Giải Sinh học 11 Bài 22 (Cánh diều): Sinh sản ở động vật
Với giải bài tập Sinh học 11 Bài 22: Sinh sản ở động vật sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 11.
Giải bài tập Sinh học 11 Bài 22: Sinh sản ở động vật
Lời giải:
- Sự khác nhau trong quá trình sinh sản của ong, cá chép, gà và thỏ:
Ong |
Cá chép |
Gà |
Thỏ |
Sinh sản bằng hình thức vô tính (trinh sản) và hình thức hữu tính |
Sinh sản hữu tính |
Sinh sản hữu tính |
Sinh sản hữu tính |
Đẻ trứng |
Đẻ trứng |
Đẻ trứng |
Đẻ con |
Thụ tinh trong |
Thụ tinh ngoài |
Thụ tinh trong |
Thụ tinh trong |
- Trong những loài trên, loài sinh sản theo mùa là loài ong (tuy nhiên một số loài có thể sinh sản quanh năm). Cá chép, gà và thỏ là các loài có thể sinh sản quanh năm.
- Con người có thể điều khiển số con hoặc số trứng được sinh ra ở những loài này. Bằng một số biện pháp như: Thay đổi thời gian chiếu sáng, nhiệt độ; sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp; thụ tinh nhân tạo;…
I. Sinh sản vô tính
Lời giải:
Quá trình sinh sản của những loài động vật trong các hình trên đều có đặc điểm chung là: Các cá thể con đều được đều được tạo thành từ cá thể thế hệ trước, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
Lời giải:
Ong chúa và ong thợ được sinh ra khi trứng được thụ tinh, còn trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực.
Lời giải:
Hình thức |
Cách thức |
Ví dụ |
Phân đôi |
Một cá thể mẹ phân đôi thành hai cá thể có kích thước gần bằng nhau. |
Hải quỳ, trùng roi, trùng giày,… |
Nảy chồi |
Chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách ra thành cơ thể mới. |
San hô, thủy tức,… |
Phân mảnh |
Cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ. |
Giun dẹp, sao biển,… |
Trinh sản |
Cơ thể mới phát triển từ trứng không được thụ tinh. |
Ong, kiến, rệp,… |
II. Sinh sản hữu tính
Câu hỏi trang 144 Sinh học 11: Vẽ sơ đồ tư duy phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính.
Lời giải:
Luyện tập trang 145 Sinh học 11: Hoàn thành bảng 22.2.
Lời giải:
|
Sinh sản vô tính |
Sinh sản hữu tính |
Hình thức |
Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sản |
- Hình thức thụ tinh: Thụ tinh trong và thụ tinh ngoài. - Hình thức sinh (đẻ): Đẻ trứng, đẻ trứng thai và đẻ con. |
Ví dụ |
Hải quỳ, thủy tức, giun dẹp, ong,… |
Cá, chim, mèo,… |
Lời giải:
Tên giai đoạn |
Đặc điểm |
Hình thành trứng, tinh trùng |
Thông qua quá trình nguyên phân và giảm phân, trứng và tinh trùng được tạo ra mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội. |
Thụ tinh tạo hợp tử |
Một tinh trùng và một trứng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội. |
Phát triển phôi thai |
Hợp tử phân chia tạo thành phôi, phôi phát triển thành thai. |
Đẻ |
Khi đủ thời gian phát triển, thai sẽ được đẩy ra khỏi tử cung của cơ thể mẹ nhờ quá trình đẻ. |
Lời giải:
Sơ đồ quá trình sinh sản hữu tính thể hiện được bốn giai đoạn ở loài gà và mèo:
III. Điều hòa sinh sản
Câu hỏi trang 147 Sinh học 11: Quan sát hình 22.6, trả lời các câu hỏi sau:
• Các hormone nào tham gia vào quá trình điều hòa sinh sản? Nêu tác dụng của từng hormone.
• Các hormone đó có sự phối hợp hoạt động như thế nào? Cho ví dụ.
Lời giải:
• Các hormone tham gia điều hòa sinh sản và tác dụng của từng hormone:
Hormone |
Tác dụng |
||
GnRH |
Điều hòa quá trình sinh tinh |
Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH |
|
FSH |
Kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng |
|
|
LH |
Kích thích tế bào kẽ tiết ra hormone testosterone |
|
|
Testosterone |
Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng |
|
|
Inhibin |
Điều hòa nồng độ FSH |
|
|
GnRH |
Điều hòa quá trình sinh trứng |
Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH |
|
FSH |
Kích thích nang trứng phát triển và tiết ra estrogen |
|
|
LH |
Làm nang trứng chín và rụng, hình thành thể vàng và tiết ra progesterone và estrogen |
|
|
Estrogen và progesterone |
Kích thích niêm mạc tử cung phát triển dày lên |
|
• Các hormone có sự phối hợp hoạt động bằng cách tác động theo hai chiều, kích thích và ức chế ngược (liên hệ ngược). Các kích thích từ môi trường được cơ quan thần kinh tiếp nhận và điều khiển cơ thể tổng hợp hormone sinh dục, các hormone này kích thích tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng hoặc kích thích quá trình trứng chín và rụng. Khi hàm lượng hormone sinh dục cao sẽ gây ức chế quá trình sinh tinh hoặc sinh trứng.
- Ví dụ: Ở người, các kích thích từ môi trường ngoài tác động lên vùng dưới đồi sản xuất GnRH, GnRH kích thích tuyến yên sản xuất FSH và LH. FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết hormone estrogen, LH kích thích trứng chín, rụng và tạo thể vàng. Thể vàng tiết ra hormone estrogen và progesterone. Hormone estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh làm tổ, đồng thời khi hai hormone này ở nồng độ cao sẽ ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên làm cho trứng không chín và rụng.
Lời giải:
Uống viên tránh thai hằng ngày (chứa hormone progesterone và estrogen) lại ức chế quá trình chín và rụng trứng vì: Viên tránh thai hằng ngày có chứa hormone progesterone và estrogen làm lượng hormone sinh dục tăng cao, gây ức chế quá trình chín và rụng trứng.
Lời giải:
Tên biện pháp tránh thai |
Cơ chế tác động |
1. Tính vòng kinh |
Tránh giao hợp vào ngày có khả năng thụ tinh. |
2. Thuốc tránh thai hằng ngày |
Chứa hormone estrogen, progesterone hoặc chất tương đương, có tác dụng ức chế trứng chín và rụng. |
3. Thuốc tránh thai khẩn cấp |
Chứa hormone liều cao, ức chế ngay lập tức không cho trứng rụng. Làm biến đổi niêm mạc tử cung, ngăn cản sự làm tổ của phôi thai ở tử cung. |
4. Dùng bao cao su |
Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. |
5. Xuất tinh ngoài |
Trứng và tinh trùng không gặp nhau. |
6. Dụng cụ tử cung loại chữ T |
Ngăn không cho tinh trùng đi vào vòi trứng và ngăn sự làm tổ của phôi thai trong tử cung. |
7. Triệt sản nữ |
Cắt và thắt ống dẫn trứng, làm ngăn cách trứng và tinh trùng. |
8. Triệt sản nam |
Cắt và thắt ống dẫn tinh, do đó tinh trùng không đi vào được túi tinh. Do đó, khi xuất tinh chỉ có tinh dịch mà không có tinh trùng. |
• Những yếu tố nào có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng?
• Tìm hiểu các thành tựu điều khiển sinh sản ở động vật mà em biết.
• Vì sao không khuyến khích, thậm chí nghiêm cấm điều khiển giới tính ở người?
Lời giải:
• Số lượng trứng trong mỗi lần đẻ giữa các loài cá, ếch và gà là khác nhau. Trong đó số lượng trứng trong mỗi lần đẻ của cá rất nhiều, có thể lên đến hàng vạn trứng, tùy thuộc vào từng loài. Ếch có số lượng trứng trong mỗi lần đẻ thường ít hơn cá, từ vài trăm đến vào nghìn trứng. Gà chỉ đẻ trung bình 1 trứng mỗi ngày và khoảng 15-18 trứng mỗi đợt.
- Số lượng trứng trong một lần đẻ cũng là một đặc điểm thích nghi vì nó phù hợp với đặc điểm sinh sản và môi trường sống của mỗi loài. Các yếu tố môi trường, thức ăn, tỉ lệ thụ tinh,… đều ảnh hưởng đến tỉ lệ nở của trứng và khả năng sống sót của con non. Do đó, số lượng trứng trong một lần đẻ là đặc điểm thích nghi quan trọng giúp đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của loài.
• Những yếu tố có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng:
- Tác động của yếu tố môi trường (dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, các chất kích thích,…) làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh do làm biến đổi quá trình trao đổi chất hoặc tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết.
- Do mắc các bệnh lí.
- Độ tuổi tăng dần theo thời gian sau tuổi trưởng thành có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
- …
• Các thành tựu điều khiển sinh sản ở động vật:
- Năm 1959, con thỏ đầu tiên được ra đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
- Chiếu tia tử ngoại lên tằm sẽ tạo ra nhiều tằm đực hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Thụ tinh nhân tạo cho lợn, trâu, bò, cá để tăng hiệu suất thụ tinh, tạo ra số con nhiều hơn.
- Điều khiển nhiệt độ ấp trứng để điều khiển giới tính con được sinh ra ở rùa: Trứng rùa ủ ở nhiệt độ dưới 28 độ C sẽ nở thành con đực, trên 32 độ C thì nở thành con cái.
- Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 - methyltestosterone (1 loại hormone testosterone tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.
- …
• Không khuyến khích, thậm chí nghiêm cấm điều khiển giới tính ở người vì
- Đây là vấn đề gây tranh cãi, gây ảnh hưởng đến văn hóa, pháp luật, đạo đức của con người; phân biệt giới tính và có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa nam và nữ.
- Làm thay đổi tỉ lệ giới tính, ảnh hưởng đến cân bằng giới tính tự nhiên.
- Có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển trong tương lai.
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 22: Sinh sản ở động vật
Sinh sản vô tính ở động vật giúp tăng nhanh số lượng cá thể, cá thể mới duy trì được đặc điểm của cá thể ban đầu. Tuy nhiên, loài có độ đa dạng di truyền thấp. Các hình thức sinh sản vô tỉnh ở động vật bao gồm: phân đôi (ví dụ: hải quỳ, giun dẹp....), nảy chồi (ví dụ: bọt biển, ruột khoang,...), phân mảnh (ví dụ: sao biển, giun dẹp,...), trinh sản (vi dụ: ong, rệp, kiến, cá mập đầu búa,...).
1. Các hình thức sinh sản hữu tính
- Các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật được phân loại dựa vào hình thức thụ tinh hoặc hình thức sinh (đẻ).
* Hình thức thụ tinh: Tuỳ theo vị trí thụ tinh xảy ra bên trong hay bên ngoài cơ thể, thụ tinh gồm hai hình thức là thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.
- Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau ở bên ngoài cơ thể con cái, có ở đa số động vật ở nước (cả, ếch,...).
- Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của con cái, phổ biến ở động vật trên cạn như côn trùng, bò sát, chim, thú.
* Hình thức sinh (đẻ): gồm đẻ trứng, đẻ trứng thai (noãn thai sinh) và đẻ con.
- Đẻ trứng: Hình thức này có ở cả loài thụ tinh ngoài và thụ tinh trong. Với loài thụ tinh trong, trứng được thụ tinh trước khi được đẻ ra ngoài. Phối phát triển nhờ chất dự trữ cỏ ở noãn hoàng.
- Đẻ trứng thai: Hình thức này có ở loài thụ tinh trong. Sau thụ tinh, phôi phát triển thành con ở trong trứng trước khi được mẹ đẻ ra ngoài.
- Đẻ con: Hình thức này có ở loài thụ tinh trong. Phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng và chất dinh dưỡng nhân từ cơ thể mẹ.
2. Quá trình sinh sản hữu tính
Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật bao gồm bốn giai đoạn:
(1) hình thành trứng, tinh trùng;
(2) thụ tinh tạo thành hợp tử;
(3) phát triển phôi thai;
(4) đẻ.
Hình thành trứng, tinh trùng
- Buồng trứng sản xuất trứng, tinh hoàn sản xuất tinh trùng. Thông qua quá trình nguyên phân và giảm phân, trứng và tinh trùng được tạo ra mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
Thụ tinh tạo hợp tử
- Một tinh trùng và một trứng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
- Tinh trùng di chuyển vào tử cung, rồi vào ống dẫn trứng. Trong quá trình di chuyển, nhiều tinh trùng bị chết, chỉ còn khoảng vài trăm tinh trùng tiếp xúc được với trứng Sự thụ tỉnh xảy ra trong ống dẫn trứng (ở vị trí 1/3 ống dẫn trứng kể từ vòi trứng). Nhân trứng và nhân tinh trùng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
Phát triển phôi thai
Hợp tử phân chia tạo thành phối. Ở những loài đẻ con, phôi phát triển thành thai.
Đẻ
Khi đủ thời gian phát triển, trứng (đối với loài đẻ trứng), hoặc thai (đối với loài đẻ con) sẽ được đẩy ra khỏi tử cung của cơ thể mẹ nhờ quá trình đẻ.
Quá trình sinh sản ở cơ thể động vật được điều hoà bởi hệ thần kinh, thể dịch (hormone) và các yếu tố môi trường. Hiểu biết về cơ chế điều hoà sinh sản giúp điều hoà sinh sản ở người và điều khiển sinh sản ở động vật.
1. Cơ chế điều hoà sinh sản
- Tác động của hệ thần kinh và hormone
- Tác động của yếu tố môi trường
2. Điều khiển sinh sản ở động vật
Trong chăn nuôi, dựa trên cơ chế điều hoà sinh sản ở động vật, con người có thể điều khiển số con, số trứng và giới tính của vật nuôi. Bên cạnh đó, các kĩ thuật điều khiển sinh sản còn góp phần vào các nghiên cứu bảo tồn động vật, đảm bảo đa dạng sinh học. Một số biện pháp được sử dụng như:
- Thụ tinh nhân tạo giúp làm tăng hiệu quả thụ tinh. V
- Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp để làm tăng sản sinh tinh trùng, kích thích trứng chín, rụng nhiều trứng cùng một lúc hoặc tăng hiệu quả thụ thai.
- Thay đổi thời gian chiếu sáng, nhiệt độ theo chu kì sinh sản của con vật.
- Xử lí nhiệt độ hoặc chọn lọc tinh trùng để điều khiển giới tính con vật.
- Thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi cấy phôi: Trứng và tinh trùng được cho kết hợp với nhau trong ống nghiệm, phôi được nuôi đến một giai đoạn phát triển nhất định rồi cấy vào tử cung của con cái. Thụ tinh trong ống nghiệm đã thực hiện thành công trên nhiều loài động vật như bò, thỏ, dê, cừu, chó.... và cả trên người.
- Các biện pháp này có thể được phối hợp với nhau tuỳ theo mục đích trong chăn nuôi.
3. Điều hoà sinh sản ở người
- Sinh đẻ có kế hoạch là việc thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát số con, thời điểm sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
- Sử dụng biện pháp tránh thai giúp sinh để chủ động, thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Các biện pháp tránh thai thường được sử dụng gồm: ức chế quá trình chín và rụng trứng, hoặc ngăn cản tinh trùng gặp trứng hoặc ngăn cản sự làm tổ của phôi trong tử cung.
- Kĩ thuật hỗ trợ sinh sản là liệu pháp điều trị vô sinh hoặc hiếm muộn. Các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản có thể được xếp thành các nhóm sau: kĩ thuật thu nhận giao tử, chuẩn bị giao tử, hỗ trợ thụ tinh, nuôi phôi, cấy chuyển phôi. Bên cạnh đó, còn có kĩ thuật bảo quản phôi và các giao tử. Trong đó, các kĩ thuật thường được sử dụng là IUI (bơm tinh trùng vào tử cung), IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) và ICSI (bơm tinh trùng vào bào tương trứng)
Xem thêm Lời giải bài tập Sinh học 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 20: Khái quát về sinh sản ở sinh vật
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 11 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 11 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều