Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? - Cánh diều

Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Cánh diều giúp bạn soạn văn 6 dễ dàng.

1 2856 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? (ngắn nhất)

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

1. Chuẩn bị

Câu 1 (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Xem lại  mục Chuẩn bị ở bài Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

Trả lời:

- Nội dung nhan đề chính là nội dung của văn bản: tại sao chúng ta nên có vật nuôi trong nhà. Văn bản đi giải thích lí do vì sao mỗi nhà nên nuôi vật nuôi.

- Người viết định nêu ra ý kiến lí giải tại sao chúng ta nên có vật nuôi trong nhà.

- Những lí lẽ bằng chứng đưa ra để lí giải vì sao chúng ta nên có vật nuôi trong nhà:

+ Phát triển ý thức

+ Bồi dưỡng sự tự tin

+ Vui chơi và luyện tập

+ Giúp trẻ thoải mái, bình tĩnh.

+ Giảm stress

+ Cải thiện kĩ năng đọc

+ Tìm hiểu về hậu quả

+ Học cách cam kết

+ Tạo tính kỉ luật

- Vấn để bài viết nêu lên có liên quan mật thiết đến cuộc sống hiện nay và với sự phát triển của trẻ nhỏ cũng như việc bảo vệ động vật.

Câu 2 (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Đọc trước văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?. Liên hệ với bài Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? và những hiểu biết của bản thân về động vật để đọc hiểu và tìm ra những thông tin liên quan tới bài viết này.

Trả lời:

 Học sinh có thể tìm hiểu một số thông tin về vai trò, lợi ích của các loài động vật với cuộc sống.

+ Đa dạng sinh học

Hiện có khoảng 10 tới 15 triệu loài sinh vật sinh sống trên hành tinh của chúng ta. Tất cả các cá thể sống đều là một phần của mạng lưới phức tạp, cân bằng một cách tinh vi gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh quyển của trái đất của tạo nên bởi vô số các hệ sinh thái – bao gồm các loài động thực vật và môi trường sống tự nhiên của chúng. Không ai có thể biết một cách đầy đủ các loài có tác động như thế nào tới nhau trong cùng một hệ sinh thái nhưng sự biến mất của một loài sẽ gây nên phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tới rất nhiều loài khác. Đặc biệt đối với các loài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thì sự tuyệt chủng của chúng có thể dẫn đến những hậu họa khó lường.

+ Đóng góp về y học

Trong cuộc đấu tranh sinh tồn không có hồi kết với những loài sinh vật khác, nhiều loài động vật hoang dã đã tự tìm ra vô vàn cách để kháng vi khuẩn và các tế bào gây ung thư. Chúng có thể tạo ra các phân tử mới lạ mà các nhà hóa học chưa từng biết tới. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về đặc tính này của các loài có thể giúp các nhà khoa học tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới, hiệu quả cho những căn bệnh tưởng chừng như vô phương cứu chữa.

+ Lợi ích nông nghiệp

Nhiều loài sinh vật tưởng chừng như vô dụng cũng đang bắt đầu cho thấy những lợi ích quan trọng trong ngành nông nghiệp. Những người nông dân đang sử dụng côn trùng và các loài động vật ăn sâu bọ để tiêu diệt sâu bọ gây hại cho mùa màng cũng như sử dụng các giống cây trồng chứa các độc tố tự nhiên đẩy lùi các loài côn trùng gây hại. Chúng được gọi là thiên địch và trong nhiều trường hợp, đây là biện pháp thay thế không những an toàn, hiệu quả mà còn thân thiện với môi trường và ít tốn kém hơn các loại thuốc hóa học tổng hợp.

+ Nguồn cung thực phẩm

Theo ước tính có khoảng 80.000 loài thực vật có thể ăn được, trong số đó khoảng dưới 20 loài đang cung cấp 90% lương thực cho toàn thế giới. Nếu những loài chưa được tận dụng còn lại được dự trữ hay bảo tồn thì con người sẽ có đủ thức ăn cho số dân đang không ngừng tăng lên.

+ Điều tiết môi trường

Nhiều sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá chất lượng môi trường. Ví dụ như sự sụt giảm nhanh chóng về số lượng đại bàng đầu bạc và chim ưng vào giữa thế kỷ 20 là lời cảnh báo mạnh mẽ về mức độ nguy hiểm của DDT – một loại thuốc trừ sâu mạnh từng được sử dụng rộng rãi nay tích tụ lại trong mô của cơ thể động vật (làm suy yếu khả năng sinh sản và cản trở quá trình ấp trứng thành công của các loài động vật này). Những loài sinh vật có khả năng chỉ thị môi trường sẽ cảnh báo con người về tác động của biến đổi khí hậu và các chất gây ô nhiễm tới môi trường.

+ Giá trị kinh tế

Một số lợi ích từ các loài động thực vật là có thể đong đếm được bằng giá trị kinh tế. Theo Ban quản lý vườn quốc gia và động vật hoang dã bang Tesax, Hoa Kỳ,  xem chim là hoạt động giải trí ngoài trời phát triển nhanh nhất, ước tính mỗi năm đóng góp khoảng 400 triệu đô la vào ngân sách của bang.

2. Đọc hiểu

Câu hỏi giữa bài

Trả lời: câu 1 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Chú ý các chữ in đậm ở đầu mỗi đoạn trong văn bản.

Trả lời:

Các từ in đậm này chính là những lí do tác giả nêu ra nói về lợi ích của việc nuôi động vật:

Câu 2 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Quan sát nhanh toàn bài để có bao nhiêu đoạn, mấy lí do.

Trả lời:

Văn bản có 11 đoạn và 9 lí do:

+ Phát triển ý thức

+ Bồi dưỡng sự tự tin

+ Vui chơi và luyện tập

+ Giúp trẻ thoải mái, bình tĩnh.

+ Giảm stress

+ Cải thiện kĩ năng đọc

+ Tìm hiểu về hậu quả

+ Học cách cam kết

+ Tạo tính kỉ luật

Câu 3 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Chú ý nội dung triển khai từng đoạn có làm sáng tỏ cho các chữ in đậm ở đầu đoạn không?

Trả lời:

Nội dung của từng đoạn đều góp phần làm sáng tỏ cho các chữ in đậm ở đầu đoạn.

Câu 4 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Chỉ ra lí lẽ và bằng chứng trong đoạn giảm stress.

Trả lời:

Lí lẽ và bằng chứng trong đoạn giảm stress:

- Loài vật cũng tỏ ra thật tuyệt vời khi có thể làm giảm stress.

+ Cử chỉ âu yếm, vuốt ve những chú chó có thể mang đến cảm giác an toàn cho lũ trẻ.

+ Loài vật biết cách lắng nghe và không bao giờ nói lại.

+ Loài mèo có thể giúp làm giảm căng thẳng và mệt mỏi cho con người.

+ Khi chúng cọ vào người bạn, lớp lông mềm mượt cùng với tiếng: "gừ, gừ" sẽ mang đến cho bạn một cảm giác thật bình yên.

Câu 5 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2): "Hậu quả" nghĩa là gì?

Trả lời:

Hậu quả nghĩa là kết quả không tốt của một việc nào đó.

Câu 6 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Đoạn kết nêu lên ý kiến đồng tình hay phản đối?

Trả lời:

Đoạn kết nêu lên ý kiến đồng tình của tác giả về những điều tuyệt vời khi có vật nuôi trong nhà.

Câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

Cách trình bày của văn bản khá logic, rõ ràng:

- Nội dung được chia thành các đoạn nhỏ, mỗi đoạn lại có đề mục là nội dung chính

- Lí lẽ và dẫn chứng đưa ra chính xác và phù hợp

- Từ ngữ, câu văn mạch lạc, trong sáng.

Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? - Cánh diều (ảnh 1)

Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

Lợi ích của vật nuôi

Giảm stress

Phát triển ý thức

Bồi dưỡng sự tự tin

Vui chơi và luyện tập

Tạo cảm giác bình yên và rèn luyện sự bình tĩnh cho trẻ

Cải thiện kĩ năng đọc

Tìm hiểu về hậu quả

Học cạch cam kết

Kỉ luật

Câu 3 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

- Qua văn bản, em thấy tác giả hoàn toàn đồng tình việc nuôi động vật trong nhà.

- Em nhận ra điều ấy dựa vào những lợi ích khi nuôi vật nuôi mà tác giả đã đưa ra.

Câu 4 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

- Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản rất phù hợp với mục đích của tác giả. Vì mục đích của tác giả là khuyên mọi người hãy nuôi vật nuôi trong gia đình các lí lẽ tác giả đưa ra nhằm khẳng định điều đó.

Câu 5 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

- Điểm giống nhau của hai văn bản chính là nội dung của nhau văn bản đều khuyên chúng ta hãy biết yêu thương bảo vệ các loài động vật. Cũng từ chính những điểm chung ấy em cảm thấy mình cần phải có ý thức trách nhiệm khi đối xử với động vật.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 47 - 48

Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

Khan hiếm nước ngọt

Thực hành tiếng Việt trang 54 - 55

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Tự đánh giá - Thế giới ra sao nếu không có cây xanh?

1 2856 lượt xem
Tải về