Soạn bài À ơi tay mẹ - Cánh diều

Soạn bài À ơi tay mẹ ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Cánh diều giúp bạn soạn văn 6 dễ dàng.

1 2,502 28/07/2022
Tải về


Soạn bài À ơi tay mẹ (ngắn nhất)

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 1 Soạn bài À ơi tay mẹ

1. Chuẩn bị

Câu 1 (trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Khi đọc bài thơ lục bát, các em cần chú ý: Bài thơ có được chia khổ không? Gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

Trả lời:

- Bài thơ được chia làm 6 khổ:

+ Khổ 1: 2 dòng

+ Khổ 2,3,4: 4 dòng

+ Khổ 5: 2 dòng

+ Khổ 6: 4 dòng

- Cách gieo vần:

+ Ở khổ 2 dòng: chữ thứ 6 của dòng đầu sẽ vần với chữ thứ 6 dòng sau (sa- qua, mầu- dầu)

+ Ở khổ 4 dòng:

+ Chữ thứ 6 của dòng 6 câu sẽ vẫn với chữ thứ 6 dòng 8 câu (dàng- vàng, tròn còn, đời - trời – mòn - còn, thu - mù,...)

+ Chữ thứ 8 của dòng 8 câu sẽ vần với chữ thứ 6 dòng 6 câu (ngon-tròn, con- non, cây- đầy,...)

- Cách ngắt nhịp: Các em có thể ngắt theo nhịp 4/2, 4/4 

Câu 2 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Bài thơ viết về ai và về điều gì?

Trả lời:

Bài thơ viết về mẹ, cụ thể là đôi bàn tay tần tảo, ân cần của mẹ cả một đời hi sinh vì con.

Câu 3 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao?

Trả lời:

Các biện pháp nghệ thuật

Được sử dụng trong bài

Điệp ngữ

"bàn tay", " à ơi này cái"," ru cho"

Biện pháp nhân hóa

“cái trăng vàng ngủ ngon”, “cái trăng tròn nằm nôi”.

Biện pháp ẩn dụ

bàn tay mẹ ẩn dụ cho tình yêu thương bao la

- Từ ngữ trong bài thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, chan chứa cảm xúc yêu thương.

Tác dụng: Việc sử dụng các từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật giúp bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, và có nhịp điệu.

Câu 4 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì?

Trả lời:

Trong bài thơ người mẹ đang bày tỏ cảm xúc của mình, người mẹ thể hiện sự lo lắng, yêu thương, quan tâm người con da diết.

Câu 5 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Đọc trước văn bản; tìm hiểu thêm về tác giả Bình Nguyên.

Trả lời:Soạn bài À ơi tay mẹ  - Cánh diều (ảnh 1)

Câu 6 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1):Em đã lần nào nghe bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy.

Trả lời:

- Thời còn nhỏ, em đã được nghe bài hát ru: Cái cò đi đón cơn mưa

Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt, ai đưa cò về

Cò về thăm quán cùng quê

Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh.

- Em thật những lời ru đó thật hay, thật dễ nhớ dễ thuộc đưa em vào giấc ngủ ngọt lành, những lời ru đấy cũng luôn nhắc em nhớ tới bà người đã luôn yêu thương quan tâm em.

2. Đọc hiểu

Câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em cảm nhận gì?

Trả lời:

Nhan đề: À ơi tay mẹ

Hình ảnh: Mẹ đang bế em bé.

Gợi cho em về tình yêu bao la mà mẹ dành cho con.

Câu 2 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Chú ý các biện pháp tu từ, cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ.

Trả lời:

- Các biện pháp tu từ được sử dụng: điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ.

- Cách gieo vần, ngắt nhíp rất đặc biệt

Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Hãy chú ý các phép nhiệm mầu từ tay mẹ thể hiện trong các khổ thơ như thế nào

Trả lời:

Soạn bài À ơi tay mẹ  - Cánh diều (ảnh 1)

Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ?

Trả lời:

Những từ ngữ được lặp lại nhiều:  " bàn tay", " à ơi này cái"," ru cho".

Câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Những hình ảnh chi tiết thể hiện phép màu từ tay mẹ:

+ Bàn tay mẹ - chắn mưa 

+ Bàn tay mẹ - chặn bão

+ Bàn tay mẹ - thức một đời, dù bể cạn đá mòn vẫn còn hát ru

- Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của mẹ:

Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

Bàn tay mẹ thức một đời

Mai sau bề cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

Bàn tay mang phép nhiệm màu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi

Soạn bài À ơi tay mẹ  - Cánh diều (ảnh 1)

Câu 2: (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng, cái mặt trời, cái khuyết.

Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

À ơi được lặp lại nhiều lần có tác dụng:

- Làm cho nhịp điệu bài thơ du dương, nhẹ nhàng

- Câu thơ như lời hát ru ngọt ngào.

- Qua những cụm từ đó ta thấy tình cảm yêu thương mẹ dành cho con

Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Em đồng ý với tác giả.

- Bàn tay mang phép nhiệm màu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi

Bàn tay là hình ảnh ẩn dụ cho những lo toan nhưng vất cả nhọc nhằn suốt một đời của mẹ. Cả cuộc đời mẹ hi sinh, chăm chút cho con

Câu 5 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho những toan lo vất vả của mẹ, những hi sinh của mẹ để con có cuộc sống ấm no hạnh phúc

Câu 6 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Em thích khổ thơ đầu tiên:

Bàn tay mẹ chắn mưa xa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

- Khổ thơ này khiến em thấy mẹ thật mạnh mẽ, đôi bạn tay mẹ có thể làm được tất cả mọi việc, để che chở, bảo vệ cho em.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 36 - 37

Về thăm mẹ

Thực hành tiếng Việt trang 41 - 42

Thực hành đọc hiểu - Ca dao Việt Nam

Tập làm thơ lục bát

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Tự đánh giá - Những điều bố yêu

1 2,502 28/07/2022
Tải về