Tại sao thân tre bị gãy ngọn có thể tiếp tục cao thêm nhưng thân cây bạch đàn bị gãy ngọn sẽ không thể cao thêm

Lời giải Vận dụng trang 112 Sinh học 11 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 11.

1 283 lượt xem


Giải Sinh học 11 Bài 16: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật  

Vận dụng trang 112 Sinh học 11Tại sao thân tre bị gãy ngọn có thể tiếp tục cao thêm nhưng thân cây bạch đàn bị gãy ngọn sẽ không thể cao thêm nữa?

• Giải thích tại sao trong thực tiễn thường dùng auxin ở nồng độ thấp trong giâm cành.

Lời giải:

• Thân tre bị gãy ngọn có thể tiếp tục cao thêm do cây tre là cây Một lá mầm, cây cao lên do có mô phân sinh lóng làm tăng chiều dài của lóng. Do đó khi bị gãy ngọn, cây vẫn còn mô phân sinh lóng và tiếp tục tăng chiều cao.

- Cây bạch đàn không thể cao thêm nữa do cây bạch đàn là cây Hai lá mầm, cây cao lên do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Do đó khi bị gãy ngọn, cây không còn mô phân sinh đỉnh nên không thể cao thêm chiều cao của thân.

• Trong thực tiễn thường dùng auxin ở nồng độ thấp trong giâm cành vì auxin có vai trò sinh lí chủ yếu là kích thích sự phân chia, kéo dài tế bào; kích thích sự hình thành rễ; giúp cành giâm nhanh ra rễ hơn.

1 283 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: