Soạn bài Kể lại một truyền thuyết - Kết nối tri thức

Soạn bài Kể lại một truyền thuyết ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp bạn soạn văn 6 dễ dàng.

1 5,241 24/09/2022
Tải về


Soạn bài Kể lại một truyền thuyết (ngắn nhất)

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Kể lại một truyền thuyết

Soạn bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ngắn gọn:

Đề bài (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Kể lại một truyền thuyết

Dàn bài

1. Mở bài

Giới thiệu truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

2. Thân bài

- Vua Hùng Vương có con gái tên Mị Nương.

- Vua kén rể cho con gái.

- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến tranh tài.

- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.

- Thủy Tinh đánh Sơn Tinh.

3. Kết bài

Ý nghĩa câu chuyện: Hiện tượng lũ lụt.

Bài nói tham khảo

Một trong những câu truyện truyền thuyết làm em nhớ mãi đó là truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Tương truyền rằng vào đời Hùng Vương thứ 18,Vua Hùng có một người con gái tên là Mị Nương. Nàng công chúa này không những đẹp về ngoại hình mà còn rất nết na, thùy mị. Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng. Vì yêu thương con nên vua cha đã tổ chức cuộc thi kén rể, mong chọn được một chàng rể xứng đáng với Mị Nương. Có rất nhiều người tài giỏi từ mọi miền đổ về thành Phong Châu để tham gia cuộc thi.

Trong số đó, nổi bật hơn cả là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh sống ở núi Tản Viên, cao to lực lượng lưỡng, sức mạnh siêu phàm. Chàng có thể bốc từng dãy núi, chuyển từng quả đồi hay khiến cho những dãy núi quả đồi mọc lên theo điều khiển của chàng. Thủy Tinh đến từ vùng nước sâu thẳm,tài năng cũng không thua kém gì Sơn Tinh, chàng có thể hô mưa, gọi gió.Việc chọn lựa một trong hai chàng trai này không phải là điều dễ dàng đối với vua trong trường hợp này. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: “ Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước , ta sẽ cho cưới con gái ta”. Hai chàng trai tâu hỏi lễ vật bao gồm những gì, vua bảo: “ Lễ vật bao gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”.

Với tài năng đặc biệt của mình,Sơn Tinh dễ dàng chuẩn bị đầy đủ lễ vật cùng với đoàn tùy tùng đem sính lễ đến trước rước Mị Nương. Thủy Tinh đến sau, không rước được Mị Nương đồng thời nhận thấy sính lễ yêu cầu có phần dễ kiếm ở vùng núi nơi Sơn Tinh đang cư trú hơn là vùng biển nơi mình đang ở nên nổi giận đùng đùng. Thủy Tinh hô mưa gọi sấm, kêu cả rồng nước lên để đánh với Sơn Tinh. Nước ngập cả ruộng đồng nhà cửa, xóm làng và làm cả thành Phong Châu như đang nổi lềnh bềnh trên nước. Thế nhưng Sơn Tinh không hề sợ hãi hay nao núng, chàng bốc từng dãy đồi, chuyển từng quả núi và cùng nhân dân chống lại Thủy Tinh. Cả hai vị thần đều ngang tài ngang sức, không phân thắng bại, chỉ có thời gian là thử thách lớn nhất của hai người. Sau mấy tháng trời, Thủy Tinh đã kiệt sức nhưng Sơn Tinh sức vẫn vững vàng nên Thủy Tinh đành phải rút lui.

Từ đó, hằng năm vì muốn cướp lại Mị Nương và trả thù Sơn Tinh nên Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng kết cục năm nào cũng như nhau, Sơn Tinh đánh nhau kiệt sức nhưng vẫn thắng không nổi Sơn Tinh

Em rất thích đọc câu truyện này vì nó thể hiện ý chí kiên cường của người Việt Nam chống chọi với lũ lụt hằng năm. Truyện còn giải thích vì sao hằng năm lại có hiện tượng lũ lụt ở nước ta, đồng thời ca ngợi mười tám đời các Vua Hùng dựng nước và giữ nước.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Củng cố, mở rộng trang 21

Bánh chưng, bánh giầy 

Tri thức Ngữ Văn

Thạch Sanh

Thực hành tiếng Việt trang 30

1 5,241 24/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: