TOP 10 mẫu Phân tích Cây sồi mùa đông (2024) SIÊU HAY
Phân tích Cây sồi mùa đông gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.
Phân tích Cây sồi mùa đông
Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học "Cây sồi mùa đông".
Dàn ý: Phân tích Cây sồi mùa đông
Mở bài:
Giới thiệu về tác giả và tác phẩm Cây sồi mùa đông
+ Tác giả Iu-ri Na-ghi-bin là một nhà viết kịch người Nga.
+ Ông đã sáng tác ra những tác phẩm để đời trong đó có những tác phẩm là truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết.
+ Tác phẩm Cây sồi mùa đông đã cho chúng ta thấy được bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên mùa đông thông qua con đường đi học của Xa-vu-skin. Cậu bé lần nào cũng đi học muộn mặc dù nhà của cậu bé cánh trường không xa. Cũng chính vì thế mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã có những phát hiện vô cùng thú vị trong khu rừng bí ẩn này.
Thân bài:
- Nội dung chính của tác phẩm:
+ Cậu bé Xa-vu-skin ngày nào cũng đi học muộn khiến cho cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nghi ngờ rằng cậu bé đã nói dối mình. Vì thế mà cô đã đề nghị cậu dắt mình về nhà để gặp mẹ của cậu bé.
+ Trên đường về nhà cậu bé cô giáo đã vô cùng bất ngờ về những điều thú vị trong khu rừng và chính điều đó đã giúp cô biết được rằng lí do vì sao mà cậu bé lại hay đi đến trường muộn.
- Tác phẩm đã cho chúng ta thấy được tính nhân văn qua các chi tiết trong tác phẩm
+ Chẳng hạn như chi tiết cậu bé Xa-vu-skin lấy ví dụ về danh từ cây sồi mùa đông. Ví dụ mà câu đưa ra chính là trải nghiệm thực tế mà cậu tự tìm ra được.
+ Hay như chi tiết cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na cùng cậu học trò nhỏ tham quan câu sồi mùa đông trên đường đi về nhà gặp mẹ của cậu bé.
+ Chính điều này đã cho chúng ta hiểu ra rằng kiến thức mà chúng ta có không bao giờ là đủ cả, chúng ta cần phải học hỏi thêm từ nhiều nguồn cũng như từ nhiều người khác
- Trong tác phẩm này tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nhân hóa để mọi chi tiết trong tác phẩm như có hồn hơn. Đặc biệt hơn cả là để hệ sinh thái dưới gốc cây sồi tăng thêm phần sinh động mà không bị quá đơn điệu.
- Chi tiết nổi bật trong tác phẩm này chắc hẳn phải là chi tiết cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nhận ra rằng mình đã hiểu nhầm cậu học trò bé nhỏ. Từ chi tiết này đã cho người đọc thấy được rằng mọi kiến thức mà chúng ta có đều phải tích lũy từ những trải nghiệm thực tế. Giống như cậu bé Xa-vu-skin vậy, cậu bé đã tìm ra danh từ cây sồi mùa đông thông qua trải nghiệm thực tế của bản thân.
Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề.
Phân tích Cây sồi mùa đông - mẫu 1
Chắc hẳn chúng ta không thể quên được tác giả người Nga Iu-ri Na-ghi-bin với những tác phẩm ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Trong các tác phẩm để đời của ông thì Cây sồi mùa đông là tác phẩm tôi ấn tượng nhất. Tác phẩm này đã mở ra cho chúng ta thấy một bức tranh vô cùng đẹp đẽ của thiên nhiên mùa động thông qua cái con đường đi học của cậu bé Xa-vu-skin. Điều đặc biệt là cậu bé chẳng lần nào đi học đúng giờ cả dù cho nhà của cậu bé cách trường không xa. Cũng chính vì điều này mà cô giáo An na Va-xi-li-ep-na của cậu đã không khỏi bất ngờ những phát hiện thú vị ở trong khu rừng bí ẩn này.
Giới thiệu về cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na là một cô giáo trẻ dạy văn giỏi và được nhiều người trong vùng biết đến. Cô dạy cho một lớp học tiểu học ở một vùng nông thôn. Khi giao bài tập cho học sinh của mình thì các em trong lớp đều làm đúng duy chỉ có cậu bé Xa-vu-skin là cho kết quả sai.Câu hỏi của cô chính là yêu cầu lấy ví dụ về một danh từ, các bạn học sinh đã tìm được rất nhiều danh từ chẳng hạn như con mèo, ngôi nhà. Tuy nhiên cậu bé Xa-vu-skin lại lấy ví dụ là cây sồi mùa đông. Cô đã giải thích cho cậu hiểu rằng cây sồi là danh từ còn mùa đông lại là một loại từ khác nhưng cậu bé vẫn khẳng định rằng cây sồi mùa đông chính là một danh từ. Trước sự bướng bỉnh của cậu, cô An-na Va-xi li-ep-na đã yêu cầu cậu đưa mình về nhà gặp bố mẹ của cậu bé. Và cũng chính có chuyến đi này mà cô đã cái nhìn mới hơn về cậu học trò cũng như là dần thay đổi lại cách nhìn nhận sự việc của mình.
Xuyên suốt tác phẩm này là hình ảnh của hai cô trò đã cùng nhau tham quan cả khu rừng mùa đông. Cũng vì lẽ này mà cậu học trò nhỏ đã cho cô giáo thấy được lối suy nghĩ của cô đôi khi cũng không hẳn là đúng. Mọi kiến thức không hẳn lúc nào chúng ta cũng tiếp thu theo hướng cổ điển hay nói cách khác là theo hướng sách vở mà chúng ta còn cần sự linh hoạt cách tiếp thu theo bản thân mình. Chúng ta có thể tiếp thu nhiều nguồn khác nhau như từ bạn bè, kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế. Trong tác phẩm này thì tác giả người Nga đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa là chính để mọi chi tiết ở trong tác phẩm này như có hồn hơn. Đặc biệt hơn cả là hình ảnh gốc cây sồi trở nên có phần sinh động không hề đơn điệu chút nào.
Hơn nữa, một chi tiết nổi bật trong tác phẩm phải kể đến là hình ảnh cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nhận ra rằng mình đang hiểu nhầm cậu học trò bé nhỏ. Từ chi tiết này mà người đọc cảm nhận được rằng mọi kiến thức mà chúng ta có thì đều phải tích lũy từ các trải nghiệm thực tế. Giống như cậu bé Xa-vu-skin, cậu bé này đã tìm ra danh từ cây sồi mùa đông từ chính trải nghiệm thực tế của bản thân.
Phân tích Cây sồi mùa đông - mẫu 2
Khi nhắc đến những tác giả người Nga chắc hẳn chúng ta không thể nào không nhắc đến tác giả Iu-ri Na-ghi-bin. Ông đã có những tác phẩm để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Ông là một trong những nhà viết kịch vô vùng nổi tiếng ở Nga, bên cạnh đó ông còn sáng tác tiểu thuyết, viết truyện ngắn và truyện dài. Trong những tác phẩm để đời của ông có một tác phẩm gây ấn tượng nhất đối với tôi đó là tác phẩm Cây sồi mùa đông. Tác phẩm này đã cho chúng ta thấy được bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên mùa đông thông qua con đường đi học của Xa-vu-skin. Cậu bé lần nào cũng đi học muộn mặc dù nhà của cậu bé cánh trường không xa. Cũng chính vì thế mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã có những phát hiện vô cùng thú vị trong khu rừng bí ẩn này.
Cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na là một cô giáo trẻ dạy văn giỏi có tiếng ở trong vùng, cô dạy một lớp học tiểu học ở một vùng nông thôn. Khi giao bài tập cho học sinh của mình thì hầu hết các em đều làm đúng, tuy nhiên chỉ có cậu bé Xa-vu-skin là trả lời chưa đúng. Câu hỏi của cô là yêu cầu các em học sinh lấy ví dụ về một danh từ, các bạn đã tìm được rất nhiều danh từ khác nhau như con mèo, ngôi nhà, con đường,… Và chỉ có cậu bé Xa-vu-skin lấy ví dụ là cây sồi mùa đông. Mặc cho cô giáo giải thích rằng chỉ có cây sồi là danh từ còn mùa đông là một loại từ khác nhưng cậu vẫn một mực cho rằng cây sồi mùa đông chính là một danh từ. Trước sự ương bướng của cậu học trò hay đi muộn mà cô An-na Va-xi-li-ep-na đã yêu cầu cậu sau buổi học dẫn mình về để gặp mẹ của cậu bé. Và cũng nhờ có chuyến đi này mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na có cái nhìn mới hơn về cậu bé và cô cũng dần thay đổi lại cách nhìn nhận sự việc của mình.
Cả tác phẩm này tác giả đã cho chúng ta thấy được tính nhân văn thông qua từng chi tiết cụ thể. Những chi tiết ấy như làm cho cả tác phẩm sáng bừng lên trong lòng người đọc và từ đó họ cũng rút ra được những bài học ý nghĩa cho bản thân mình.
Chi tiết đầu tiên phải kể đến là chi tiết cậu bé Xa-vu-skin lấy ví dụ về danh từ cây sồi mùa đông nhưng cô giáo lại khẳng định rằng chỉ có từ cây sồi là danh từ còn từ mùa đông lại là một loại từ khác. Trong tác phẩm này thì cậu bé Xa-vu-skin là một cậu bé có tâm hồn ngây thơ, trong sáng. Ngoài tâm hồn trong ngây thơ ra thì cậu cũng rất có chính kiến. Cậu luôn giữ nguyên câu trả lời của mình cho câu hỏi mà cô giáo đưa ra cho cả lớp. Không những vậy cậu bé còn dùng những dẫn chứng cụ thể của mình để cô giáo thấy được rằng ví dụ mình đưa ra là đúng. Có thể thấy rằng cậu bé rất khác biệt so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Đối với những đứa trẻ cùng tuổi thì có rất ít đứa trẻ có được chính kiến cao như cậu. Cũng nhờ có sự quyết đoán của cậu mà chúng ta cùng cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã được chiêm ngưỡng “danh từ” cây sồi mùa đông mà cậu dành cả tiếng đồng hồ để khám phá ra.
Chi tiết thứ hai đó là chi tiết hai cô trò cùng tham quan “danh từ” cây sồi mùa đông mà cậu bé đã nhắc đến trong buổi học lúc sáng. Cô cho rằng mình là giáo viên nên lượng kiến thức của mình nhiều hơn học trò của mình. Và chính cậu bé Xa-vu-skin đã cho thấy được lối suy nghĩ của mình là sai. Sau khi cùng cậu học trò nhỏ có nhiều trải nghiệm thú vị dưới gốc cây sồi mùa đông thì cô đã thay đổi lại suy nghĩ của bản thân mình. Đôi khi chúng ta cần phải có nhiều trải nghiệm thực tế thì mới có thể tích lũy được thêm lượng kiến thức bổ ích. Những kiến thức trên sách vở không sai tuy nhiên chúng lại không được linh hoạt và mềm dẻo cho lắm.
Xuyên suốt cả tác phẩm cây sồi mùa đông là hình ảnh hai cô trò cùng nhau tham quan khu rừng mùa đông. Cũng từ đó mà cậu học trò nhỏ đã cho cô giáo thấy được lối suy nghĩ của mình đôi khi cũng không hẳn là đúng. Mọi kiến thức không chỉ được chúng ta tiếp thu theo hướng cổ điển là tiếp thu hoàn toàn trên sách vở mà chúng ta phải biết linh hoạt cách tiếp thu của bản thân mình. Chúng ta có thể tiếp thu từ các nguồn như từ bạn bè, từ những trải nghiệm thực tế của bản thân mình.
Trong tác phẩm này tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nhân hóa để mọi chi tiết trong tác phẩm như có hồn hơn. Đặc biệt hơn cả là để hệ sinh thái dưới gốc cây sồi tăng thêm phần sinh động mà không bị quá đơn điệu.
Ngoài ra, chi tiết nổi bật trong tác phẩm này chắc hẳn phải là chi tiết cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nhận ra rằng mình đã hiểu nhầm cậu học trò bé nhỏ. Từ chi tiết này đã cho người đọc thấy được rằng mọi kiến thức mà chúng ta có đều phải tích lũy từ những trải nghiệm thực tế. Giống như cậu bé Xa-vu-skin vậy, cậu bé đã tìm ra danh từ cây sồi mùa đông thông qua trải nghiệm thực tế của bản thân.
Sau khi đọc xong tác phẩm này ta cũng đã có một cái nhìn khác về khung cảnh mùa đông yên bình dưới gốc cây sồi. Ngoài ra, tác phẩm còn cho chúng ta thấy được rằng chính cậu học trò nhỏ đã giúp cô giáo của mình bổ khuyết những kiến thức về cuộc sống thực tế. Vì vậy, đôi khi chúng ta chúng ta cũng cần nhận thức rõ được nhiệm vụ của bản thân. Đối với những người có nhiệm vụ “trồng người” thì cần phải linh hoạt hơn trong việc giảng dạy và luôn thấu hiểu được tâm hồn của các bạn học trò để từ đó mà bồi dưỡng, hun đúc các em một cách tốt nhất.
Phân tích Cây sồi mùa đông - mẫu 3
Chắc hẳn chúng ta không thể phủ nhận sự ấn tượng mà tác giả người Nga Iu-ri Na-ghi-bin đã tạo ra với những tác phẩm đậm chất nghệ thuật. Trong hàng loạt tác phẩm vĩ đại của ông, không thể không nhắc đến 'Cây sồi mùa đông', một tác phẩm vượt trội trong tâm hồn của người đọc. Tác phẩm này mở ra một khung cảnh đẹp tuyệt vời về mùa đông tự nhiên qua con đường đi học của cậu bé Xa-vu-skin. Điều đáng chú ý là dù nhà của cậu bé không cách xa trường, thế nhưng cậu ấy chưa từng đến trường đúng giờ. Điều này khiến cho cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na của cậu bé phải ngạc nhiên và khám phá ra những điều thú vị ẩn chứa trong khu rừng bí ẩn đó.
Kể về cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na, đó là một người giáo viên trẻ nổi tiếng với sự giỏi giang trong việc giảng dạy văn học và được nhiều người biết đến trong vùng. Cô dạy cho một lớp học tiểu học tại một ngôi làng quê. Khi giao bài tập cho học sinh, các em trong lớp đều thể hiện sự nỗ lực và động lực cao độ, chỉ có cậu bé Xa-vu-skin lại có kết quả không đúng. Câu hỏi của cô xoay quanh việc yêu cầu học sinh cung cấp ví dụ về danh từ. Các bạn học sinh đã tìm thấy nhiều ví dụ khác nhau như con mèo, ngôi nhà, và nhiều danh từ khác. Tuy nhiên, cậu bé Xa-vu-skin lại chọn cây sồi mùa đông làm ví dụ. Cô giáo đã cố gắng giải thích rằng cây sồi là một danh từ, trong khi mùa đông lại thuộc loại từ khác. Nhưng cậu bé vẫn khăng khăng rằng cây sồi mùa đông cũng là một danh từ. Trước sự cứng đầu của cậu bé, cô An-na Va-xi-li-ep-na đã quyết định yêu cầu cậu mang bố mẹ ra gặp mình tại nhà. Chính cuộc gặp gỡ này đã mở ra một cái nhìn mới hơn về học trò của mình và dần thay đổi cách nhìn của cô về sự việc.
Suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, chúng ta thấy hình ảnh hai người thầy trò cùng nhau khám phá khu rừng mùa đông. Điều này cho thấy rằng suy nghĩ của cô giáo không phải lúc nào cũng đúng đắn, và rằng kiến thức không phải lúc nào cũng nằm trong sách vở. Đôi khi, chúng ta cần tính linh hoạt để tiếp thu kiến thức theo cách của bản thân, từ bạn bè, từ kinh nghiệm và từ thực tế.
Trong tác phẩm này, tác giả người Nga đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để mỗi chi tiết cảm thụ trong tác phẩm càng trở nên sống động và đầy hồn. Đặc biệt, hình ảnh cây sồi ngày mùa đông trở nên sinh động hơn, không còn nhàm chán.
Hơn nữa, một điểm đáng chú ý trong tác phẩm phải kể đến là cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nhận ra rằng cô đã hiểu sai cậu học trò nhỏ. Từ điều này, người đọc nhận thấy rằng mọi kiến thức chúng ta có được tích luỹ từ những trải nghiệm thực tế của bản thân.
Phân tích Cây sồi mùa đông - mẫu 4
Tác giả Iu-ri Na-ghi-bin là một nhà viết kịch người Nga. Ông đã sáng tác ra những tác phẩm để đời trong đó có những tác phẩm là truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết. Tác phẩm Cây sồi mùa đông đã cho chúng ta thấy được bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên mùa đông thông qua con đường đi học của Xa-vu-skin.
Văn bản Cây sồi mùa đông kể về câu chuyện của cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và cậu học trò Va-xu-skin. Mặc dù nhà cách trường không xa, nhưng Va-xu-skin ngày nào cũng đi học muộn. Hơn nữa, khi được cô hỏi, cậu luôn kiên quyết giữ câu trả lời của mình nên khiến cô giáo nghi ngờ rằng cậu là một học sinh ngỗ nghịch. Cô An-na Va-xi-li-ep-na quyết định yêu cầu cậu đưa mình về gặp mẹ của cậu bé. Trên đường đi về nhà Va-xu-skin cô đã phát hiện ra lý do khiến cho cậu bé đi muộn đó chính là khu rừng mùa đông trên con đường đến trường. Nổi bật là cây sồi hùng vĩ đứng hiên ngang giữa rừng tuyết trắng, bên dưới tán cây là cả một hệ sinh thái thu nhỏ được cậu bé Va-xu-skin phát hiện ra. Sau khi cùng thám hiểm khu rừng cùng cậu học trò nhỏ, cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã hiểu được lý do tại sao cậu bé lại đi học muộn như thế. Điều đó cũng đã khiến cô An-na Va-xi-li-ep-na có cái nhìn thiện cảm hơn về cậu học trò nhỏ của mình.
Nhà văn Nga Maxim Gorki đã từng nói rằng:” Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Chi tiết nghệ thuật không chỉ đơn thuần là yếu tố cấu thành tác phẩm và là nơi nhà văn gửi gắm những quan niệm về con người, cuộc đời,... Nhà văn là người hiểu rõ tầm quan trọng của những chi tiết trong tác phẩm nghệ thuật văn chương. Những chi tiết ấy như làm cho cả tác phẩm sáng bừng lên trong lòng người đọc và từ đó họ cũng rút ra được những bài học ý nghĩa cho bản thân mình.
Chi tiết mở đầu câu chuyện đó là khi cô giáo yêu cầu lấy ví dụ về danh từ, cậu bé Xa-vu-skin lấy danh từ cây sồi mùa đông. Tuy nhiên, cô giáo lại khẳng định rằng chỉ có từ cây sồi là danh từ còn từ mùa đông lại là một loại từ khác. Trong tác phẩm này, cậu bé là người rất có chính kiến. Cậu luôn giữ nguyên câu trả lời của mình cho câu hỏi mà cô giáo đưa ra cho cả lớp. Có thể thấy rằng cậu bé rất khác biệt so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Đối với những đứa trẻ cùng tuổi thì có rất ít đứa trẻ có được chính kiến cao như cậu, thậm chí cậu còn đưa ra những lí lẽ để khẳng định ý kiến của mình là đúng. Ví dụ về cây sồi mùa đông xuất phát từ những trải nghiệm thực tế của cậu bé. Nhờ sự quyết đoán của cậu mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã được trải nghiệm, cảm nhận “danh từ” cây sồi mùa đông mà cậu dành cả tiếng đồng hồ để khám phá ra.
Bên cạnh đó, ấn tượng với người đọc là chi tiết hai cô trò cùng tham quan “danh từ” cây sồi mùa đông mà cậu bé đã nhắc đến trong buổi học lúc sáng. Cô vẫn luôn tự coi mình là một giáo viên dạy giỏi. “Có lẽ cô chưa tiến nổi một bước trên con đường mà một đời người chưa đủ để đi cho hết. Vả chăng, con đường ấy ở đâu kia chứ?”. Và chính cậu bé Xa-vu-skin đã cho thấy được lối suy nghĩ của cô là sai. Dưới gốc cây sồi, Xa-vu-skin loay hoay, cư xử một cách tự nhiên với người quen cũ của mình. Cậu học trò nhỏ có nhiều trải nghiệm thú vị dưới gốc cây sồi mùa đông, đó là thế giới của con nhím, con nhái màu nâu, nhiều khách trọ khác như: khác: bọ dừa, thằn lằn, rệp cây. Thế giới ấy như một căn nhà ấm áp, rộn ràng, vui tươi,...Điều đó đã làm thay đổi suy nghĩ của cô giáo, những điều mà cô chưa từng bao giờ quan sát, cảm nhận trước đây. Có lẽ, chúng ta cần phải có nhiều trải nghiệm thực tế thì mới có thể tích lũy được thêm lượng kiến thức bổ ích. Kiến thức trên sách vở không chưa đủ, mà chúng ta phải tìm tòi những điều nhỏ bé ngay chính trong cuộc sống của chúng ta.
Hình ảnh hai cô trò cùng nhau tham quan khu rừng mùa đông đã để lại ấn tượng cho người đọc. Nhờ đó mà những suy nghĩ của cô giáo đã thay đổi. Trong tác phẩm này tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nhân hóa làm cho các chi tiết trong tác phẩm như có hồn hơn. Đặc biệt, hệ sinh thái dưới gốc cây sồi tăng thêm phần sinh động mà không bị quá đơn điệu, nó gây ấn tượng cho người đọc. Câu chuyện đã giúp ta có một cái nhìn khác về khung cảnh mùa đông yên bình dưới gốc cây sồi. Ngoài ra, tác phẩm còn cho chúng ta thấy được rằng chính cậu học trò nhỏ đã giúp cô giáo của mình bổ khuyết những kiến thức về cuộc sống thực tế. Vì vậy, đôi khi chúng ta chúng ta cũng cần nhận thức rõ được nhiệm vụ của bản thân.
Phân tích Cây sồi mùa đông - mẫu 5
Tác phẩm “Cây sồi mùa đông” có một cốt truyện độc đáo, đặc sắc và thú vị. Phân tích truyện ngắn này mở ra cho người đọc một cái nhìn khác về khung cảnh mùa đông yên bình dưới gốc cây sồi hùng vĩ.
Tác giả Iu-ri Na-ghi-bin sinh năm 1920 tại Mát-xcơ-va, Nga. Trong suốt cuộc đời của mình, ông từng tham gia nhập ngũ, làm phóng viên, và với những kinh nghiệm chiến tranh, ông đã sáng tác những tác phẩm ca ngợi chủ nghĩa anh hùng đi sâu vào miêu tả tâm lý nhân vật như “Người về từ mặt trận”, “Trái tim lớn”,... Tác phẩm “Cây sồi mùa đông” là một trong những tác phẩm đặc sắc của ông miêu tả bức tranh đẹp đẽ và sinh động của mùa đông.
Câu chuyện kể về cậu bé Xa-vu-skin lần nào cũng đi học trễ dù nhà cậu cách trường không xa. Vì lý do đó, cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã được cậu bé dẫn đi “một con đường tắt” qua một cánh rừng và hiểu đúng về “cây sồi mùa đông” của Xa-vu-skin và lý do khiến cậu bé thường đi học muộn. Trong truyện ngắn này có rất nhiều chi tiết đắt giá. Tiêu biểu là chi tiết cô giáo và cậu học sinh thường xuyên đi muộn cùng khám phá danh từ “cây sồi mùa đông” mà dù cô có nhắc ““cây sồi” mới là danh từ nhưng em vẫn lặp đi lặp lại câu này”. Vốn là một giáo viên trẻ dạy văn giỏi có tiếng. An-na Va-xi-li-ep-na luôn mặc nhiên cho rằng khối lượng kiến thức mà cô có lớn hơn so với những em học trò trạc tuổi Xa-vu-skin. Ấy vậy mà, chuyến đi lần này với cậu bé ấy đã chứng minh cho cô thấy suy nghĩ của cô là sai và khiến cô phải ngẫm lại chính bản thân mình. Trên thực tế, rõ ràng cô giáo sẽ có nhiều kiến thức hơn Xa-vu-skin, nhưng có những điều mà cô phải tự mình trải nghiệm như cậu bé thì cô mới có thể tích lũy thêm kinh nghiệm. Quá trình tiếp thu kiến thức không chỉ diễn ra một cách thụ động qua sách vở, mà còn ở cách chủ động, linh hoạt trải nghiệm thực tế.
Xuyên suốt truyện ngắn “Cây sồi mùa đông”, tác giả đã miêu tả thiên nhiên mùa đông thật sinh động với cây sồi hùng vĩ thông qua hành trình tham quan, khám phá của hai cô trò. Bản thân An-na Va-xi-li-ep-na khi bước vào khu rừng đã phải tự nhận rằng “trước nay cô chưa từng biết đến cuộc sống như thế”. Đó là cuộc sống mà có nhiều “khách trọ” rúc vào dưới gốc cây sồi, nào bọ dừa, thằn lằn, rệp cây, “con nào cũng gầy nhom, dường như bên trong rỗng tuếch”. Chính những gì thú vị đang diễn ra trong tự nhiên đã khiến cô “cảm giác như mình bị sa bẫy” và cô biết mình đã hiểu nhầm cậu bé Xa-vu-skin. Thiên nhiên đã thu hút mọi sự chú ý của cô, và cậu bé Xa-vu-skin đã mang đến cho cô nhiều bài học đắt giá. Những gì cô quan sát được ngày hôm nay khiến cho cô cảm thấy “cô đã giảng một cách nghèo nàn, khô khan, lạnh nhạt làm sao về từ ngữ và tiếng nói, cái mà thiếu nó thì con người trở nên câm lặng trước thế giới”. Và rồi một cô giáo trẻ được xem là tài giỏi như cô phải tự hoài nghi “Ấy vậy mà cô vẫn tự coi mình là một cô giáo dạy giỏi đấy!”, cô nhận ra “có lẽ cô chưa tiến nổi một bước trên con đường mà một đời người chưa đủ để đi cho hết”. Cả hai nhân vật đều có những điểm sáng đáng khen, như cậu bé Xa-vu-skin đã tìm ra danh từ độc đáo “cây sồi mùa đông” thông qua những gì mà cậu trông thấy và cảm nhận, và cô giáo An-na Va-li-xi-ep-na đã biết nhận ra cái sai trong suy nghĩ và tiếp thu những kiến thức mới.
Có thể nói, tác phẩm “Cây sồi mùa đông” của Iu-ri Na-ghi-bin đã thành công trên nhiều phương diện. Xét về giá trị nghệ thuật, truyện đã sử dụng một cách tinh tế nghệ thuật nhân hóa, từ ngữ gợi hình, gợi cảm và cốt truyện nhân văn, cho thấy được tài năng của người cầm bút. Về giá trị nội dung, tác phẩm mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa mà chúng ta cần quan tâm đến. Câu truyện nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò nhà giáo trong việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn và tri thức của học sinh. Đồng thời, tác phẩm còn đề cao con người cần sống hài hòa, gần gũi với thiên nhiên.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Friends Plus
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Chân trời sáng tạo