Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 - Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp bạn soạn văn 6 dễ dàng.

1 2,106 24/09/2022
Tải về


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 (ngắn nhất)

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13

Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn :

Dấu câu

Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Các câu có sử dụng dấu chấm phẩy là: 

+ Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. 

+ Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. 

→ Dấu chấm phẩy được đặt ở câu cuối, có tác dụng ngăn cách các vế phức tạp trong câu ghép.

Câu 2 (trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

      Trong số các vật dụng hằng ngày, nón lá đã trở thành một đồ dùng thủy chung gắn bó với người phụ nữ Việt Nam. Nón lá có nhiều loại khác nhau như miền Bắc có chiếc nón quai thao, xứ Huế có nón bài thơ và miền Nam có chiếc nón lá. Nguyên liệu để làm nón không khó kiếm, chỉ cần có lá và nan tre. Người ta thường sử dụng lá cọ hay lá dừa tươi, phơi nắng ba đến bốn ngày và là cho phẳng. Sau đó đến công đoạn chằm nón là công đoạn khó nhất. Người thợ dùng kim khâu để thực hiện. Công dụng của nón lá rất nhiều: che nắng, che mưa: nón lá còn làm quạt khi trời nóng và cả tạo công ăn việc làm cho mọi người. Từ lâu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với chiếc nón lá đã là một nét đẹp văn hóa vô giá. Vì thế nên chúng ta phải ngày càng phát triển và bảo quản tốt nghề làm nón lá.

Nghĩa của từ ngữ

Câu 3 (trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Thủy điện: là nguồn điện có được từ năng lượng nước.

- Thủy triều: là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. 

- Thủy cung: là khu vui chơi giải trí trong nhà mô phỏng cảnh đại dương với các loại sinh vật đại dương để du khách ngắm nhìn, tham quan 

- Thủy thủ: là một người làm việc trên tàu thủy 

Câu 4 (trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Giải thích nghĩa:

Hô mưa gọi gió: dùng sức mạnh thần linh để triệu hồi sức mạnh thiên nhiên như mưa và gió

Oán nặng thù sâu: có mối oán thù sâu nặng, dai dẳng theo thời gian, không thể xóa bỏ.

- Một số thành ngữ khác:

+ Ăn cháo đá bát

+ Đi sớm về khuya

+ Cày sâu cuốc bẫm

Biện pháp tu từ

Câu 5 (trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Phép điệp từ:

+ Hai chàng tâu hỏi đồ sắm lễ cần những gì, vua bảo: "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi"

Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trong một biển nước

→ Tác dụng: làm cho câu văn trở nên đầy đủ nội dung, sinh động và diễn tả được toàn bộ nội dung mà tác giả muốn diễn tả.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Ai ơi mồng 9 tháng 4

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Kể lại một truyền thuyết 

Củng cố, mở rộng trang 21

Bánh chưng, bánh giầy 

1 2,106 24/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: