên chặt phá rừng, xả chất thải gây hại cho môi trường không khí, môi trường nước. Tuyên truyền, vận động mỗi cá nhân tích cực hơn, có ý thức bảo vệ môi trường sống, để giảm thiểu tối đa những tác hại đến thiên nhiên.

Thật vậy, có thể thấy biến đổi khí hậu không còn là vấn đề của riêng mỗi người, mà là của toàn xã hội, toàn thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, vì một tương lai tươi đẹp ở phía trước.

TOP 5 mẫu Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 3) - Thủy triều đỏ

Thủy triều đỏ là cách gọi thông thường, nhưng các nhà khoa học thường gọi là hiện tượng nở hoa của tảo ở biển.

Hiện tượng tảo nở hoa (có tài liệu còn gọi là hiện tượng nở hoa của nước) gây ra bởi các loài vi tảo và vi khuẩn lam sống trong nước biển hoặc nước ngọt khi chúng phát triển rất nhanh, bùng phát quá mức về mật độ tế bào hoặc sinh khối. Hiện tượng tảo nở hoa xảy ra cả ở biển và nước ngọt, khi xảy ra ở biển thì gọi là thủy triều đỏ. Tảo nở hoa có thể sống ở bề mặt nước hoặc ở tầng đáy.

Đặc biệt, những thực vật phù du và sinh vật nguyên sinh đơn bào, các sinh vật như thảo mộc có thể hình thành những đám dày đặc, các vết có thể nhìn thấy ở gần bề mặt nước. Một số loài thực vật phù du, tảo chứa sắc tố quang hợp khác nhau về màu sắc từ xanh sang nâu đỏ.

Khi mật độ tảo tập trung cao, nước sẽ đổi màu hay xỉn lại, từ tím đến gần như màu hồng, thường là màu đỏ hoặc màu xanh lá cây. Không phải tất cả việc nở rộ tảo đều dày đặc đủ để làm cho nước đổi màu, và không phải tất cả những nước đổi màu có liên quan đến nở rộ tảo đều đỏ.

Hiện tượng tảo nở hoa có thể do các loài tảo có độc tố và các loài không có độc tố. Khi các tảo độc nở hoa, chúng tiết ra các độc tố thuộc về 3 nhóm: nhóm độc tố gan, nhóm độc tố thần kinh, nhóm độc tố gây tiêu chảy. Chúng không chỉ gây độc cho các sinh vật sống trong nước như cá, giáp xác, động vật thân mềm, động vật có vú ở biển (như cá voi, sư tử biển)… mà còn gây độc cho cả một số loài chim, cho con người khi ăn phải thủy sản bị nhiễm độc, khi tiếp xúc hoặc uống phải nguồn nước bị nhiễm độc.

Các độc tố có thể ảnh hưởng tới không khí, gây khó thở. Ngoài việc tạo ra các độc tố, chúng còn làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước do chuyển màu, có mùi tanh khó chịu, hàm lượng oxy giảm đột ngột do phân hủy một lượng sinh khối lớn.Tảo không độc khi nở hoa cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước khi lượng sinh khối lớn của chúng bị chết và phân hủy.

Tóm lại, hiện tượng nở hoa của tảo, đặc biệt là tảo độc gây tác hại tới hệ sinh thái biển, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với con người, gây thiệt hại cho ngành kinh tế khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Thực tế, không phải đợt bùng phát tảo biển nở hoa nào cũng có hại. Chúng có thể có lợi vì là thức ăn cho sinh vật trong đại dương.

Theo một cuốn sách của ông Kin-Chung Ho, Đại học Mở Hong Kong, sự xuất hiện của thủy triều đỏ ở một số địa điểm dường như là hoàn toàn tự nhiên, do sự chuyển động của các dòng hải lưu nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể do phú dưỡng hóa nguồn nước - thải quá nhiều vào nước chất dinh dưỡng như nitrat hay phốt phát từ hoạt động nông nghiệp hay hiện tượng nước trồi - dòng nước lạnh đặc và nhiều dinh dưỡng di chuyển từ phía sâu lên bề mặt đại dương, thay thế dòng nước nóng hơn.

Thủy triều đỏ đã xảy ra ở nhiều nước: Hoa Kỳ, Brasil, Úc, Philippines, Trung Quốc, Anh, Malaysia…và gây ra nhiều thiệt hại.

Năm 1968, tại Anh có 78 trường hợp người bị ngộ độc do ăn sò xanh nhiễm độc tố của tảo Alexandrium tamarense. Tính đến năm 1995, tại Philippines đã có 1422 người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc tảo Pyrodinium bahamense var compressum và 82 người trong số này đã tử vong. Năm 1998, một loài tảo mới xuất hiện ở vùng biển Hong Kong đã gây ra thuỷ triều đỏ, ảnh hưởng đến 20 trong tổng số 26 khu vực nuôi cá, hủy hoại hơn 80 % trữ lượng cá thường xuyên. Năm 2013, hai người Malaysia đã chết do ăn cá nhiễm tảo độc từ thủy triều đỏ ở bờ biển đảo Borneo.

Tất cả các bang ven biển của Hoa Kỳ đều bị thủy triều đỏ và chịu nhiều thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra, đặc biệt là ở New England, Florida, khu vực gần Vịnh Mexico… Thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra đối với nuôi trồng, khai thác thủy sản, du lịch lên tới hàng chục triệu đô la.

Tại Việt Nam, hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xảy ra ở nhiều nơi. Tuy nhiên, khu vực biển Bình Thuận là nơi có tần suất nở hoa của vi tảo cao nhất, hiện tượng này. Tháng 6 - 7/2014, thủy triều đỏ tạo nên các trận bọt biển màu đỏ vàng ở bãi biển Mũi Né – Hòn Rơm (Phan Thiết, Bình Thuận). Xác cá và nhiều động vật, rong tảo biển dạt vào và phân hủy, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường. Cư dân ở đây cho biết hiện tượng thủy triều đỏ thường xuất hiện ở vùng biển này vào tháng 6 hàng năm.

Đồng thời, nghề sản xuất giống thủy sản và nuôi lồng các loài tôm hùm, cá mú cũng thải ra môi trường một lượng dinh dưỡng đáng kể cũng là một điều kiện kích thích sự nở hoa. Hiện tượng nở hoa nước thường xảy ra trong các hồ nước ngọt và các ao nuôi thủy sản. Hiện tượng tảo nước ngọt nở hoa cũng đã gặp ở Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), hồ Xuân Hương (thành phố Đà Lạt) và gần đây, trong tháng 4/2016 tại sông Ba, đoạn chảy qua xã Chư Ngọc huyện Krông Pa, Gia Lai.

Theo các nhà khoa học, hiện tượng thủy triều đỏ và nở hoa nước là một trong những vấn đề cấp bách cần được quan tâm nghiên cứu cụ thể, lâu dài như: Về quy luật phát sinh và lan truyền của hiện tượng thủy triều đỏ và nở hoa nước; về sinh thái phát triển và sản sinh độc tố của một số loài vi tảo kể cả các loài đang hình thành có khả năng nở hoa. Trên cơ sở đó, có sự cảnh báo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời đánh giá đầy đủ về những thiệt hại mà nó gây ra.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 4) - Nguyệt thực

TOP 11 mẫu Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của Trái Đất che khuất hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.

Không giống như nhật thực, mà chỉ có thể được nhìn thấy từ một khu vực nào đó tương đối nhỏ trên thế giới, nguyệt thực có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái Đất. Nguyệt thực kéo dài trong vài giờ, trong khi nhật thực toàn phần chỉ kéo dài trong vài phút tại bất kỳ vị trí nào do kích thước nhỏ hơn của bóng của Mặt trăng. Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát một cách an toàn bằng mắt thường vì hình ảnh nguyệt thực mờ hơn so với hình ảnh mặt trăng đầy đủ.

Nguyệt thực gồm có 3 loại chính. Đó là: nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm; Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng. Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần.; Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 5) - Mưa

Mưa là những giọt nước xinh đẹp mà bầu trời ban tặng cho con người. Có thể chúng chỉ là những hạt nước nhỏ bé, nhưng khi nhiều hạt như thê tập hợp lại thì chúng tạo ra một sức mạnh ghê gớm. Mưa là một hiện tượng thời tiết có ích, nhưng nó cũng có thể tạo ra những cơn lũ lụt giết chết nhiều sinh mạng và tàn phá hơn bất kì một thiên tai nào khác. Đó chính là sức mạnh đáng sợ của những cơn mưa.

Châu Âu vào đầu những năm 1985 bị ảnh hưởng bởi những cơn mưa như trút nước. Phần lớn người dân Hà Lan bị ngập trong nước và họ phải chống chọi cật lực để bảo vệ nhà cửa và tài sản của họ, một cuộc chiến mà con người luôn phải đối mặt từ xưa đến nay. Cách đây không lâu, dòng sông Mi-xi-xi-pi vỡ bờ dẫn đến một trận lụt tồi tệ nhất nước Mĩ trong vòng 66 năm qua. Những trận lũ lụt như thế sẽ làm thiệt hại rất lớn, nhất là khi con người không được cảnh báo.

Một trận lũ bất ngờ đã xảy ra tại một hẻm núi ở bang Cô-lô-ra-đô vào ngày 31-7-1976, khi mà mọi người đang tập trung ở đó nghỉ ngơi nhân dịp 100 năm ngày thành lập bang này. Khi đó dự báo cho biết sẽ có mưa vào buổi chiều, nhưng hầu như không ai chuẩn bị gì để đối phó với tin thời tiết xấu này. Hơn 3000 người rải rác dọc các hẻm núi, họ vui chơi và ca hát một cách vô tư. Vào lúc chiều tôi, một cơn bão xuất hiện, trút xuồng hẻm núi một lượng nước cao hơn 250mm so với mức trung bình. Nước nhanh chóng dâng lên, tạo nên những dòng thác lũ. Chỉ trong 5 phút, những căn lều, những quán cà phê, những ngôi nhà bị cuốn theo dòng nước đang cuồn cuộn gào thét, va vào cây cối rồi vỡ tung thành những mảnh vụn. Khi trời sáng, những chiếc trực thăng vẫn tiếp tục tìm kiếm những người mất tích hay bị kẹt trên các hẻm núi. Hơn 145 người chết, hơn 400 ngôi nhà bị phá hủy, 300 ngôi nhà bị hỏng nặng. 13 ô tô bị chìm sâu dưới đáy sông, mức thiệt hại lên đến 35,5 triệu đô la.

Lũ lụt vẫn tiếp tục hoành hành ở khắp nơi trên đất Mĩ. Năm 1997, ỏ' Têch-dát, một cơn lũ đã cuốn trôi một trường Tiểu học khiến cho 10 em bị chết đuối dù những đội cứu hộ đã hết sức cố gắng.

Sức mạnh của nước nằm ở trọng lượng của nó. Chỉ cần dòng lũ cao 60cm là có thể cuốn trôi một chiếc ô tô dễ dàng. Hơn 60% số người chết trong những trận lũ là do họ mắc kẹt trong xe và bị lũ cuốn đi.

Mưa không chỉ đem lại cho con người tai họa mà nó cũng là yếu tố mang lại sự sống trên trái đất. Không có mưa, trái đất sẽ trở thành sa mạc. Câu chuyện của mưa bắt đầu từ mặt đất, từ những đại dương. Chúng ta biết rằng nước chiếm % bề mặt diện tích của trái đất và dưới ánh nắng mặt trời, nước bốc hơi bay lên cao. Những cơn sóng bắn những hạt nước nhỏ vào không khí góp phần tạo ra hơi nước nhiều hơn. Hơi nước khi lên cao gặp lạnh tạo thành những mảng mây và ngưng tụ thành hạt rồi rơi xuống mặt đất. Nếu chúng ta tập hợp những giọt nước từ một cơn mưa thì một đám mây bình thường cũng có thể nặng khoảng 500 tấn. Trong mỗi đám mây là những hạt nước nhỏ, hàng triệu giọt li ti đó mới tạo thành một giọt nước mưa.

Đo kích thước của một giọt nước mưa từng là một thách thức đối với các nhà khí tượng học khi nghiên cứu về mưa cho đến khi họ tìm ra một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Họ sàng phấn hoa vào một cái khay, để nó dưới mưa trong vài giây và sau đó làm khô trong 20 phút với nhiệt độ 177 độ c. Cuối cùng họ sàng lọc một lần nữa để thu lây những hạt mưa hoàn hảo. Những hạt mưa đạt 0,5mm mới được công nhận là mưa còn nếu nhỏ hơn thì được xem là mưa phùn. Mưa phùn có xu hướng hình thành từ những đám mây mỏng. Những hạt mưa lớn thường hình thành trong vùng nhiệt đới khi mà những đám mây ở độ cao nhất và nơi có thể những cơn bão mạnh nhất trên trái đất. Hệ thống rừng nhiệt đới phụ thuộc vào những cơn mưa. Có những vùng mưa suốt 365 ngày trong một năm, nhưng cũng có những nơi không bao giờ mưa hàng trăm năm.

Tuy mưa nhiều, nhưng lũ lụt thì lại rất hiếm khi xảy ra vì mặt đất và những cánh rừng nhiệt đới tựa như những miếng xốp hút nước nhanh chóng. Mưa chỉ là một trạng thái tạm thời của nước. Những hạt mưa thâm qua đất rồi tạo thành những dòng suối đổ ra các đại dương, những giọt nước bốc hơi để bắt đầu một cuộc đời mới.

Mưa có ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, mưa không phân biệt văn hóa, tôn giáo và xã hội. Nó có sức mạnh khủng khiếp, nó có thể tạo ra sự sống nhưng cũng chính là kẻ hủy diệt. Mưa là món quà tuyệt vời nhất nhưng cũng là mối nguy hiểm lớn nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 6) - Sao băng

Thế giới có rất nhiều hiện tượng tự nhiên. Một trong những hiện tượng tự nhiên vô cùng đẹp đẽ và kì thú là sao băng.

Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ lớn (khoảng 100 000 km/h). Lực ma sát của không khí đốt cháy thiên thạch làm nó phát sáng khi di chuyển.

Thiên thạch có nguồn gốc từ bụi vũ trụ, mạnh vụn từ sao chổi hoặc các tiểu hành tinh. Chúng ta có thể nhìn thấy sao băng là vì lượng nhiệt phát sinh do áp suất khi các thiên thạch đi vào khí quyển. Hầu hết các thiên thạch bị đốt cháy trước khi chạm vào mặt đất. Tuy nhiên, nếu có kích thước lớn, chúng có thể rơi xuống và tạo nên những hố lòng chảo sâu trên lục địa. Khi đó, sao băng sẽ không còn đẹp đẽ nữa mà sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Khi nhắc đến sao băng, không thể không nhắc đến mưa sao băng - hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời. Trên thực tế, nguyên nhân chính gây xuất hiện mưa sao băng. Sao chổi gồm băng, bụi và đá di chuyển quanh Mặt Trời và quỹ đạo hình hypebol hoặc elip dẹt. Khi sao chổi chuyển động đến gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Nếu một ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ, gây ra mưa sao băng.

Hằng năm, bầu trời có thể xuất hiện nhiều sao băng, mưa sao băng. Mỗi trận mưa sao băng có thể kéo dài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà sao băng xuất hiện nhiều nhất lại khá ngắn. Trong khoảng cực điểm đó, số lượng sao băng quan sát được có thể lên đến mười hoặc một trăm, hay nhiều hơn. Đôi lúc, còn có những trận mưa sao băng dày đặc, mật độ có thể lên đến hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn sao mỗi giờ. Cơn mưa sao băng như vậy được gọi là bão sao băng.

Việc quan sát được sao băng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trời mây, độ ô nhiễm không khí của nơi đó hay ánh sáng của Mặt Trăng… Để có thể xem được cơn mưa sao băng hoàn hảo, chúng ta cần xác định được định hướng của các chòm sao. Những nơi có thể nhìn được chòm sao thì có thể dễ quan sát mưa sao băng hơn. Những nơi gần xích đạo Trái Đất sẽ dễ nhìn thấy sao băng nhất. Càng dần về hai cực, việc quan sát hiện tượng mưa sao băng sẽ càng khó khăn hơn rất nhiều.

Từ xưa đến nay, theo quan niệm dân gian, con người luôn tin rằng, khi sao băng xuất hiện, nếu bạn thành tâm ước một điều gì đó, điều ước sẽ trở thành sự thật. Điều này vẫn chưa được kiểm chứng, nhưng nhiều người vẫn tin vào nó.

Sao băng là một hiện tượng tự nhiên ẩn chứa nhiều điều thú vị. Bởi vậy, những người yêu thích thiên văn học rất mong muốn có thể được chiêm ngưỡng.

TOP 5 mẫu Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 7) - Lũ lụt

Lũ lụt là tên gọi chung của hai hiện tượng tự nhiên thường đi cùng với nhau. Chúng kết hợp lại tạo thành loại hình thiên tai gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người.

Lũ là hiện tượng dòng nước chảy xiết với cường độ mạnh trên mặt đất, có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối, xe cộ, thậm chí là các kiến trúc nhỏ trên đường nó đi qua. Thông thường lũ sẽ xuất hiện khá bất ngờ và chủ yếu có ở các vùng núi cao với địa hình đồi dốc. Còn lụt là hiện tượng nước ngập cao tại một khu vực trong thời gian nhất định và không hề có dòng chảy nào chuyển động cả. Điều này xảy ra do một lượng nước khổng lồ đột ngột xuất hiện, và bổ sung liên tục, khiến hệ thống thoát nước bị tắc hoặc không hoạt động kịp. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này thường do nước lũ quá nhiều và di chuyển nhanh khiến đê hoặc đập nước bị vỡ. Kết hợp lại, ta có thể hiểu đơn giản rằng lũ lụt là hiện tượng mực nước từ sông, hồ dâng cao quá mức bình thường gây ngập úng, vỡ đê, tràn vào khu dân cư sinh sống.

Hiện tượng lũ lụt được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do các cơn mưa lớn kéo dài khiến mực nước trong ao hồ dâng cao nhanh chóng. Hoặc cũng có thể do hiện tượng bão, thủy triều, sóng thần… gây ra, khiến mực nước đột ngột tăng cao và di chuyển nhanh. Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khó có thể bỏ qua chính là do tác động đến từ chính con người. Để phục vụ cho các nhu cầu về cuộc sống, con người khai thác tài nguyên một cách bừa bãi, chặt phá rừng bất chấp kế hoạch. Từ đó khiến đất đai bị xói mòn và không còn rừng đầu nguồn để ngăn cản bớt sự tàn phá của lũ lụt.

Mỗi khi có trận lũ lụt xảy ra, của cải và con người đều chịu thiệt hại nặng nề. Không chỉ có nhiều người bị thiệt mạng, chấn thương mà còn nhiều nhà cửa, tài sản, rau màu, vật nuôi cũng bị nước phá hủy. Không chỉ vậy, sau lũ lụt, chúng ta còn phải đổi mặt với sự ô nhiễm của nguồn nước và dịch bệnh trên cả người và vật nuôi. Điều đó không chỉ khiến mỗi con người mà còn khiến cho cả địa phương chịu thiệt hại nặng nề.

Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể hoàn toàn dự báo chính xác sự xuất hiện của lũ lụt. Chúng ta chỉ có thể xây dựng các công trình tương thích để sống cùng với lũ. Đồng thời luôn đề cao cảnh giác khi các nhân tố thiên tai có thể gây ra lũ lụt diễn ra. Quan trọng nhất, là cần phải đẩy mạnh việc trồng rừng và bảo vệ môi trường để hạn chế tối đa tác động của hiện tượng lũ lụt.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 8) - Động đất

Động đất là một hiện tượng thiên nhiên gây thiệt hại nặng nề về người và của. Do đó, nó được chính quyền đặc biệt quan tâm, nghiên cứu để tìm cách đối phó.

Bản chất của động đất là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của việc giải phóng nguồn năng lượng bị dồn nén ở lớp vỏ Trái Đất. Điều đó tạo ra các luồng sóng địa chấn với cường độ mạnh, khiến bề mặt Trái Đất ở trên chấn động mạnh. Động đất có thể xảy ra bất kì lúc nào, chỉ cần nguồn năng lượng ở phía dưới đạt đến mức đủ để giải phóng. Và nó cũng có thể xảy ra ở bất kì đâu, dù là đất liền hay dưới đáy biển. Khi xảy ra động đất, nhà cửa, cây cối và cả mặt đất bị sụp đổ, gây nguy hiểm đến tính mạng con người và thiệt hại nặng nề về của cải. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Sự đáng sợ của động đất còn nằm ở các hệ lụy mà nó mang lại. Khi một trận động đất diễn ra, tâm chấn của nó ở dưới mặt đất còn có thể kích hoạt lở đất và khiến các ngọn núi lửa hoạt động trở lại. Ngoài ra, những trận động đất ở ngoài biển, còn tạo ra các cơn địa chấn dẫn đến hình thành sóng thần. Có thể nói, động đất là loại hình thiên tai đánh thức thêm các thiên tai đáng sợ khác.

Chính vì vậy mà các nhà khoa học trên thế giới đã bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian để nghiên cứu về quy tắc hoạt động của động đất. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm ra cách phán đoán chính xác về thời gian xuất hiện của hiện tượng này. Chỉ khi bắt đầu có những rung chấn từ dưới lòng đất thì chúng ta mới được biết về sự hiện diện của nó. Vì vậy, công tác nghiên cứu về kiểu nhà ở, kiến trúc, đồ dùng chống động đất đã được nâng cao. Cùng với đó là các bài học về kĩ năng sống khi gặp động đất cũng được phổ cập đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Tất cả đều nhằm giảm thiểu đến mức tối đa về người và của.

Đến nay, theo sự biến đổi của khí hậu, những trận động đất ngày càng diễn ra nhiều và mạnh hơn trước. Sự khó lường của chúng khiến con người càng phải đẩy mạnh hơn các công tác phòng chống và khắc phục loại hình thiên tai này.

TOP 11 mẫu Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 9) - Thủy triều

Thủy triều là hiện tượng phổ biến xảy ra ở các vùng nước lớn như biển, sông… Hiện tượng này có tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người.

Thủy triều được hiểu theo cách đơn giản nhất, chính là hiện tượng mực nước biển, sông lên và xuống trong một khoảng thời gian nhất định (hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng), phụ thuộc và sự biến chuyển của thiên văn. Sự biến chuyển ấy chính là sự thay đổi lực hấp dẫn của Mặt Trăng (đóng vai trò chủ yếu) và của các thiên thể khác như Mặt Trời khi tác động lên một điểm bất kì trên Trái Đất. Khi Trái Đất tự quay quanh trục của chính mình đồng thời quay xung quanh Mặt Trời, thì lực hấp dẫn tác động lên một điểm trên Trái Đất cũng theo đó bị thay đổi. Do đó, mực nước sẽ có lúc dâng cao lên và có lúc rút thấp xuống tùy vào lực hút. Từ đó tạo ra thủy triều mà chúng ta vẫn thường thấy.

Khi diễn ra, hiện tượng thủy triều sẽ luôn trải qua bốn giai đoạn với thời gian khác nhau tùy vào lực hút. Đầu tiên là triều dâng, nghĩa là mực nước biển dâng lên cao kéo dài trong vài giờ. Khi mực nước dâng lên đến mức cao nhất có thể (tức lực hút đã đạt đỉnh) thì sẽ được gọi là triều cao. Sau khi mực nước duy trì ở triều cao trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ bắt đầu hạ thấp dần do lực hút bị giảm đi thì sẽ được gọi là triều xuống. Và cuối cùng, khi mực nước trở về điểm thấp nhất của nó, thì sẽ được gọi là triều thấp. Tùy vào lượng nước, diện tích khu vực đó và lực hút mà thời gian diễn ra của mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Thông thường, ở cùng một địa điểm sẽ có chu kì diễn ra các giai đoạn của thủy triều lặp lại cố định, ít biến động.

Thủy triều diễn ra gây không ít bất tiện cho cuộc sống của người dân, khi mực nước dâng cao nhấn chìm một phần diện tích vốn để sinh hoạt của họ. Tuy nhiên, sau khi mực nước rút đi, sẽ để lại một lượng phong phú thủy hải sản trên bờ cát. Do đó, các hoạt động bắt cua, ốc, ngao, sò, hến, bạch tuộc, cá nhỏ… dọc bờ sông, bờ biển sau khi thủy triều rút đã trở thành hoạt động quen thuộc của người dân nơi đây.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 10) - Cầu vồng

Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên rất dễ để bắt gặp và được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp và ý nghĩa của mình.

Hiện tượng cầu vồng còn được gọi là quang phổ. Bản chất của nó là hiện tượng tán sắc của những tia sáng mặt trời, khi chúng được khúc xa qua các giọt nước và phản chiếu lại. Do đó, cầu vồng thường xuất hiện vào cuối các cơn mưa lớn, khi tia nắng bắt đầu xuất hiện trở lại. Cũng bởi vì cầu vồng được tạo ra từ ánh sáng, cho nên nó không phải là một khối vật chất, chỉ có thể nhìn ngắm chứ không thể chạm vào. Kích thước thật của cầu vồng là khá lớn và có hình dáng cong theo độ cong của Trái Đất. Vì vậy, cầu vồng mà chúng ta nhìn thấy chỉ là một phần của quang phổ mà thôi. Đó chính là nguyên nhân, mà ta thường thấy chân cầu vồng lẩn trong mây hay ở phía rất xa. Nếu muốn nhìn thấy toàn bộ cầu vồng, thì chúng ta chỉ có thể chọn cách quan sát bằng vệ tinh hoặc từ tàu vũ trụ.

Có một điều mà chúng ta thường nhầm lẫn về mặt trời là màu sắc của nó. Người ta thường cho rằng cầu vồng chỉ gồm bảy màu gồm đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh lam, chàm, tím - tức bảy sắc cầu vồng. Nhưng thật ra đó là một thông tin chưa chính xác. Bảy màu đó của cầu vồng chỉ là bảy màu dễ nhìn thấy nhất bằng mắt thường ở cự li xa mà thôi. Thật ra, bản thân tia sáng mặt trời đã chứa rất nhiều màu sắc. Đó là một tập hợp gồm nhiều màu khác nhau mà mắt thường không thể thấy và phân biệt được. Do đó, khi chúng khúc xạ qua hạt mưa tạo ra cầu vồng, thì những tia sáng đó sẽ bị bẻ cong thành một dải nhiều màu sắc liên tục. Dải màu đó chỉ có thể thấy rõ và đầy đủ khi ta quay lưng với mặt trời và có góc nhìn 42 độ. Còn nếu chỉ đứng nhìn một cách thông thường từ mặt đất, thì ta sẽ chỉ thấy bảy màu cơ bản và đậm nhất mà thôi.

Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên đẹp mắt, đem lại hiệu ứng tích cực cho tinh thần người xem. Vì vậy, hiện tượng này đã được con người yêu chuộng vào đưa vào thi ca, nhạc họa. Đặc biệt nhiều nền văn hóa còn cho rằng hiện tượng cầu vồng xuất hiện là tín hiệu của sự may mắn và phước lành nên rất trân trọng nó.

Có thể nói, hiện tượng cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên vô cùng phổ biến và được con người yêu thích. Bởi sự xuất hiện với tần suất lớn không phải tính toán và chờ đợi như nhật thực hay nguyệt thực. Và bản thân nó cũng không đem đến những tác hại như sóng thần hay núi lửa phun trào.

TOP 11 mẫu Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 11) - Sóng thần

Sóng thần là hiện tượng tự nhiên có sức công phá mạnh mẽ về người và của. Vì vậy, nó luôn là một trong những hiện tượng tự nhiên được nhiều người quan tâm nhất.

Khi xuất hiện các hiện tượng như động đất, núi lửa phun trào, va chạm thiên thạch… sẽ gây nên những chấn động lớn ở trên hoặc dưới mặt nước. Từ đó, khiến một khối thể tích lớn của nước biển bị chuyển dịch chớp nhoáng, tạo ra các cột sóng khổng lồ di chuyển với tốc độ nhanh. Đó chính là sóng thần, hay còn được gọi với cái tên là Tsunami.

Khi xuất hiện, sóng thần gây nên hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người và tài sản. Với chiều cao của cột nước và tốc độ di chuyển nhanh, cùng lực va chạm mạnh, các đợt sóng thần càn quét và tàn phá toàn bộ những gì xuất hiện trên đường mà nó đi qua. Sau đó nhấn chìm tất cả vài giờ trong nước biển. Quy mô của một trận sóng thần có thể tàn phá một phần đất liền rộng đến hành trăm km. Một đặc điểm góp phần tạo nên sự đáng sợ của sóng thần chính là sự bất ngờ của nó. Tuy các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu nhưng cho đến nay họ vẫn chưa thể tìm ra cách dự báo hoặc biết trước về sự xuất hiện của sóng thần. Chỉ khi nó đã được hình thành từ dưới đáy biển thì chúng ta mới có thể nắm được những thông tin về nó. Tuy nhiên cường độ lớn mạnh và tốc độ hình thành, di chuyển của sóng thần là quá nhanh nên chúng ta chỉ có thể lựa chọn việc di tản khi có thông tin về nó, chứ không còn cách nào khác cả. Tuy nhiên, nhờ việc sóng thần chỉ thực sự mạnh mẽ khi xuất hiện ở các vùng biển sâu - cách xa đất liền hàng nghìn cây số, nên để vào đến đất liền, sóng thần cũng cần vài tiếng đồng hồ. Do đó, vẫn kịp thời để người dân mang theo của cải để di rời. Vì vậy, nếu sống ở các khu vực ven biển, thì việc nắm bắt thông tin và thông thạo các kĩ năng đối phó khi có sóng thần xảy ra là rất quan trọng.

Tuy sóng thần vô cùng đáng sợ và có tác động nặng nề, nhưng nó không xảy ra thường xuyên. Do đó, cuộc sống cạnh các bờ biển vẫn được xây dựng và hoạt động bình thường. Tôi tin rằng, trong tương lai không xa, chúng ta sẽ tìm được cách dự báo chính xác về sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên này.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 12) - Bão (giông bão)

Hàng năm có hàng trăm cơn bão lớn nhỏ xuất hiện trên các vùng biển, nó gây ra nhiều hiệu quả nghiêm trọng, thiệt hại về người và tài sản. Vậy bão là gì?

TOP 12 mẫu Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình thời tiết cực đoan. Bão là một loại hình tình trạng thời tiết xấu của thiên nhiên gây ra cho con người. Cơ bản, bão là thuật ngữ để chỉ không khí bị nhiễu động mạnh. Có rất nhiều loại bào như: Bão tuyết, bão cát, giông,.. Tuy vậy, bão ở Việt Nam thường được các nhà đài hay mọi người dùng để chỉ bão nhiệt đới (Tình trạng thời tiết gió rít mạnh kèm theo mưa nặng hạt và chỉ sinh ra ở những nước gần vùng biển nhiệt đới gió mùa).

Tùy thuộc vào từng khu vực hình thành nên thuật ngữ “bão” sẽ có những tên gọi khác nhau: Trên Đại Tây Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là hurricanes. Trên Ấn Độ Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là cyclones. Trên Thái Bình Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là typhoons

Xét theo tiêu chuẩn quốc tế, người ta phân chia bão dựa vào sức gió. Dựa vào Thang sức gió Beaufort và Thang bão Saffir-Simpson): Với sức gió dưới 63 km/h thì được gọi là áp thất nhiệt đới. Tên tiếng Anh là tropical depression. Với sức gió trên 63 km/h (cấp 8) được gọi là bão nhiệt đới. tên tiếng Anh là ("tropical cyclone" hoặc "tropical storm"). Với sức gió trên 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to với cuồng phong. Tên tiếng Anh là (typhoon). Với sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão. Tên tiếng Anh là (super typhoon).

Một khái niệm cần quan tâm nữa chính là mắt bão. Là một phần của bão, mắt bão nằm ở chính giữa trung tâm của bão. Tuy bão có sức phá huỷ lớn, nhưng trái ngược với nó, mắt bão là một vùng có thời tiết đa phần là bình yên, điều này làm cho mắt bão là nơi có gió không lớn, trời quang mây tạnh. Bao quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đây những xoáy thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào.

Mắt bão thường có bán kính từ 15- 35 km (10 - 20 dặm) tuỳ theo độ lớn của bão. Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu. Từ đó giảm thiểu những khó khăn khi các nhà khí tượng phán đoán thời tiết.

Vậy nguyên nhân hình thành bão là do đâu. Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến các thành tố như: ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước.

Nguyên nhân chủ yếu hình thành bão được phân tích là khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi. Tạo ra một luồng khí ẩm phía trên mặt biển, khi gặp điều kiện thuận lợi ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm.

Và khi lên cao, cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn. Khi đã đạt đến thời điểm nhất định nó sẽ ngưng tụ thành nước và bị không khí xung quanh làm nóng. Có một tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố là không khí, hơi nước và khí ẩm. Khi hút lại với nhau tạo nên tác động lực quán tính với hoàn lưu quay.

Trả lời cho câu hỏi nguyên nhân hình thành bão như thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s. Tiếp đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao, từ đó hình thành nên những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ các thành tố tự nhiên. Thì không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan từ con người. Hiện tuợng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng bão ngày một nhiều. Do lượng khí CO2 từ khí thải nhà kính và khí CH4 từ các hoạt động công nghiệp. Khiến cho bầu khí quyển trở nên nóng hơn và tăng mức độ hấp thụ nhiệt, thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển, tạo nên sức mạnh lớn cho những cơn bão khắc nghiệt hơn và sức tàn cũng phá nặng nề không kém.

Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Mưa lớn, ngập lụt, gió thổi mạnh, sấm chớp, lốc xoáy làm hư hỏng nhà cửa, thiệt hại cơ sở vật chất, mùa màng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người.

Những năm trở lại đây, Việt Nam ta đã đón nhiều cơn bão lớn ảnh hưởng tới kinh tế và mạng sống của người dân chúng ta. Những đợt lũ phá hoại mùa màng là nguồn kinh tế chính của nước ta, cũng như ngập tắc đường làm tê liệt mọi hoạt động kinh tế.

Vậy nên, chúng ta cần có các biện pháp phòng tránh và chống bão. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chãi để chống chọi trước bão. Cập nhật tin tức dự báo thời tiết thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin về bão. Thiết lập các đê hay chủ động các hình thức gia cố cơ sở vật chất để chống bão. Ngưng mọi hoạt động đánh bắt ngoài khơi khi bão xuất hiện và dần hình thành, tránh xảy ra thiệt hại về tính mạng. Tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân bảo vệ môi trường nhằm phòng tránh biến đổi khí hậu - cũng là một nguyên nhân chính gây ra bão

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 13) - Tập tính di cư của loài chim

Những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng chim di cư để đi theo chuỗi thức ăn của chúng, vốn sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông. Các loài chim di cư sẽ đi theo sâu, bọ hoặc các loài động vật cỡ nhỏ… là nguồn thức ăn chính của chúng, để tránh việc khan hiếm thức ăn khiến chúng không thể vượt qua được mùa đông.

Chim di cư xác định phương hương như thế nào?

Có hai kỹ năng mà tất cả các loài chim di cư đều phải có: định hướng và điều hướng. Định hướng là khả năng xác định hướng đang đi. Loài chim không có la bàn hoặc thiết bị GPS, nhưng chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm. Một số loài chim như bồ câu có thể tự định hướng nhờ vào từ trường của Trái đất.

Có một số giả thuyết đối với việc điều hướng của loài chim, nhưng không có câu trả lời nào chắc chắn. Một số loài chim được cho rằng đã “lái” từ điểm này sang điểm tiếp theo bằng cách sử dụng những mốc lớn như đường bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc của con người. Các loài chim khác thì tìm đường để di trú bằng cách theo dõi những chú chim già hơn đã từng thực hiện các chuyến đi đó.

Các loài chim bay cao như diều hâu và bồ nông hầu hết đều bay trong ngày để tận dụng các luồng gia nhiệt. Các loài chim nhỏ hơn chủ yếu bay vào ban đêm khi bầu khí quyển ổn định hơn.

Các tuyến đường di cư của chim

Số lượng đường di cư rất đa dạng và mỗi loài chim sẽ có những hướng di cư giống hoặc khác nhau. Hầu hết tất cả các tuyến đường di cư đều theo hướng Bắc - Nam, vì hầu hết các loài chim có tập tính di cư đều đền từ khu vực sinh sản ở phía Bắc vào thời điểm cuối mùa thu để định cư ở những vùng lãnh thổ trú đông ở xa hơn về phía Nam.

Ở Bắc Mỹ, có bốn “đường bay” chính dẫn đường cho các loài chim từ Bắc Canada xuống Mexico và Nam Mỹ. Ở châu Âu, nhiều loài sinh sản gần Bắc cực và đi theo hàng chục tuyến đường để đến đồng bằng châu Phi vào mùa đông.

Các tuyến đường khác thì không dễ dàng như vậy. Chim hải âu đuôi ngắn đi theo một hình số 8, vòng qua vành đai Thái Bình Dương. Mòng biển California thì sinh sản trong Công viên quốc gia Yellowstone và bay về phía Tây trước khi quay về phía Nam để bay trở về nơi sinh sản ở Nam California.

Không con đường di trú nào có thể vượt qua đường di trú của loài nhạn biển Bắc cực nhỏ bé, khi chúng di chuyển từ Greenland ở gần Bắc cực để đến Nam cực dọc theo bờ biển châu Phi và Nam Mỹ. Mỗi con nhạn biển Bắc cực thường bay khoảng 81.000km mỗi năm.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 14) - Núi lửa phun trào

Núi lửa phun trào vừa là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú vừa là một thảm họa vì gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho cuộc sống của con người. Vậy núi lửa là gì? Nguyên nhân gây ra núi lửa như thế nào?

Núi lửa là ngọn núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng được nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hay các hành tinh khác vẫn còn hoạt động địa chấn, với các vỏ thạch quyển dịch chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun trào, một phần năng lượng đã ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. Một ngọn núi lửa hoàn chỉnh sẽ có cấu tạo gồm các bộ phận như sau: nguồn dung nham, đường dẫn nhanh, ngưỡng, lỗ thoát, ống dẫn, cổ họng núi lửa, miệng núi lửa. Các sản phẩm núi lửa phun trào ra bên ngoài bao gồm lớp tro bụi, dòng dung nham và khói.

Núi lửa được chia thành nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng chủ yếu được chia thành hai cách đó là dựa theo hình dáng bao gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên và dựa vào dạng thức hoạt động chứa ba loại: núi lửa thức, núi lửa ngủ và núi lửa chết.

Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

Việc hiểu rõ núi lửa là gì, cách thức hoạt động của núi lửa cho ta thấy được những tác hại nghiêm trọng của núi lửa cũng như hậu quả nguy hại khi núi lửa phun trào lớn đến mức nào. Đầu tiên, nó gây ảnh hưởng đến các hoạt động địa chất, rõ nhất là động đất: Trong quá trình phun trào, trước khi các vật liệu núi lửa phun lên trên mặt, chúng di chuyển theo họng núi lửa từ dưới sâu lên, cọ sát tạo nên các chấn động có khi kèm theo tiếng nổ tạo thành động đất yếu, cục bộ. Từ động đất, liên tiếp gây ra các hiện tượng trượt lở đất, nứt đất, sụt lún. Ngoài ra, núi lửa phun trào làm biến đổi bề mặt địa hình: dung nham núi lửa quánh lại thường tạo thành các dạng địa hình thoải như vòm thoải cao nguyên hoặc lớp phủ dung nham. Không những vậy, nó còn làm ảnh hưởng tới môi trường sống của con người, gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái và gây nên thảm họa sóng thần:

Bên cạnh đó, núi lửa cũng mang lại những lợi ích đáng kể. Bởi các ngọn núi lửa cũng là nơi đem đến cho con người nhiều tài nguyên khoáng sản, năng lượng địa nhiệt, đất đai canh tác màu mỡ và cả tiềm năng du lịch. Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản. Các khoáng sản này bao gồm thiếc, bạc, vàng, đồng và thậm chí kim cương cũng hiện diện trong đá núi lửa. Đây được coi là nơi lý tưởng cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai mỏ quy mô lớn và các hoạt động khai mỏ nhỏ lẻ mang tính cá nhân hoặc do một nhóm nhỏ dân địa phương chung tay khai thác.

Hàng năm vào các mùa khác nhau, các ngọn núi lửa cũng là nơi thu hút hàng triệu du khách tham quan. Đa phần du khách chờ đến thời khắc được tận mắt ngắm nhìn những khối tro bụi nóng màu đỏ lửa bắn tung lên bầu trời. Những ngọn núi lửa ít hoạt động thì lại cuốn hút du khách bởi việc chiêm ngưỡng những màn hơi và khói thoát ra từ các lỗ thông khí thiên nhiên trên mặt đất.

Tóm lại, ta thấy được sức ảnh hưởng lớn lao của núi lửa đến đời sống con người, đặc biệt là những người đang sống trong vùng gần núi lửa phun trào. Các tác động tự nhiên này vừa mang tới những hiểm nguy những vẫn tồn tại các mặt lợi ích đáng kể để mang lại nền kinh tế cho con người.

Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mưa đá

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sóng thần

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sao băng

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên động đất

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thủy triều

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên vòi rồng

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên tập tính di cư của loài chim

1 791,923 31/10/2024