So sánh nhịp tim ở ba thời điểm đo và giải thích kết quả thu được

Trả lời Báo cáo thực hành trang 58 Sinh học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 11.

1 350 24/05/2023


Giải Sinh học 11 Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật

Báo cáo thực hành trang 58 Sinh học 11:

• Trả lời các câu hỏi sau:

- So sánh nhịp tim ở ba thời điểm đo và giải thích kết quả thu được.

- Tại sao nói luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe tim mạch?

• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.

Trả lời các câu hỏi sau So sánh nhịp tim ở ba thời điểm đo và giải thích kết quả thu được

Lời giải:

• Trả lời các câu hỏi sau:

- So sánh nhịp tim ở ba thời điểm đo và giải thích kết quả thu được:

+ Học sinh tiến hành xác định nhịp tim ở 3 thời điểm theo hướng dẫn trong SGK và giáo viên; ghi kết quả đo nhịp tim ở 3 thời điểm.

Tên

Thời điểm 1

(lần/phút)

Thời điểm 2

(lần/phút)

Thời điểm 3

(lần/phút)

Nguyễn Văn A

 

 

 

+ Lưu ý: Nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi của người trưởng thành khoảng 75 lần/phút. Nhịp tim tăng lên khi tăng cường độ hoạt động (khi chạy bộ là khoảng 100 – 160 lần/phút). Sau khi hoạt động và ngồi nghỉ ngơi, nhịp tim giảm dần và quay về trạng thái bình thường.

+ Giải thích: Ở người trưởng thành, một chu kì hoạt động của tim kéo dài khoảng 0,8 s → Nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi của người trưởng thành khoảng 75 lần/phút. Nhịp tim tăng lên khi chạy vì: Khi chạy, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng O2 trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao O2), hàm lượng CO2 trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra CO2), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim để đảm bảo cung cấp đủ O2 và đào thải kịp thời CO2 cho các tế bào cơ xương hoạt động. Sau đó, khi ngồi nghỉ ngơi, sự giảm tiêu thụ O2 và đào thải CO2 lúc này sẽ làm giảm kích thích lên hệ thần kinh giao cảm dẫn đến nhịp tim dần giảm về trạng thái bình thường.

- Nói luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe tim mạch vì luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên sẽ tác động đến cấu tạo và chức năng của tim và mạch máu:

+ Đối với tim: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ tim phát triển, thành tim dày, buồng tim dãn rộng hơn và co mạnh hơn dẫn đến tăng thể tích tâm thu cả khi nghỉ ngơi và khi đang luyện tập; nhịp tim khi nghỉ ngơi giảm nhưng lưu lượng tim vẫn giữ nguyên; lưu lượng tim cao hơn khi lao động nặng.

+ Đối với mạch máu: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp mạch máu bền hơn và tăng khả năng đàn hồi, nhờ đó tăng lưu lượng máu khi lao động nặng; tăng thêm mao mạch ở cơ xương, nhờ đó tăng khả năng điều chỉnh huyết áp; tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu, nhờ đó tăng khả năng cung cấp O2.

• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH NHỊP TIM

- Tên thí nghiệm: Xác định nhịp tim.

- Nhóm thực hiện: ………….

- Kết quả và thảo luận:

+ Kết quả: Học sinh tiến hành xác định nhịp tim ở 3 thời điểm theo hướng dẫn trong SGK và giáo viên; ghi kết quả đo nhịp tim ở 3 thời điểm.

Tên

Thời điểm 1

(lần/phút)

Thời điểm 2

(lần/phút)

Thời điểm 3

(lần/phút)

Nguyễn Văn A

 

 

 

Lưu ý: Nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi của người trưởng thành khoảng 75 lần/phút. Nhịp tim tăng lên khi tăng cường độ hoạt động (khi chạy bộ là khoảng 100 – 160 lần/phút). Sau khi hoạt động và ngồi nghỉ ngơi, nhịp tim giảm dần và quay về trạng thái bình thường.

+ Giải thích: Ở người trưởng thành, một chu kì hoạt động của tim kéo dài khoảng 0,8 s → Nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi của người trưởng thành khoảng 75 lần/phút. Nhịp tim tăng lên khi chạy vì: Khi chạy, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng O2 trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao O2), hàm lượng CO2 trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra CO2), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim để đảm bảo cung cấp đủ O2 và đào thải kịp thời CO2 cho các tế bào cơ xương hoạt động. Sau đó, khi ngồi nghỉ ngơi, sự giảm tiêu thụ O2 và đào thải CO2 lúc này sẽ làm giảm kích thích lên hệ thần kinh giao cảm dẫn đến nhịp tim dần giảm về trạng thái bình thường.

- Kết luận:

+ Trạng thái hoạt động của cơ thể sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim.

+ Luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe tim mạch.

1 350 24/05/2023


Xem thêm các chương trình khác: