TOP 10 mẫu Phân tích Bồng chanh đỏ (2024) SIÊU HAY

Phân tích Bồng chanh đỏ gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 21,751 16/09/2024


Phân tích Bồng chanh đỏ

Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học "Bồng chanh đỏ"

TOP 10 mẫu Phân tích Bồng chanh đỏ (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý: Phân tích Bồng chanh đỏ

I. Mở bài

Giới thiệu vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm.

II. Thân bài

Nội dung: Tác phẩm kể về kỉ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền, hai anh em đều là những người rất thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của bản thân.

Phân tích Bồng chanh đỏ - mẫu 1

Nhà văn Đỗ Chu tên thật là Chu Bá Bình, ông sinh năm 1944 tại tỉnh Bắc Giang. Các sáng tác của ông rất giàu chất thơ, tiêu biểu phải kể đến: Hương có một (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971), Những chân trời của các anh (1990), Chuyên mùa hạ (2010),...Bồng chanh đỏ cũng là một trong số các tác phẩm gây ấn tượng khó quên trong lòng các bạn đọc.

Bồng chanh đỏ- một nhan đề rất độc đáo. Bồng chanh đỏ là tên của một loài chim thuộc họ bói cá, bụng của nó màu vàng- đỏ, lưng mang màu xanh đen. Tác phẩm kể về kỉ niệm thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền. Cả hai anh em đều là những người rất thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim.

Hôm ấy, Hiền từ nơi xa gửi về cho cậu em Hoài của mình một bức thư, cậu bày tỏ niềm vui sướng khi được tới Trường Sơn: “Ở đây, trong Trường Sơn, những cánh rừng rộng bạt ngàn, có đi đến đây mới thấy hết sự giàu đẹp của đất nước ta”. Dù đang được đóng quân nơi rừng núi bao lá bát ngát ở Trường Sơn, nhưng trong tâm trí Hiền, cậu vẫn nhớ da diết tới quê hương, hương vị chốn quê không sao có thể quên được: “Nằm trong rừng mà anh vẫn nhận ra hương thơm thoang thoảng của sen từ đầm làng ta theo gió bay đến đây.” Hiền hỏi em trai về đôi bồng chim đỏ ngày xưa: “Vợ chồng đôi bồng chanh đỏ năm nay đã về làm tổ ở chỗ vối' chưa, anh tin là thế nào nó cũng quay lại đầm góc nước làng mình. Nó bỏ làm sao được cái đầm sen đẹp như vậy, phải không em? Và lại, chắc nó cũng đã thấy anh em mình đối xử với nó cũng đã đến nỗi nào đâu.” Hiền cũng bày tỏ, dù đã đi xa, được đóng quân nơi cây cối xum xuê, có vô số loài chim lạ, nhưng chỉ duy nhất bồng chanh đỏ là cậu chưa từng được gặp từ khi xa quê. Đọc tới đây, Hoài không nhịn được mà thốt lên: “Thế có nghĩa là trong rừng có rất nhiều giống chim, nhưng giống bằng chanh đỏ trên đầm nước làng tôi thì phải nói là hiểm” Và Hoài rất tự tin mà cho rằng rất ít người có thể bắt gặp được loài chim quý hiếm này, câu bé cảm tưởng “Chỉ ở đầm nước làng tôi mới có bổng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đầu bạn ạ.

Nhắc đến đôi bồng chanh đỏ, kỉ niệm năm xưa loại òa về trong tiềm thức Hoài. Loài chim ấy mỗi con thường chọn cho mình những cọng sen khô ven đầm để đậu. Nó có một vẻ đẹp thật rực rỡ, tưởng chừng như chẳng có loài chim nào sánh bằng: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Đã bao lần hai anh em Hoài và Hiền đứng ngắm không biết mỏi bộ cánh tuyệt đẹp của nó. Đôi lúc loài chim này còn rất tinh ranh, láu lỉnh một cách thật lạ lùng. Hiền là một người rất “mê nuôi chim” có kiến thức phong phú về các loài chim, đặc biệt, anh dành rất nhiều tình cảm cho loài bồng chanh. Không chỉ Hiền mà sự say mê bồng chanh đã truyền sang cả Hoài, lúc nào hai anh em cũng thầm ước có một đôi bòng chanh đỏ để nuôi thì thích biết bao. Thế là một hôm, khi đang ăn cơm, bỗng Hiền gọi Hoài “Ra đầm”. Hai mắt Hoài tròn xoe, không hiểu anh muốn dẫn mình ra đầm vào giờ này làm gì, tuy vậy Hoài vẫn cùng Hiền đi. Một lúc sau đã tới nơi, trước mặt Hoài là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Giờ thì cậu cũng đã hiểu Hoài gọi mình ra đây để làm gì rồi. Hai anh em cùng nhau hì hụi một lúc lâu, cuối cùng thì Hiền đã bắt được một con bồng chanh, cậu cứ nghĩ Hoài sẽ tiếp tục bắt thêm một con nữa, vì anh đã từng nói với cậu “bồng chanh sống thành từng đôi”. Nhưng làm Hoài không ngờ tới đó là, Hiền đã lấy lại con bồng chanh đỏ mà cậu đã bắt được, đặt nó lại về tổ, rồi kéo Hoài về nhà. Lúc này đây Hoài cũng tiếc lắm, nhưng cậu cũng chẳng dám cãi lời anh. Hôm sau đôi bồng chanh ấy đã cũng nhau chuyển đi xây tổ mới, cậu buồn lắm, những ngày sau, Hoài cứ ngóng ra xa, mong đôi bồng chanh đỏ ấy trở về, bởi cậu sợ rằng, ở nơi xa lạ kia, cũng có những đứa bé giống cậu, sẽ rình mò mà bắt lấy đôi bồng chanh đỏ.

Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.

Phân tích Bồng chanh đỏ - mẫu 2

Nhà văn Đỗ Chu tên thật là Chu Bá Bình, ông sinh năm 1944 tại tỉnh Bắc Giang. Các sáng tác của ông rất giàu chất thơ, tiêu biểu phải kể đến: Hương có một (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971), Những chân trời của các anh (1990), Chuyên mùa hạ (2010),...Bồng chanh đỏ cũng là một trong số các tác phẩm gây ấn tượng khó quên trong lòng các bạn đọc. Bồng chanh đỏ- một nhan đề rất độc đáo. Bồng chanh đỏ là tên của một loài chim thuộc họ bói cá, bụng của nó màu vàng- đỏ, lưng mang màu xanh đen. Tác phẩm kể về kỉ niệm thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền. Cả hai anh em đều là những người rất thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim.

Hôm ấy, Hiền từ nơi xa gửi về cho cậu em Hoài của mình một bức thư, cậu bày tỏ niềm vui sướng khi được tới Trường Sơn: “Ở đây, trong Trường Sơn, những cánh rừng rộng bạt ngàn, có đi đến đây mới thấy hết sự giàu đẹp của đất nước ta”. Dù đang được đóng quân nơi rừng núi bao lá bát ngát ở Trường Sơn, nhưng trong tâm trí Hiền, cậu vẫn nhớ da diết tới quê hương, hương vị chốn quê không sao có thể quên được: “Nằm trong rừng mà anh vẫn nhận ra hương thơm thoang thoảng của sen từ đầm làng ta theo gió bay đến đây.” Hiền hỏi em trai về đôi bồng chim đỏ ngày xưa: “Vợ chồng đôi bồng chanh đỏ năm nay đã về làm tổ ở chỗ vối' chưa, anh tin là thế nào nó cũng quay lại đầm góc nước làng mình. Nó bỏ làm sao được cái đầm sen đẹp như vậy, phải không em? Và lại, chắc nó cũng đã thấy anh em mình đối xử với nó cũng đã đến nỗi nào đâu.” Hiền cũng bày tỏ, dù đã đi xa, được đóng quân nơi cây cối xum xuê, có vô số loài chim lạ, nhưng chỉ duy nhất bồng chanh đỏ là cậu chưa từng được gặp từ khi xa quê. Đọc tới đây, Hoài không nhịn được mà thốt lên: “Thế có nghĩa là trong rừng có rất nhiều giống chim, nhưng giống bằng chanh đỏ trên đầm nước làng tôi thì phải nói là hiểm” Và Hoài rất tự tin mà cho rằng rất ít người có thể bắt gặp được loài chim quý hiếm này, câu bé cảm tưởng “Chỉ ở đầm nước làng tôi mới có bổng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đầu bạn ạ.

Nhắc đến đôi bồng chanh đỏ, kỉ niệm năm xưa loại òa về trong tiềm thức Hoài. Loài chim ấy mỗi con thường chọn cho mình những cọng sen khô ven đầm để đậu. Nó có một vẻ đẹp thật rực rỡ, tưởng chừng như chẳng có loài chim nào sánh bằng: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Đã bao lần hai anh em Hoài và Hiền đứng ngắm không biết mỏi bộ cánh tuyệt đẹp của nó. Đôi lúc loài chim này còn rất tinh ranh, láu lỉnh một cách thật lạ lùng. Hiền là một người rất “mê nuôi chim” có kiến thức phong phú về các loài chim, đặc biệt, anh dành rất nhiều tình cảm cho loài bồng chanh. Không chỉ Hiền mà sự say mê bồng chanh đã truyền sang cả Hoài, lúc nào hai anh em cũng thầm ước có một đôi bòng chanh đỏ để nuôi thì thích biết bao. Thế là một hôm, khi đang ăn cơm, bỗng Hiền gọi Hoài “Ra đầm”. Hai mắt Hoài tròn xoe, không hiểu anh muốn dẫn mình ra đầm vào giờ này làm gì, tuy vậy Hoài vẫn cùng Hiền đi. Một lúc sau đã tới nơi, trước mặt Hoài là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Giờ thì cậu cũng đã hiểu Hoài gọi mình ra đây để làm gì rồi. Hai anh em cùng nhau hì hụi một lúc lâu, cuối cùng thì Hiền đã bắt được một con bồng chanh, cậu cứ nghĩ Hoài sẽ tiếp tục bắt thêm một con nữa, vì anh đã từng nói với cậu “bồng chanh sống thành từng đôi”. Nhưng làm Hoài không ngờ tới đó là, Hiền đã lấy lại con bồng chanh đỏ mà cậu đã bắt được, đặt nó lại về tổ, rồi kéo Hoài về nhà. Lúc này đây Hoài cũng tiếc lắm, nhưng cậu cũng chẳng dám cãi lời anh. Hôm sau đôi bồng chanh ấy đã cũng nhau chuyển đi xây tổ mới, cậu buồn lắm, những ngày sau, Hoài cứ ngóng ra xa, mong đôi bồng chanh đỏ ấy trở về, bởi cậu sợ rằng, ở nơi xa lạ kia, cũng có những đứa bé giống cậu, sẽ rình mò mà bắt lấy đôi bồng chanh đỏ.

Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.

Phân tích Bồng chanh đỏ - mẫu 3

Cuộc sống luôn ẩn chứa những điều thú vị, những bài học ý nghĩa về cuộc sống. Trong tác phẩm Bồng chanh đỏ của tác giả Đỗ Chu, những câu chuyện ý nghĩa sẽ được hé lộ. Đỗ Chu là nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam thuộc thế hệ tư tưởng kháng chiến chống Mỹ. Ông đã cống hiến rất nhiều tác phẩm hay, nói về cuộc kháng chiến khốc liệt thuở ấy.

Những tác phẩm của Đỗ Chu đậm chất thơ, chủ yếu lấy đề tài từ làng quê, đạo lý của con người và phong tục tập quán dân tộc. Với tác phẩm này, đó là câu chuyện kể về hai anh em Hiền, Hoài cùng hình ảnh đôi chim bồng chanh đỏ. Qua đó, ta cảm nhận được tình yêu thương của hai anh em đối với con vật, về thiên nhiên.

Với nhan đề “Bồng chanh đỏ”, tác giả thể hiện nét độc đáo và đặc biệt, khơi gợi sự tò mò cho người đọc. Tên của văn bản chính là tên của loài chim quý hiếm, có vẻ ngoài đẹp thu hút. Hoài vì yêu thích nên tìm cách bắt chim này về nuôi. Tuy nhiên, Hiền đã cản em lại và đưa ra lời khuyên trả chúng về với thiên nhiên, để được sống tự do. Tác phẩm được kể theo trình tự thời gian từ hiện tại đến quá khứ. Đó là khi Hoài nhận được bức thư từ anh Hiền, sau đó hồi tưởng, nhớ lại những ký ức đẹp về đôi bồng chanh đ. Bối cảnh được áp dụng là không gian đầm nước của làng quê có loài chim này sinh sống.

Truyện đang tập trung nói lên tình yêu thương, sự tôn trọng quyền sống của các loài động vật. Điều đáng chú ý là tình thương trong tác phẩm chuyển biến từ nhận thức, suy nghĩ tình cảm của nhân vật Hoài. Qua đó, ta có thể thấy rằng, tình yêu thương thật sự không phải là sự chiếm hữu. Thay vào đó phải là sự tôn trọng quyền sống của tất cả các loài vật.

Phương pháp nghệ thuật cũng là một gia vị không thể thiếu cho những tác phẩm hay. Bài văn được kể theo ngôi thứ nhất để tạo nên cảm xúc và suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề trong sáng, chân thực. Câu chuyện cũng là sự hồi tưởng về kỉ niệm của hai anh em thời thơ ấu, những hoá thân của tác giả vào nhân vật Hoài cũng là cách để tạo nên mạch cảm xúc. Người đọc cũng như đang tham gia vào kí ức đó, hiểu được tình cảm của chính nhân vật.

Trong văn bản này, Đỗ Chu không đầu tư cho khâu miêu tả ngoại hình. Thay vào đó, ông đi sâu khắc hoạ suy nghĩ, tâm trạng, hành động để có thể thấy được sự chuyển biến sâu sắc trong suy nghĩ của nhân vật. Từ cảm xúc hào hứng, chiếm hữu cá nhân cho đến hạnh phúc khi thấy đôi bồng chanh đỏ được ở bên nhau tự do. Chi tiết đặc sắc nhất là cuộc trò chuyện của Hoài với đôi chim bồng chanh: “Bồng chanh, bồng chanh ơi, hãy yên tâm mờ trở về đâm này. Chúng tao yêu mày và ở đây mày cũng đỡ vất vả. Nhà cửa có sẵn cả rồi, đồng tao tôm tép nhiều, mày đỡ phải lặn lội. Vợ chồng mày cứ ngồi trước tổ mà trông con cái, và soi mình xuống nước rỉa lông, làm đáng.”

Một tác phẩm với những chi tiết gần gũi, nhưng mang đến nhiều thông điệp sâu sắc. Thông qua “Bồng chanh đỏ”, sẽ có những bài học ý nghĩa về tình yêu thương và sự tôn trọng đối với thế giới loài vật.

Phân tích Bồng chanh đỏ - mẫu 4

Bông chanh đỏ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người khi đề cập đến hình ảnh con chim cùng tên. Bài văn này bác mời Đỗ Chu, tên thật là Chu Bá Đình, sinh năm 1944 ở Bắc Giang. Ông sở hữu tác phẩm văn học nổi tiếng và mang đến nhiều cảm xúc ấn tượng cho người đọc. Tác phẩm này là ví dụ tiêu biểu trong số đó và đã để lại nhiều cảm xúc cho bạn đọc.

Loài chim bồng chanh đỏ thuộc họ bói cá, bụng màu vàng đỏ, lưng màu xanh đen. Có thể nói, đây là loài chim khá hiếm và chỉ xuất hiện ở một số nơi, trong đó có đầm làng của Hiền và Hoài. Xuyên suốt tác phẩm, tác giả nói đến tình cảm yêu thương động vật. Mọi chuyện bắt nguồn từ việc Hiền gửi thư về cho em trai của mình để bày tỏ hạnh phúc khi đang đóng quân tại Trường Sơn.

Cậu cảm nhận đây là cánh rừng bạt ngàn, có thể thấy được hết sự giàu đẹp của đất nước. Dù đang đóng quân ở núi rừng bao la bát ngát, nhưng tâm trí Hiền luôn nhớ quê hương da diết. Cảm xúc này được thể hiện rõ qua chi tiết “Nằm trong rừng mà anh vẫn nhận ra hương thơm thoang thoảng của sen từ đầm làng ta theo gió bay đến đây”. Hiền có nói về đôi bồng chanh đỏ, hỏi em mình năm nay chúng đã làm tổ chỗ vối chưa. Trong lòng cậu tin chắc là thế nào nó cũng quay lại góc nước ở làng. Dù đã đi xa, đóng quân nơi rừng núi hùng vĩ, hoang sơ, có nhiều chim lạ nhưng anh vẫn chưa được nhìn ngắm bồng chanh đỏ từ khi xa quê. Hoài khi ấy cũng phải thốt lên rằng: “Thế có nghĩa là trong rừng có rất nhiều giống chim, nhưng giống bằng chanh đỏ trên đầm nước làng tôi thì phải nói là hiểm”.

Cậu em tự tin rằng, khó ai có thể bắt gặp loài chim quý hiếm này, cậu còn cảm tưởng rằng “Chỉ ở đầm nước làng tôi mới có bồng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đầu bạn ạ”. Những ký ức thời thơ ấu cũng dần xuất hiện, khiến Hoài bồi hồi. Vẻ đẹp của bồng chanh vốn rất rực rỡ, các chi tiết nói lên điều này là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa”.

Với vẻ đẹp này, hai anh em nhìn ngắm không rời mắt bộ cánh đẹp của chim bồng chanh đỏ. Chúng rất láu lỉnh và tinh anh, khiến cho người ta vừa nhìn đã muốn nuôi ngay. Tuy nhiên, một lần bắt được bồng chanh đỏ, Hiền đã ngay lập tức trả về tổ. Anh thấy được trong đó còn có đàn chim non, nếu bắt một con đi thì đàn con sẽ khó sống được. Em trai dù tiếc nuối, nhưng cũng không dám cãi lời anh trai. Hôm sau, đôi bồng chanh đỏ đã chuyển đi xây tổ mới khiến Hoài rất buồn.

Trong bài văn bài xuất hiện là những nhân vật rất yêu thương động vật, đó là Hiền và Hoài. Qua đó, tác giả cũng muốn gửi gắm thông điệp về việc biết yêu thương và trân trọng đối với động vật. Bạn không nên làm tổn hại chúng bởi vì cảm xúc đến từ những vật giống con người, biết nếu biết buồn và biết tổn thương.

Phân tích Bồng chanh đỏ - mẫu 5

Cuộc sống luôn chứa đựng những hình ảnh ẩn dụ để gửi gắm những bài học về cuộc sống. Hôm nay, chúng ta sẽ học bài học về tình yêu thương và sự tôn trọng quyền sống của các loài động vật qua tác phẩm “Bồng chanh đỏ” của tác giả Đỗ Chu. Đỗ Chu là nhà văn nổi tiếng thuộc thế hệ các tác giả trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Các tác phẩm của ông rất giàu chất thơ. Ông lấy phần lớn đề tài từ các làng quê, đạo lý của con người và phong tục tập quán dân tộc. Qua câu chuyện kể về kỉ niệm của hai anh em Hiền và Hoài gắn với đôi chim bồng chanh đỏ, ta thấy rung động trước tình yêu thương mà hai anh em dành cho thế giới loài vật.

Bồng chanh đỏ là nhan đề của tác phẩm-một nhan đề độc đáo và đặc biệt. Đây cũng là tên của một loài chim quý hiếm và xinh đẹp.Truyện Bồng chanh đỏ kể về hai anh em chú bé Hoài vốn yêu thích loài chim bồng chanh đỏ ở đầm nước quê hương nên đã tìm cách bắt chúng về nuôi. Vừa bắt xong, anh Hiền quyết định trả chú chim về lại tổ để vợ chồng chú có cuộc sống tự do. Ban đầu nhân vật tôi không cam tâm nhưng sau cũng hiểu và đồng thuận với quyết định của anh Hiền. Truyện được kể theo trình tự thời gian từ hiện tại đến quá khứ (khi nhận được lá thư của anh Hiền, hồi tưởng lại những kỉ niệm về đôi bồng chanh đỏ). Bối cảnh của truyện xoay quanh không gian đầm nước của làng – nơi đôi bồng chanh đỏ sinh sống.

Truyện viết về chủ đề tình yêu thương và sự tôn trọng quyền sống của các loài động vật Điều đặc biệt tình yêu thương trong truyện được thể hiện qua sự chuyển biến về nhận thức, suy nghĩ tình cảm của nhân vật Hoài, để cho chúng ta thấy rằng tình yêu thương thôi là chưa đủ mà tình yêu thương còn cần thể hiện đúng cách, yêu thương không phải là tìm cách chiếm hữu mà là phải tôn trọng quyền sống của các loài động vật. Khi hai anh em tìm thấy được một cặp bồng chanh đỏ quý hiếm đã muốn giữ lại vì sự hiếu kì và sự ham muốn của bản thân. Nhưng rồi hai anh em bị bắt đem trả lại chú bồng chanh mà mình đã bắt và cặp bồng chanh lại có đôi. Khi này hai anh em mới hiểu ra được mình đã phá vỡ tình yêu của một đôi bồng chanh.

Đối với một tác phẩm hay thì ngoài nội dung ấn tượng thì nghệ thuật cũng là gia vị không thể thiếu. Ngôi kể thứ nhất tạo nên một cách nhìn chủ quan, nhiều cảm xúc, suy nghĩ và điểm nhìn trong sáng, chân thực của một chú bé nông thôn tinh nghịch, nhân hậu, biết nhận lỗi và sửa sai. Câu chuyện là sự hồi tưởng về kỉ niệm của hai anh em khi còn nhỏ. Ngôi kể thứ nhất giúp câu chuyện hiện lên toàn diện và tình cảm, cảm xúc của nhân vật được bộc lộ chân thực khiến người đọc như hóa thân vào nhân vật Hoài mà trải qua câu chuyện và những cảm xúc vậy. Trình tự thời gian từ hiện tại đến quá khứ gây ấn tượng, thu hút sự chú ý, tò mò của người đọc, người đọc như được sống lại những kí ức, hồi tưởng cùng nhân vật. Tác giả không chú trọng miêu tả ngoại hình mà đi sâu khắc họa suy nghĩ, tâm trạng, hành động để từ đó thấy được sự chuyển biến sâu sắc trong suy nghĩ và nhận thức của nhân vật, đặc biệt tác giả rất tỉ mỉ, tinh tế khi miêu tả hai trạng thái cảm xúc khác nhau của hai nhân vật trong cách ứng xử với bông chanh đỏ, từ đó bộc lộ tính cách của hai nhân vật này. Từ cảm xúc háo hức, sự chiếm hữu cá nhân cho tới sự hạnh phúc khi thấy đôi bồng chanh lại được ở bên nhau không chỉ giúp nhân vật hiểu được tính cách hai nhân vật và còn cảm nhận được sự ngây ngô và tình yêu thiên nhiên của hai nhân vật “tôi thương đôi vợ chồng bồng chanh”. Chi tiết đặc sắc chứa đựng tư tường của nhà văn, gửi gắm thông điệp của nhà văn: thể hiện tình yêu thương, chứa đựng niềm hi vọng. Điều này thể hiện qua cuộc trò chuyện của Hoài và đôi bồng chanh: 'Bông chanh, bông chanh ơi, hãy yên tâm mà trở về đâm này. Chúng tao yêu mày và ở đây mày cũng đỡ vất vả. Nhà cửa có sẵn cả rồi, đồng tao tôm tép nhiều, mày đỡ phải lặn lội. Vợ chồng mày cứ ngồi trước tổ mà trông con cái, và soi mình xuống nước rỉa lông, làm dáng'.

Đây quả là một tác phẩm giản dị nhưng lại mang đầy ý nghĩa và những thông điệp sâu sắc. Truyện để lại nhiều bài học về cách ứng xử của con người: yêu thương, tôn trọng, bảo vệ và mong muốn những điều tốt đẹp với thế giới loài vật nói chung.

Phân tích Bồng chanh đỏ - mẫu 6

Đỗ Chu là nhà văn nổi tiếng thuộc thế hệ các tác giả trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Các tác phẩm của ông rất giàu chất thơ. Ông lấy phần lớn đề tài từ các làng quê, đạo lý của con người và phong tục tập quán dân tộc…Trong số tác phẩm của ông, có truyện ngắn Bồng chanh đỏ in trong Chuyện mùahạ, tập hai, NXB Văn học, 2010 để lại ấn tưởng với rất nhiều người đọc. Câu chuyện kể về kỉ niệm của hai anh em Hiền và Hoài gắn với đôi chim bồng chanh đỏ, ta thấy rung động trước tình yêu thương mà hai anh em dành cho thế giới loài vật. Nội dung ấy được thể hiện qua cách kể chuyện đặc sắc của nhà văn.

Chủ đề truyện nói về tình yêu thương và sự tôn trọng quyền sống của các loài động vật. Điều đặc biệt tình yêu thương trong truyện được thể hiện qua sự chuyển biến về nhận thức, suy nghĩ tình cảm của nhân vật Hoài, để cho chúng ta thấy rằng tình yêu thương thôi là chưa đủ mà tình yêu thương còn cần thể hiện đúng cách, yêu thương không phải là tìm cách chiếm hữu mà là phải tôn trọng quyền sống của các loài động vật. + Bằng chứng: Các sự kiện phát hiện ra chim bồng chanh, tìm cách đi bắt giống chim quý (tìm cách chiếm hữu). Sau đó, trả chim về tổ cũ và mong ước cuộc sống yên ổn cho gia đình bồng chanh đỏ.

Bên cạnh đó, nghệ thuật khắc họa nhân vật và các chi tiết cũng đầy đặc sắc. Truyện sử dụng ngôi kể thứ nhất tạo nên một cách nhìn chủ quan, nhiều cảm xúc, suy nghĩ và điểm nhìn trong sáng, chân thực của một chú bé nông thôn tinh nghịch, nhân hậu, biết nhận lỗi và sửa sai. Cụ thể, nhân vật Hoài - một nhân vật trong truyên - kể lại câu chuyện của anh em minh.

Bên cạnh đó, trình tự thời gian từ hiện tại đến quá khứ gây ấn tượng, thu hút sự chú ý, tò mò của người đọc, người đọc như được sống lại những kí ức, hồi tưởng cùng nhân vật. Truyện mở đầu bẳng cảnh nhân vật Hòa nhận được và đọc lại lá thư của anh Hiền Từ lời thư của anh hiền, Hoài hồi tưởng lại những kỉ niệm về đôi bồng chanh đỏ.

Nghệ thuật khắc họa nhân vật - Tác giả không chú trọng miêu tả ngoại hình mà đi sâu khắc họa suy nghĩ, tâm trạng, hành động để từ đó thấy được sự chuyển biến sâu sắc trong suy nghĩ và nhận thức của nhân vật, đặc biệt tác giả rất tỉ mỉ, tinh tế khi miêu tả hai trạng thái cảm xúc khác nhau của hai nhân vật trong cách ứng xử với bông chanh đỏ, từ đó bộc lộ tính cách của hai nhân vật này. Ta có thấy rõ về sự chuyển biến trong nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của nhân vật Hoài; hành động, tâm trạng của nhân vật Hiền. Các chi tiết đặc sắc chứa đựng tư tường của nhà văn, gửi gắm thông điệp của nhà văn: thể hiện tình yêu thương, chứa đựng niềm hi vọng. Đặc biệt là chi tiết Hoài thầm trò chuyện cùng với chim bồng chanh sau khi biết chúng phải bỏ tổ mà đi.

Truyện để lại nhiều bài học về cách ứng xử của con người: yêu thương, tôn trọng, bảo vệ và mong muốn những điều tốt đẹp với thế giới loài vật nói chung.

1 21,751 16/09/2024