SBT Ngữ văn 8 Thi nói khoác - Cánh diều
Với giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Thi nói khoác sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.
Giải SBT Ngữ văn 8 Thi nói khoác
Câu 1 trang 43 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nói khoác là gì? Có những từ nào khác chỉ hiện tượng nói khoác?
Trả lời:
Nói khoác là nói những điều quá xa sự thật hoặc không thể có trong thực tế để khoe khoang hoặc để đùa vui tính hay và nói khoác đồng nghĩa với khoác lác, nói phét, phét lác hay khoe khoang những cái mình không có, hoặc nói quá sự thật phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật.
Một số từ tương tự từ “nói khoác” như: “nói phét”, “nói xạo”, “nói dóc”,
Trả lời:
a. Cốt truyện:
Truyện cười là thể loại truyện kể ngắn gọn vào bậc nhất trong văn học dân gian. Tuy nhiên, ngắn gọn mà vẫn bảo đảm đầy đủ một cốt truyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Truyện cũng có cao trào, thắt nút, đỉnh điểm, mở nút đúng theo quy trình một cốt truyện hiện đại sắc sảo.
Cốt truyện của truyện cười luôn được đặt trong một hoàn cảnh thích hợp để có thể bật ra tiếng cười và truyện thường được cấu tạo như một màn kịch ba lớp
Độ dài của truyện Thi nói khoác tương đối ngắn chỉ tầm 1 trang chữ. Truyện xoay quang cuộc nói chuyện của bốn vị quan, các quan đua nhau nói khoác về thứ mình từng nhìn. Cuộc nói chuyện chỉ kết thúc khi anh lính lên tiếng dọa bắt kẻ nói khoác và anh cho rằng mình chỉ hò theo các quan nói khoác.
Tóm lại, truyện cười thường có cốt truyện đơn giản, tình tiết cô đọng hàm súc nhưng chặt chẽ hợp lý như một màn kịch ngắn. Không có câu chữ, chi tiết thừa và không hề được miêu tả một cách dài dòng. Kết thúc bất ngờ, độc đáo.
b. Cách xây dựng nhân vật:
Truyện cười có khá ít nhân vật. Trong thế giới nhân vật phong phú của truyện cười, ta nhận ra ba loại nhân vật xoay quanh mục đích gây cười. Đó là nhân vật bị cười (Là đối tượng của tiếng cười phê phán, đả kích, châm biếm); nhân vật cười (Nhân vật này thường xuất hiện trong truyện cười kết chuỗi , là nhân vật tích cực, chủ thể của tiếng cười phê phán ) và cuối cùng là nhân vật trung gian (Là phương tiện tạo ra tiếng cười phê phán).
TruyệnThi nói khoác xoay quang cuộc nói chuyện của bốn vị quan, các quan đua nhau nói khoác về thứ mình từng nhìn.Quan nào cũng nói khoác những thứ không có thật. Ông nào cũng muốn hơn thua nhau, không ai chịu ai nhưng cuối cùng đều thua một câu nói khoác của anh lính gác. Câu nói của anh lính gác có thật có giả. Thật là các quan đều nói khoác, còn giả là bắt các quan.
c. Giọng kể:
Nghệ thuật kể chuyện góp phần tôn lên, phát huy thêm sức hấp dẫn của cốt truyện tạo nên một chỉnh thể thống nhất của truyện cười dân gian. Trong Thi nói khoác thì các nhân vật tự thể hiện lời thoại của mình.
d. Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ để gây cười được xem như một thủ pháp ngôn ngữ của truyện cười.
Biện pháp chơi chữ được sử dụng như nói quá trong truyện Thi nói khoác: "Tôi nhớ....con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ" để nói kháy ông thứ nhất do nó giống với chiếc dây mà ông thứ hai nói. Hay rõ hơn, quan thứ hai đã chế ngụ được quan thứ nhất
g. Các biện pháp gây cười:
Cách giải quyết bất ngờ, gây cười: Truyện cười với nhiều tình huống đáng cười nối tiếp nhau. Đỉnh điểm gây cười là tình huống cuối truyện (Cháy, Nam mô boong …). Mâu thuẫn tiềm tàng được đẩy lên tới tận cùng rồi được giải quyết đột ngột, bất ngờ (Tao thèm quá, Giàn lý đổ…)
Cường điệu gây cười: Tác giả dân gian hư cấu bằng thủ pháp cường điệu, phóng đại, thậm xưng để gây ra tiếng cười (Con rắn vuông, Thà chết còn hơn, Đánh chết nửa người…)
Trong truyện thi nói khoác thì Điều khiến mọi người cảm thấy buồn cười trong câu chuyện là cuộc đối thoại giữa các quan. Quan nào cũng nói khoác những thứ không có thật. Ông nào cũng muốn hơn thua nhau, không ai chịu ai nhưng cuối cùng đều thua một câu nói khoác của anh lính gác. Câu nói của anh lính gác có thật có giả. Thật là các quan đều nói khoác, còn giả là bắt các quan. Bởi anh chỉ là tên lính quèn đứng gác nên với anh, nó chỉ là lời nói khoác, một lời nói khoác khiến các quan phải chột dạ, sợ hãi.
Trả lời:
Dựa vào nội dung nói khoác của mỗi ông, có thể thấy rõ ông thứ hai muốn nói lỡm (nói có ý châm chọc) ông thứ nhất, ông thứ tư nói lỡm ông thứ ba.
+ Ông thứ nhất nói khoác về chuyện “con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ”.
+ Ông thứ hai nói khoác về cái dây thừng “gấp mười cái cột đình làng”, ý nói dậy thừng ấy để dắt con trâu phải to hơn con trâu ông thứ nhất thấy nhiều lần.
+ Ông thứ ba nói khoác về chuyện cây cầu dài “đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia”, “Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, câu qua nhưng khi sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi”.
+ Ông thứ tư lại lấy chuyện cây cầu dài mà nói chuyện “một cái cây cao khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nửa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh bay đi rồi.”. Ý nói cây ấy để làm chiếc cầu dài kia.
Trả lời:
Người đọc buồn cười vì các ông quan đều nói khoác, ông này chọc ông kia. Nhưng buồn cười nhất là các ông quan nói khoác này đều bị người lính hầu đòi trói cổ lại vì đã “nói láo”. Anh lính hầu thoát tội vì thông minh biết “nói khoác” đúng lúc, đúng chỗ. Nói khoác mà có ẩn ý sâu xa: bọn quan lại toàn là một lũ nói khoác.
Trả lời:
- Theo em, truyện Thi nói khoác chủ yếu nhằm mục đích châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
Trả lời:
Truyện Thi nói khoác là truyện cười, sử dụng thủ pháp phóng đại, nhưng vẫn chứa một phần sự thật. Sự thật ấy là: Trong thực tế, các quan lại thường hay bốc đồng, có một nói thành hai (nói phét, nói khoác).
Trả lời:
Câu chuyện Ba trọc:
Một người đi chợ, mua được con lợn. Dọc đường về, trời nắng, đang định vào quán bên đường uống nước thì gặp một chú lính lệ. Chú lính lệ hỏi:
– Anh kia, con lợn giá bao nhiêu?
Anh ta thấy thầy quyền cũng chú ý đến mình và con lợn, liền lễ phép trả lời:
– Dạ, hơn quan đấy ạ.
Tên lính liền cho anh ta một bạt tai, rồi mắng:
– Mày láo! Dám nói lợn hơn quan à?
– Dạ, tôi lỡ lời!
Anh van lạy mãi, chú lính mới tha cho. Đi một đoạn lại gặp chú khách. Chú khách lại hỏi giá con lợn. Đang ấm ức trong lòng, anh ta liền bảo:
– Mới bị một vố trắng răng ra rồi, tôi không nói.
Cho là anh ta hỗn xược, chú khách đánh cho một gậy bảo:
– Mày lại chế nhạo ta trắng răng à?
Anh ta bỏ chạy thục mạng, nghĩ rằng chơi với những chú khách thế này, chỉ có thiệt thân. Về gần đến đầu làng, anh ta gặp hai ông sư và một chú tiểu đang từ chùa đi ra. Chú tiểu hỏi giá lợn, anh ta càu nhàu:
– Trọc này là ba trọc (ba lượt) rồi, tôi không nói nữa.
Chú tiểu đỏ mặt, đấm anh ta, cho là anh ta nhạo sư. Nhưng anh ta cãi: “Chứ không ba trọc à?” rồi đi thẳng vào làng.
Bài học rút ra: Thông qua truyện Ba trọc, người dân muốn gửi gắm đến bạn đọc việc hãy cân nhắc trước khi nói ra. Vô tình những câu nói của bạn sẽ khiến người khác hiểu lầm và đánh giá không hay về bạn. Mỗi lời nói cần phải suy nghĩ trước sau kẻo không may sẽ rước họa vào thân.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 8 – Cánh diều
- Giải sbt Toán 8 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – iLearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 ilearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 8 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải vbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 8 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 8 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 8 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Cánh diều