Giải Sinh học 11 Bài 15 (Cánh diều): Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Với giải bài tập Sinh học 11 Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 11.

1 768 18/09/2024


Giải bài tập Sinh học 11 Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Giải Sinh học 11 trang 101

Mở đầu trang 101 Sinh học 11: Những biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sinh trưởng, phát triển ở sinh vật:

Những biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sinh trưởng, phát triển ở sinh vật

Lời giải:

Biểu hiện

Sinh trưởng

Phát triển

Hạt nảy mầm

x

Cây cao lên

x

Gà trống bắt đầu biết gáy

x

Cây ra hoa

x

Diện tích phiến lá tăng lên

x

Lợn con tăng cân từ 2 kg lên 4 kg

x

I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển

Câu hỏi trang 101 Sinh học 11: Quan sát hình 15.1, cho biết sự sinh trưởng và phát triển ở cây lạc (đậu phộng) diễn ra như thế nào?

Quan sát hình 15.1 cho biết sự sinh trưởng và phát triển ở cây lạc (đậu phộng) diễn ra như thế nào

Lời giải:

Sự sinh trưởng và phát triển ở cây lạc (đậu phộng): Từ hạt bắt đầu hình thành rễ, nảy mầm thành cây mầm; cây mầm xuất hiện lá mầm, rễ phát triển dài hơn. Cây mầm phát triển thành cây non, cây non lớn dần, xuất hiện nhiều lá, rễ phân nhánh. Cây non lớn lên thành cây trưởng thành, phát triển nhiều lá, rễ phân nhánh nhiều hơn và đâm sâu. Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định sẽ ra hoa, sau đó tạo quả và hình thành hạt.

II. Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển

Giải Sinh học 11 trang 102

Câu hỏi trang 102 Sinh học 11: Nêu các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho ví dụ minh họa ở thực vật.

Lời giải:

Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật:

- Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng: Tăng tế bào (khối lượng, kích thước, số lượng) dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.

+ Ví dụ: Cây lạc (đậu phộng) sau khi nảy mầm bắt đầu sinh trưởng bằng cách tăng chiều cao, tăng diện tích lá.

- Các dấu hiệu đặc trưng của phát triển: Phân hóa tế bào, phát sinh hình thái, thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể.

+ Ví dụ: Cây lạc (đậu phộng) từ hạt hình thành cây mầm; từ mô phân sinh đỉnh phân hóa thành hoa.

III. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

Câu hỏi trang 102 Sinh học 11: Giải thích mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho ví dụ.

Lời giải:

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển và ngược lại, phát triển là điều kiện thúc đẩy sự sinh trưởng.

- Ví dụ quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật có hoa: Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành lá mầm, thân mầm, rễ mầm và cây non (giai đoạn phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể). Cây non lớn lên thành cây trưởng thành (giai đoạn sinh trưởng). Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định, một nhóm tế bào phân hóa hình thành hoa, là cơ sở hình thành giao tử và hợp tử (giai đoạn phân hóa tế bào).

IV. Vòng đời và tuổi thọ

Giải Sinh học 11 trang 103

Câu hỏi trang 103 Sinh học 11: Quan sát hình 15.2, mô tả những thay đổi trong vòng đời của bọ rùa (hình 15.2a) và cây đậu (hình 15.2b).

Quan sát hình 15.2, mô tả những thay đổi trong vòng đời của bọ rùa (hình 15.2a) và cây đậu (hình 15.2b)

Lời giải:

- Những thay đổi trong vòng đời của bọ rùa: Vòng đời của bọ rùa trải qua các giai đoạn: Từ trứng, có kích thước nhỏ, màu vàng. Trứng nở tạo thành con non, hình thành các mô, cơ quan. Khi đã đạt về kích thước, chúng chuyển sang giai đoạn nhộng có màu cam đỏ với đốm đen. Sau một thời gian, nhộng biến đổi thành con trưởng thành, phát sinh các cơ quan mới, bắt đầu chu kì sinh sản và đẻ trứng.

- Những thay đổi trong vòng đời của cây đậu: Từ hạt bắt đầu nảy mầm; phát triển thành cây non, cây non lớn dần lên xuất hiện lá, rễ. Cây non lớn lên thành cây trưởng thành, phát triển nhiều lá, rễ phân nhánh nhiều hơn. Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định sẽ ra hoa và tạo quả.

Câu hỏi trang 103 Sinh học 11: Nêu các lĩnh vực có thể ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn.

Lời giải:

Các lĩnh vực có thể ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn như: - Lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi: Vận dụng hiểu biết về vòng đời của cây trồng, vật nuôi để có các biện pháp, nuôi trồng, chăm sóc và khai thác sản phẩm phù hợp từng giai đoạn trong vòng đời để thu được hiệu quả cao nhất,…

- Lĩnh vực y học: Nghiên cứu chu kì sống của các sinh vật gây hại để tìm biện pháp phòng bệnh, hạn chế tác hại của chúng.

- Lĩnh vực sinh thái và môi trường: Hiểu biết về vòng đời của sinh vật là cơ sở để đánh giá tác động của chúng tới môi trường; thiết lập các biện pháp quản lí môi trường hoặc phục vụ công tác bảo tồn,…

Giải Sinh học 11 trang 104

Câu hỏi trang 104 Sinh học 11: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.

Lời giải:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người là: Yếu tố di truyền và yếu tố môi trường (chế độ ăn uống, luyện tập, trạng thái tâm lí, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, bệnh tật,…).

Luyện tập trang 104 Sinh học 11: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố môi trường sống đến tuổi thọ của con người. Cho ví dụ.

Lời giải:

- Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường sống đến tuổi thọ của con người: Các yếu tố môi trường sống có tác động lớn đến tuổi thọ của con người. Các yếu tố như chế độ ăn uống, luyện tập, môi trường sống, lối sống,… đều gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, các vấn đề sức khỏe,… của cơ thể, do đó tác động kéo dài hoặc rút ngắn tuổi thọ.

- Ví dụ:

+ Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất, đủ lượng, ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt,… giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm mắc bệnh, làm tăng tuổi thọ.

+ Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên làm cơ thể linh hoạt, dẻo dai, các hệ cơ quan khỏe mạnh. Ít vận động khiến cơ thể trì trệ, dễ mắc bệnh.

+ Thái độ sống tích cực, lạc quan, lối sống lành mạnh, không nghiện rượu, bia, thuốc lá, ma túy,… giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.

+ Môi trường sống không bị ô nhiễm bởi khói độc, bụi, nước thải công nghiệp, bụi phóng xạ, thuốc trừ sâu,… giúp cơ thể khỏe mạnh, sống lâu.

Vận dụng trang 104 Sinh học 11: Tìm hiểu vòng đời của một loài thực vật hoặc động vật ở địa phương.

• Giải thích vì sao để tiêu diệt muỗi cần vệ sinh nơi ở thường xuyên (đặc biệt là bể nước, bình chứa nước cắm hoa,…), tránh ứ đọng nước lâu ngày.

Lời giải:

• Vòng đời của một loài thực vật hoặc động vật ở địa phương:

- Vòng đời của cây thông trải qua các giai đoạn: cây non, cây trưởng thành, nón đực mang tinh tử và nón cái mang noãn bào, hợp tử, phôi trong hạt.

- Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn: giai đoạn trứng, giai đoạn phôi, giai đoạn nòng nọc, giai đoạn nòng nọc 2 chân, giai đoạn nòng nọc 4 chân, giai đoạn ếch con và giai đoạn ếch trưởng thành.

• Để tiêu diệt muỗi cần vệ sinh nơi ở thường xuyên (đặc biệt là bể nước, bình chứa nước cắm hoa,…), tránh ứ đọng nước lâu ngày vì muỗi đẻ trứng xuống môi trường nước, do đó cần thực hiện các biện pháp trên để hạn chế muỗi đẻ trứng và gia tăng số lượng; tiêu diệt ấu trùng → Đây là giai đoạn dễ tác động nhất trong vòng đời của muỗi.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển

Mọi sinh vật đều sinh trưởng và phát triển. Sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan hoặc cơ thể. Ví dụ: sự tăng kích thước lá, sự dải ra của rễ, tăng chiều cao cây. Phát triển là sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể, diễn ra trong quá trình sống của sinh vật.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 15 (Cánh diều): Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (ảnh 1)

II. Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển

1. Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng

- Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng ở sinh vật là tăng tế bào (khối lượng, kích thước, số lượng) dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể. Ví dụ đối với cá chép năm thứ nhất dài khoảng 173 cm, nặng 0,3 – 0,5 kg/con; năm thứ hai dài khoảng 20,6 cm, nặng 0,7 – 1 kg/con; năm thứ ba dài khoảng 30,2 cm, nặng 1 – 1,5 kg/con.

- Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bảo có thể không giống nhau ở các bộ phận khác nhau và tuỳ thuộc giai đoạn sinh trưởng của cơ thể. Sự sinh trưởng có thể chậm lại hoặc ngừng khi cơ thể đạt đến kích thước tối đa.

2. Các dấu hiệu đặc trưng của phát triển

- Dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật là phân hoá tế bào, phát sinh hình thái, thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể. Sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu và tốc độ khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn.

- Quá trình phát triển được điều hoà bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.

III. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

- Sinh trưởng và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng tạo tiền để cho phát triển và ngược lại, phát triển là điều kiện thúc đẩy sự sinh trưởng.

- Tuỳ thuộc vào giống, loài cây, các chồi dinh thân chuyển hoá từ trạng thái sinh dưỡng hình thành lá sang trạng thái sinh sản hình thành hoa. Cơ thể động vật trước tuổi phát dục sinh trưởng rất nhanh, sau tuổi phát dục tốc độ sinh trưởng sẽ chậm lại. Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

IV. Vòng đời và tuổi thọ

1. Khái niệm vòng đời và tuổi thọ

- Vòng đời (chu kì sống) là quá trình lặp lại theo trinh tự nhất định các thay đổi mà một cá thể sinh vật phải trải qua, bắt đầu từ khi được sinh ra cho đến các giai đoạn sinh trưởng. phát triển đến cơ thể trưởng thành, có thể sinh sản, rồi chết. Ở động vật và nhiều loài thực vật, vòng đời của một cá thể kết thúc bởi sự chết tự nhiên. Trong giai đoạn trưởng thành, cả thể sinh vật sẽ sinh sản, tạo ra thế hệ tiếp theo.

- Tuổi thọ được hiểu theo hai nghĩa: Tuổi thọ của loài sống theo lí thuyết được tính từ khi sinh ra cho đến lúc chết vì giả, vì vậy, được gọi là tuổi sinh lí; Tuổi thọ của loài được tính từ khi sinh ra cho đến lúc chết, mỗi cá thể chịu tác động khác nhau của các nhân tố sinh thái, vì vậy, được gọi là tuổi sinh thái.

- Ở các sinh vật khác, thời gian trưởng thành diễn ra dài hơn. Ví dụ: Thời gian trưởng thành của voi là vài chục năm. Giới hạn tuổi thọ của mỗi loài được xác định bởi tính di truyền, do đó, một loài không thể sống được quá giới hạn tối đa đó ngay cả khi có những điều kiện thuận lợi nhất. Có nhiều yếu tố môi trường tác động làm giảm tuổi thọ.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 15 (Cánh diều): Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (ảnh 1)

2. Một số ứng dụng hiểu biết về vòng đời trong thực tiễn

- Có thể ứng dụng rộng rãi hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn.

- Trong trồng trọt, chăn nuôi, vận dụng hiểu biết về vòng đời của cây trồng, vật nuôi để có các biện pháp nuôi trồng, chăm sóc và khai thác sản phẩm phù hợp từng giai đoạn trong vòng đời để thu được hiệu quả cao nhất. Hiểu biết về vòng đời sinh vật gây hại sẽ giúp thực hiện các biện pháp tiêu diệt có hiệu quả.

- Dựa vào vòng đời của sinh vật có thể giúp chúng ta lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp nhất.

3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người

Tuổi thọ của con người phụ thuộc rất lớn vào yếu tố di truyền và yếu tố môi trường sống. Những yếu tố môi trường là chế độ ăn uống, tập luyện, trạng thái tâm lí, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, bệnh tật...

Xem thêm Lời giải bài tập Sinh học 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Ôn tập chủ đề 3

1 768 18/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: