Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước - Cánh diều

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Cánh diều giúp bạn soạn văn 6 dễ dàng.

1 3,835 28/07/2022
Tải về


Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (ngắn nhất)

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 1 Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

1. Chuẩn bị

Câu hỏi trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Xem lại phần Chuẩn bị ở bài Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Đọc trước văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Bùi Mạnh Nhị.

- Vận dụng những hiểu biết về truyền thuyết Thánh Gióng (Bài 1) để tìm hiểu thêm văn bản nghị luận này.

Trả lời:

a. Văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước:

- Văn bản viết về Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước. 

- Người viết định thuyết phục vấn đề chính là Thánh Gióng được xem như tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

- Để thuyết phục người viết đã nêu ra những lí lẽ và bằng chứng: 

+ Xây dựng lên nhân vật phi thường qua niềm yêu mến, tôn kính, tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ

+ Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu thương cùa nhân dân

+ Gióng đánh trận bảo vệ đất nước

+  Hình tượng bất tử của Gióng

b.Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước - Cánh diều (ảnh 1)

2. Đọc hiểu

Câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Ở phần 1, tác giả khẳng định điều gì?

Trả lời:

Ở phần 1, tác giả khẳng định vị trí quan trọng, to lớn của truyện thuyết Thánh Gióng với đề tài đánh giặc cứu nước của văn học dân tộc.

Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Xuất thân kì lạ của Gióng như để báo hiệu rằng con người này sẽ mang đến những chiến công phi thường, kì lạ.

Câu 3 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây có tác dụng gì?

Trả lời:

Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn để chứng minh cho nhận định, Gióng lớn lên cũng chính là từ sức mạnh, từ tình yêu nước, tinh thần của nhân dân.

Câu 4 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Ở phần 4, tác giả tập trung phân tích nội dung gì?

Trả lời:

Ở phần 4 tác giả tập trung phân tích hình ảnh cậu bé Gióng ra trận cứu nước.

Câu 5 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Câu văn nào nêu ý nghĩa của việc gióng nhổ tre đánh giặc?

Trả lời:

Câu văn nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc: “Gióng đánh giặc bằng cỏ cây đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được giặc.”

Câu 6 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Ở phần 5, tác giả nêu lên các nội dung chính nào?

Trả lời:

- Ở phần 5 tác giả nêu lên các nội dung, Gióng bay lên trời, cởi giáp sắt bỏ lại rồi bay về trời và những vết tích còn lại của chuyện Thánh Gióng

Câu 7 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Tìm hiểu các từ "bất tử hóa", "Gióng hóa".

Trả lời:

- Bất tử hóa: sống mãi với thời gian.

- Gióng hóa: tức là Gióng biến thành, tựa như một vị thần sử dụng phép thần thông. 

Câu 8 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Bằng chứng nào cho thấy Gióng để lại các chứng tích?

Trả lời:

Bằng chứng cho thấy Gióng để lại các chứng tích:

- Vết ngựa phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng, đấy chân ngựa thành những ao hồ chi chít

- Viện bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng lịch sử, bảo tàng văn hóa về Gióng.

Câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề: "Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc."

- Vấn đề ấy được nêu khái quát ngay từ nhan đề của bài.

- Ý nghĩa về truyền thuyết Thánh Gióng: Thánh Gióng là hiện thân của sức mạnh thiên nhiên và con người, sức mạnh đó dung hòa và kết tinh lại thành sức mạnh to lớn để quật ngã mọi kẻ thù to lớn. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ẩn sâu bên trong những con người kì dị.

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước - Cánh diều (ảnh 1)

Câu 2 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Tác giả không liệt kê các sự kiện như truyện mà bình luận, nhận xét đánh giá những sự kiện đó.

Câu 3 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học vì văn bản này nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề: " Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc.

- Các luận điểm, luận cứ:

+ Xây dựng lên nhân vật phi thường qua niềm yêu mến, tôn kính, tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ.

+ Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu thương của nhân dân.

+ Gióng đánh trận bảo vệ đất nước.

+ Hình tượng bất tử của Gióng.

Câu 4 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những câu chuyện dân gian mà tôi không thể nào quên. Trong truyện Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là một sức mạnh “có một không hai”, không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên. Hình ảnh oai phong, dũng cảm, mưu trí của Gióng luôn là hình ảnh đẹp để các thế hệ sau này học tập và noi gương.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 72 - 73

Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ

Vẻ đẹp của một bài ca dao

Thực hành tiếng Việt trang 78 - 79

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát

Trình bày ý kiến về một vấn đề

Tự đánh giá : Con cò trong ca dao

1 3,835 28/07/2022
Tải về