Soạn bài Chuyện cổ nước mình - Kết nối tri thức

Soạn bài Chuyện cổ nước mình ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp bạn soạn văn 6 dễ dàng.

1 2073 lượt xem
Tải về


Soạn bài Chuyện cổ nước mình (ngắn nhất)

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 1 Soạn bài Chuyện cổ nước mình

Soạn bài Chuyện cổ nước mình ngắn gọn :

Trước khi đọc

Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?

Trả lời:

Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta như: Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh…

Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em thích những nhân vật nào trong những câu chuyện đó? Vì sao?

Trả lời:

- Em thích những nhân vật như: cô Tấm, Sọ Dừa, Thạch Sanh,..

- Vì họ sống trong những hoàn cảnh khó khăn nhưng đều có những phẩm chất cao đẹp của những con người lao động hiền lành, chân thật, tình nghĩa.

Trong khi đọc

Câu 1 (trang 94 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Hình dung: Những màu sắc, đường nét miêu tả quê hương. 

Trả lời:

+ Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa 

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi 

+ Như con sông với chân trời đã xa

Sau khi đọc

Câu 1 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Bài thơ Chuyện cổ nước mình được viết theo thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. 

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Bài thơ được cấu tạo từ các cặp thơ lục bát.

+ Từ cuối cùng của câu lục vần với từ thứ 6 của câu bát tiếp theo.

Câu 2 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ đã giúp em liên tưởng đến những câu chuyện cổ đó là:

- "Ở hiền thì lại gặp hiền": liên tưởng đến chuyện Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh

- "Thị thơm thị giấu người thơm": liên tưởng đến chuyện Tấm Cám

- "Đẽo cày theo ý người ta": liên tưởng đến chuyện Đẽo cày giữa đường.

Câu 3 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành”, “ác giả, ác báo” của nhân dân ta.

Câu 4 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Câu thơ trên đã thể hiện thái độ biết ơn, trân quý của tác giả đối với truyện cổ. Nhờ những câu truyện cổ đậm chất dân gian mà tác giả hiểu và thương các cha ông ở thế hệ trước cùng những lời dạy và đạo lí làm người. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.

Câu 5 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Hai dòng thơ cuối bài thể hiện lòng biết ơn của tác giả đối với những lời dạy có trong truyện cổ của cha ông. Đó là những lời dạy thấm đẫm nghĩa tình, mang đậm dấu ấn của một dân tộc bé nhỏ mà anh hùng, kinh tế chưa phát triển rực rỡ mà lòng người thì bao la nghĩa tình. Truyện cổ chính là lời dạy quý báu của cha ông dành cho con cháu đời sau sống cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh, chăm chỉ.

Câu 6 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Vì: Trải qua bao năm tháng, dù thời đại có phát triển như thế nào thì những lời dạy của cha ông xưa vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đó là những câu chuyện thấm đẫm tình người, tình đời. Đó cũng là lý do vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi

Như cong sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Đoạn văn tham khảo

       Một trong những khổ thơ đặc sắc nhất trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” là:

"Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình."

Trong những câu thơ này, tác giả đã cụ thể khoảng cách trừu tượng giữa cha ông với với con cháu - thế hệ trước và thế hệ sau bằng một hình ảnh so sánh. Đó là khoảng cách cụ thể giữa con sông với chân trời có thể quan sát được, cảm nhận được. Khoảng cách đó có thể xa vời, nhưng thực chất cũng lại là sự tiếp nối. Và với hình ảnh so sánh đó, người đọc thấy được sự khác biệt giữa hai thế hệ. Một đại diện cho quá khứ, một đại diện cho hiện tại. Nhưng “chuyện cổ” đã xóa đi cái khoảng cách đó. Chuyện cổ đại diện cho thế hệ ông cha gửi gắm nhiều câu chuyện ý nghĩa, bài học về cuộc sống. Như vậy, khổ thơ đã giúp người đọc hiểu thêm ý nghĩa của “chuyện cổ nước mình”.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Cây tre Việt Nam

Thực hành tiếng Việt trang 99

Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương

Củng cố và mở rộng trang 106

1 2073 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: