Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh - Kết nối tri thức

Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp bạn soạn văn 6 dễ dàng.

1 4940 lượt xem
Tải về


Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh (ngắn nhất)

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh ngắn gọn :

Trước khi đọc

Câu 1 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Hiện tượng tự nhiên

Tác hại

Lợi ích

Gió

Khi gió mạnh sẽ gây ra tình trạng giông, lốc.

Gió nhẹ không khí mát mẻ, dễ chịu.

Lũ lụt

Ngập úng ảnh hưởng đến cuộc sông sinh hoạt lao động của người dân.

Sau khi lũ đi qua bồi đắp phù sa cho các vùng đồng bằng.

Câu 2 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm ngăn trặn lũ quét.

- Bảo vệ môi trường đã giảm nguy cơ làm biến đổi khí hậu.

Đọc văn bản

Câu 1 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Theo dõi: Chú ý thời gian diễn ra câu chuyện.   

Trả lời:

Truyện diễn ra vào đời vua Hùng Vương thứ mười tám.

Câu 2 (trang 11 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Theo dõi: Sính lễ ở đây có gì đặc biệt? 

Trả lời:

Các sính lễ ở đây toàn là những của ngon vật lạ, sơn hào hải vị mà có chủ yếu ở trên cạn.

Câu 3 (trang 11 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Theo dõi: Điều gì đã xảy ra khi Thủy Tinh tức giận? Sơn Tinh đã ngăn chặn dòng nước lũ bằng cách nào?  

Trả lời:

- Điều sẽ xảy ra khi Thủy Tinh tức giận:

+ Thuỷ Tinh đem quân đuổi theo, đòi cướp Mị Nương.

+ Thần hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.

- Sơn Tinh đã ngăn chặn dòng lũ bằng cách:

+ Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ.

+ Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.

Sau khi đọc

Câu 1 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh - Kết nối tri thức (ảnh 1)

 Câu 2 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Trong câu chuyện này, nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh được gọi là thần.

-  Sơn Tinh và Thủy Tinh được gọi là thần vì họ có những năng lực phi thường, có nhiều phép lạ có  thể hô mưa gọi gió, dời núi, điều khiển được tự nhiên, vũ trụ....

Câu 3 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này đặc biệt vì:

- Nhà vua không thể chọn ra được người nào phù hợp với Mị Nương nên buộc phải đưa ra yêu cầu sính lễ cùng thử thách về thời gian.  

- Sính lễ trong truyện đều chỉ có ở trên cạn.

Câu 4 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

- Sơn Tinh phải giao tranh với Thủy Tinh vì: Thủy Tinh tới chậm hơn, không lấy được vợ nên vô cùng tức giận và dâng nước nhằm cướp lại nàng Mị Nương. 

- Người thắng cuộc là Sơn Tinh.

- Người thắng cuộc được xem là một anh hùng vì Sơn Tinh chiến đấu chống lại Thủy Tinh và là người bảo vệ hạnh phúc, bình yên của nhân dân. 

Câu 5 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Chủ đề của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh: ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ. Câu chuyện về quá trình dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. 

Câu 6 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

- Truyện lí giải hiện tượng thời tiết trong năm đó là hiện tượng lũ lụt.

- Theo tác giả dân gian, nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt vào hằng năm là do sự tức giận của Thủy Tinh khi không lấy được Mị Nương.

Câu 7 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

          Ta là Thủy Tinh - một người sống ở miền biển với nhiều phép lạ. Ta có thể hô mưa gọi gió, tạo thành dông bão, lũ lụt. Năm nào, ta cũng dâng nước tấn công Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên, và lần nào cũng thất bại. Nhiều người thắc mắc vì sao ta lại kiên trì tấn công Sơn Tinh như vậy. Thật ra mối thù của chúng ta đã có từ rất lâu về trước rồi.

Lúc đó, ta là một chàng thanh niên trẻ, có mong muốn được cưới nàng Mị Nương xinh đẹp, nên đã không quản đường xa đến tận vùng đồi núi, để hỏi cưới nàng. Lúc đó, cũng là lần đầu ta gặp Sơn Tinh. Ấn tượng đầu tiên của ta với hắn rất bình thường. Bởi hắn cũng là một thanh niên tài tuấn có khả năng dời non, nâng núi. Sau khi nhận danh sách sính lễ, gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Ta đã ngay lập tức trở về chuẩn bị. Thế nhưng, khi ta vất vả đem đủ sính lễ tới nơi, thì tên Sơn Tinh đã cưới Mị Nương mất rồi.

Tức giận vô cùng, ta lập tức đuổi theo, đòi cướp Mị Nương về. Ta làm mưa, làm gió, khiến cho nước lũ dâng cao, nhấn chìm đồng ruộng, nhà cửa, sườn núi, làm cho cả thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trong biển nước. Ấy vậy mà, trước tình cảnh ấy, tên Sơn Tinh lại không hề nao núng. Hắn bình tĩnh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn dòng nước lũ. Ta dâng nước cao lên bấy nhiêu, thì hắn làm cho đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng sau nhiều tháng chiến đấu liên tục, ta kiệt sức nên đành rút lui.

Kể từ đó, ta và Sơn Tinh chính thức trở thành kẻ thù. Năm nào ta cũng dâng nước tấn công Sơn Tinh hòng trả lại các mối thù xưa.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC:

Đây là tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp về hình ảnh Sơn Tinh và Thuỷ Tinh:

Sơn Tinh có một mắt ở trán

Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì

Một thần phi bạch hổ trên cạn

Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.

(Nguyễn Nhược Pháp, Sơn Tỉnh, Thuỷ Tinh, trích trong tập Ngày xưa, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1996, tr. 9)

Điều này cho thấy, từ những thông tin về nhân vật trong câu chuyện, mỗi chúng ta đều có thể tưởng tượng ra ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo cách riêng. Hãy ghi lại tưởng tượng của em bằng một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu).

Bài làm tham khảo

     Ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh - hai vị thần luôn gây tò mò cho bạn đọc. Vị thần núi Sơn Tinh thì có ba mắt. Mắt thứ ba kia như nhìn thấy mọi thứ để có thể thấy cảnh nhân dân lầm than trong dòng nước lũ và quyết tâm chiến thắng kẻ thù Thủy Tinh. Thần Sơn Tinh phi bạch hổ, oai phong lẫm liệt. Còn thần Thủy Tinh thì mang theo dáng vẻ phong trần với râu ria quan xanh rì. Màu xanh của biển cả nhuốm trên mình chàng. Cưỡi rồng uy nghi càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp Thủy Tinh - vẻ đẹp của quyền lực, bão tố. Hai chàng trai là hai vẻ đẹp, hai bức họa sống động về tự nhiên muôn màu. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 13

Ai ơi mồng 9 tháng 4

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Kể lại một truyền thuyết 

Củng cố, mở rộng trang 21

1 4940 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: