Sách bài tập KHTN 9 Bài 38 (Kết nối tri thức): Nucleic acid và gene

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 38: Nucleic acid và gene sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 38.

1 235 01/11/2024


Giải SBT KHTN 9 Bài 38: Nucleic acid và gene

Bài 38.1 trang 102 Sách bài tập KHTN 9: Khi nói về nucleic acid, phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Nucleic acid là acid hữu cơ, tồn tại trong tế bào của cơ thể sinh vật và trong virus.

B. Nucleic acid cấu tạo từ các nguyên tố C, N, H, O, P và có cấu trúc đa phân.

C. Nucleic acid có cấu trúc hai mạch song song và ngược chiều.

D. Nucleic acid gồm hai loại là deoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Nucleic acid có thể có mạch đơn (RNA) hoặc mạch kép (DNA).

Bài 38.2 trang 102 Sách bài tập KHTN 9: Khi nói về cấu trúc không gian của phân tử DNA, phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Trong mỗi mạch DNA, các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.

B. Giữa hai mạch DNA, các đơn phân liên kết hydrogen với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

C. DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm hai mạch song song, ngược chiều, xoắn quanh một trục từ phải sang trái.

D. Đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA gồm adenine (A), thymine (T), cytosine (C) và guanine (G).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

C. Sai. DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm hai mạch song song, ngược chiều, xoắn quanh một trục từ trái sang phải (xoắn phải).

Bài 38.3 trang 102 Sách bài tập KHTN 9: Các đơn phân cấu tạo nên phân tử RNA là

A. A, T, G, C.

B. A, T, G, U.

C. A, U, G, C.

D. A, T, U, G.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

RNA có cấu tạo đa phân, các đơn phân là 4 loại ribonucleotide: A, U, G và C.

Bài 38.4 trang 102 Sách bài tập KHTN 9: Lựa chọn những phát biểu đúng khi nói về RNA.

Lựa chọn những phát biểu đúng khi nói về RNA trang 102 Sách bài tập KHTN 9

Lời giải:

Các phát biểu đúng là: (1), (2), (3).

(4) Sai. Các đơn phân trong mRNA không bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung, tRNA và rRNA cũng chỉ có một số vùng có sự tự bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung.

Bài 38.5 trang 102 Sách bài tập KHTN 9: Phân tử DNA không có chức năng nào dưới đây?

A. Lưu giữ thông tin di truyền dưới dạng trình tự các nucleotide.

B. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

C. Truyền đạt thông tin di truyền từ trong nhân tế bào ra tế bào chất.

D. Bảo quản thông tin di truyền nhờ các liên kết cộng hóa trị và hydrogen.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

C. Sai. DNA có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền; truyền đạt thông tin di truyền từ trong nhân tế bào ra tế bào chất là chức năng của mRNA.

Bài 38.6 trang 102 Sách bài tập KHTN 9: Lựa chọn các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin khi nói về gene

Mỗi phân tử DNA có chứa ...(1)... gene. Mỗi gene quy định một sản phẩm là ...(2)... hoặc ...(3)... Những hiểu biết về gene là ...(4)... của những ứng dụng trong chọn giống, y học và kĩ thuật di truyền.

Lời giải:

(1) hàng nghìn; (2) phân tử RNA; (3) chuỗi polypeptide; (4) cơ sở.

Bài 38.7 trang 103 Sách bài tập KHTN 9: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng khi nói về tính đa dạng và đặc trưng của DNA?

(1) Trình tự sắp xếp các nucleotide trong phân tử DNA đặc trưng cho loài, thậm chí từng cá thể.

(2) Bốn loại nucleotide sắp xếp theo nhiều cách đã tạo nên tính đa dạng và đặc trưng cho phân tử DNA.

(3) Các phân tử DNA giống nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotide.

(4) DNA giữa các cá thể cùng loài giống nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotide, đặc trưng cho loài.

A. 1.

B. 2.

С. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

(1) Đúng. Trình tự sắp xếp các nucleotide trong phân tử DNA đặc trưng cho loài, thậm chí từng cá thể.

(2) Đúng. Bốn loại nucleotide sắp xếp theo nhiều cách đã tạo nên tính đa dạng và đặc trưng cho phân tử DNA.

(3) Sai. Các phân tử DNA khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotide.

(4) Sai. Trình tự sắp xếp các nucleotide trong phân tử DNA đặc trưng cho loài, thậm chí từng cá thể.

Bài 38.8 trang 103 Sách bài tập KHTN 9: Một gene có trình tự nucleotide trên một mạch như sau

3'…T-A-C-T-G-G-T-C-A-A-T-C...5'

a) Tổng số liên kết hydrogen trong gene trên là

A. 24.

B. 26.

C. 36.

D. 29.

b) Số liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotide trong gene trên là

A. 28.

B. 24.

C. 22.

D. 11.

Lời giải:

Đáp án đúng là: a) D, b) C.

a) Gene đã cho có 7 cặp nucleotide loại A -T, 5 cặp nucleotide loại G - C. Vậy số liên kết hydrogen của gene là 7 × 2 + 5 × 3 = 29.

b) Hai nucleotide liên tiếp trên một mạch của gene liên kết với nhau bằng một liên kết cộng hóa trị → 12 nucleotide trên một mạch liên kết với nhau bằng 11 liên kết cộng hóa trị. Vậy số liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotide trong gene trên là 22.

Bài 38.9 trang 103 Sách bài tập KHTN 9: Một đoạn của phân tử RNA có 15 đơn phân, số liên kết cộng hóa trị giữa các đơn phân là bao nhiêu?

A. 14.

B. 17.

C. 15.

D. 18.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Hai ribonucleotide liên tiếp trên mạch RNA liên kết với nhau bằng một liên kết cộng hóa trị → 15 ribonucleotide trên mạch RNA liên kết với nhau bằng 14 liên kết cộng hóa trị.

Bài 38.10 trang 103 Sách bài tập KHTN 9: Một người đàn ông bị thất lạc con cách đây đã lâu. Trong một dịp đi xa, người đàn ông này đã gặp một thanh niên cùng tầm tuổi và có một vết bớt giống như của người con đã thất lạc. Người đàn ông rất băn khoăn không biết người thanh niên đó có phải con trai thất lạc của mình không. Theo em, bằng cách nào có thể xác định chính xác người đàn ông và cậu thanh niên có quan hệ huyết thống hay không? Cơ sở của phương pháp đó là gì?

Lời giải:

- Để xác định giữa hai người có quan hệ huyết thống hay không có thể sử dụng phương pháp phân tích DNA (khi được sự đồng ý của cả hai người).

- Cơ sở của phương pháp phân tích DNA dựa trên tính đặc trưng của DNA.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 38: Nucleic acid và gene

Nội dung đang được cập nhật ...

1 235 01/11/2024